Dưới sự hỗ trợ kinh phí từ Bộ Khoa học và Công nghệ, nhóm nghiên cứu Học viện Quân y mới đây nghiên cứu thành công phương pháp điều trị ung thư buồng trứng bằng liệu pháp virus tiêu hủy u, dùng virus để gây tan tế bào khối u (oncolytic virus, OLV), trong đó có virus sởi giảm độc lực.
GS.TS Phạm Gia Khánh-Chủ nhiệm chương trình KC.10/16-20 đánh giá cao những kết quả đạt được của đề tài.
Trị liệu ung thư bằng virus
Ung thư buồng trứng (UTBT) là nguyên nhân đứng thứ 8 gây tử vong do ung thư cho phụ nữ, đứng thứ 7 trong các loại ung thư phổ biến của nữ giới trên toàn thế giới. Theo Globocan (dự án của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế), dự kiến năm 2030 số ca UTBT mới mắc tăng 55% (khoảng 371.000 ca) và số ca tử vong vì UTBT tăng 67% (254.000 ca). Có sự khác biệt về tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong do UTBT giữa các nước kém phát triển và các nước phát triển. Trong khi ở các nước phát triển tỉ lệ mắc UTBT và tỉ lệ tử vong do UTBT trên 100.000 dân là 9,2 và 5,0 thì ở các nước kém phát triển hai tỉ lệ này tương ứng là 5,0 và 3.1. Riêng ở Mỹ năm 2018, có khoảng 22.240 bệnh nhân mới được chẩn đoán UTBT và 14.070 ca UTBT tử vong.
Theo TS. Đặng Thành Chung – Học viện Quân y, tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ chiếm 44% với một số phương pháp trị liệu kinh điển là phẫu thuật và hóa trị liệu. Từ giai đoạn 3, ung thư buồng trứng đều di căn tới phúc mạc, mạc treo và bề mặt các tạng trong ổ bụng. Đây cũng là cơ sở để tiến hành một số phương pháp trị liệu cho loại ung thư này, như trị liệu bằng liệu pháp ly giải tế bào ung thư bằng virus qua đường phúc mạc.
Trên thế giới, phương pháp trị liệu ung thư bằng virus đã rất phổ biến. Cơ chế của trị liệu bằng virus ly giải tế bào ung thư (OLV) được hiểu là các OLV có khả năng xâm nhập và nhân lên đặc hiệu trong tế bào ung thư của khối u. Khi OLV giải phóng ra khỏi tế bào gây ly giải và phá hủy tế bào ung thư khối u. Các OLV được giải phóng tiếp tục lây nhiễm vào các thế bào ung thư khác, tạo ra làn sóng tấn công của OLV vào các tế bào khối u. Đồng thời quá trình này sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch chống ung thư.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ tái tổ hợp, các phòng thí nghiệm trên thế giới đã tạo ra các OLV tái tổ hợp dùng trong sản xuất vắc xin và nghiên cứu điều trị ung thư. Trải qua 2 thập kỷ, phần lớn các loại ung thư đã được thử nghiệm trị liệu bằng các OLV và đã có khoảng 20 OLV tiềm năng được dùng thử nghiệm điều trị ung thư. Trong đó, virus vắc xin sởi (MeV), là một OLV, bên cạnh tính an toàn rất cao đã được chứng minh qua hàng chục năm dùng làm vắc xin cho hàng triệu người. Theo các chuyên gia, hiện trên thế giới, các nhà khoa học đã dùng vắc xin sởi nghiên cứu điều trị hiệu quả ung thư trên người như UTBT, đa u tủy xương và ung thư não.
TS. Đặng Thành Chung – Học viện Quân y cho biết, Việt Nam đã làm chủ công nghệ tiên tiến sản xuất vắc xin sởi. Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC) đã sản xuất và cung cấp cho toàn quốc vắc xin sởi có chất lượng cao, dùng chủng ngừa an toàn trên người. Mặt khác, trong lĩnh vực ứng dụng vắc xin sởi điều trị ung thư, nhóm nghiên cứu của Học viện Quân y đã nghiên cứu tác dụng phối hợp vắc xin sởi và vắc xin quai bị để điều trị trên 10 dòng ung thư máu khác nhau ở người. Kết quả cho thấy phối hợp 2 vắc xin hoặc dùng đơn lẻ đều có tác dụng kháng ung thư máu rõ rệt. Đây là những cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu tiền lâm sàng điều trị ung thư trên người.
Trên cơ sở đó, Học viện Quân y đã được Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ triển khai đề tài “Nghiên cứu điều trị ung thư buồng trứng bằng liệu pháp vi rút tiêu hủy u (Oncolytic Virotherapy)”, thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (KC.10/16-20) do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Đề tài hướng đến mục tiêu xây dựng được qui trình tạo chế phẩm chứa virus sởi giảm độc lực sử dụng trong điều trị ung thư. Đồng thời đánh giá được tính an toàn và tác dụng kháng tế bào ung thư buồng trứng của chế phẩm trên thực nghiệm; Đánh giá kết quả liệu pháp vi rút tiêu hủy u trong điều trị ung thư buồng trứng.
Mang lại nhiều hy vọng cho người bệnh
Chuột thí nghiệm được nuôi trong lồng có lỗ cấp và thoát khí qua màng lọc HEPA, không khí được lọc và có áp lực dương tính
TS. Đặng Thành Chung – Chủ nhiệm đề tài cho biết, nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng gồm 50 chuột nhắt trắng BALB/c khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm; 16 con khỉ khỏe mạnh, thuộc giống khỉ vàng Macaca mulatta, có xét nghiệm âm tính với kháng thể IgG kháng virus sởi. Chuột nhắt BALB/c thiếu hụt miễn dịch, đủ tiêu chuẩn thí nghiệm. Mẫu bệnh phẩm gồm 50 bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện K và Bệnh viện Quân y 103 với chẩn đoán ung thư biểu mô typ thanh dịch, trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021.
Rất nhiều phương pháp nghiên cứu đã được nhóm nghiên cứu sử dụng như sản xuất các loại dung dịch, môi trường sử dụng cho sản xuất và kiểm định; sản xuất virus sởi giảm độc lực bán thành phẩm; tinh chế, cô đặc virus sởi giảm độc lực bán thành phẩm; các phương pháp kiểm định chất lượng; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng virus sởi thành phẩm dùng điều trị UTBT; phương pháp đánh giá tính an toàn của virus sởi trên chuột; phương pháp đánh giá tính an toàn của virus sởi trên khỉ; phương pháp nuôi cấy các dòng tế bào; kỹ thuật tạo khối ung thư trên chuột thiếu hụt miễn dịch; kỹ thuật nuôi cấy và tăng sinh tế bào UTBT phân lập từ mô UTBT của bệnh nhân; phương pháp đánh giá đáp ứng điều trị trên chuột mang khối UTBT; phương pháp Realtime RT-PCR; quy trình phân lập tế bào UTBT từ khối u thứ phát; quy trình cấy chuyển tế bào ung thư lên chuột thiếu hụt miễn dịch; quy trình nhuộm hóa mô miễn dịch;…
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được qui trình tạo chế phẩm chứa virus sởi giảm độc lực sử dụng trong điều trị ung thư, gồm các bước cơ bản: Sản xuất các loại dung dịch, môi trường sử dụng cho sản xuất và kiểm định; Sản xuất virus sởi giảm độc lực bán thành phẩm; Tinh chế, cô đặc virus sởi giảm độc lực bán thành phẩm; Pha virus sởi thành phẩm; Kiểm định chất lượng sản phẩm; Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng virus sởi thành phẩm dùng điều trị UTBT.
Đồng thời, đã đánh giá được tính an toàn và tác dụng kháng tế bào UTBT của chế phẩm trênthực nghiệm. ThS. Ngô Thu Hằng – Thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm đã đánh giá tính an toàn của virus vắc xin sởi giảm độc lực (MeV) trên chuột và khỉ. Kết quả nghiên cứu khẳng định virus vắc xin giảm độc lực tiêm với các liều 10^5, 10^6,10^7 TCID50 là an toàn trên chuột và khỉ. Về tác dụng kháng tế bào UTBT của chế phẩm MeV trên thực nghiệm, nghiên cứu đã cho thấy khả năng li giải tế bào ung thư biểu mô buồng trứng - OVCAR3 của virus văc xin sởi in vitro và tác dụng kháng ung thư buồng trứng trên chuột thiếu hụt miễn dịch (làm chậm quá trình phát triển khối u, tăng thời gian sống, tăng tỷ lệ sống tích lũy ở các nhóm điều trị). Sử dụng liệu pháp virus tiêu hủy u trên tế bào ung thư buồng trứng phân lập từ bệnh nhân cho thấy tác dụng làm tăng tỷ lệ tế bào chết theo chương trình và tăng biểu hiện một số gen liên quan đến quá trình tế bào chết theo chương trình và bệnh sinh ung thư như các gen Caspase 3, Caspase 9 và STAT3.
Nghiên cứu đã đánh giá được kết quả liệu pháp virus tiêu hủy u trong điều trị UTBT. Theo TS. Đặng Thành Chung, kết quả nghiên cứu đã khẳng định khả năng ức chế sự phát triển khối u khi sử dụng MeV trên mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối UTBT người. Trong thời gian 21 ngày theo dõi điều trị, thể tích trung bình khối u ở nhóm đối chứng tăng dần sau khi ghép tế bào ung thư vào chuột, trong khi ở các nhóm điều trị thể tích khối u giảm dần. Ở các thời điểm của nghiên cứu, thể tích khối u ở các chuột của nhóm đối chứng lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với thể tích khối u ở các nhóm điều trị đơn MeV (p < 0,05). Qua theo dõi, nhóm nhận thấy thời gian sống trung bình của chuột thí nghiệm ở các nhóm điều trị dài hơn so với nhóm chứng. MeV có khả năng hoạt hóa miễn dịch làm tăng sự huy động tế bào tua (DC), tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK), tế bào bạch cầu đơn nhân (M) trong lách và khối u chuột.
Kết quả của đề tài đã thiết lập được qui trình tạo chế phẩm chứa virus sởi giảm độc lực, đạt tiêu chuẩn cơ sở, an toàn trên động vật thực nghiệm và có tác dụng kháng tế bào UTBT ở người. Như vậy, đây là cơ sở khoa học cho áp dụng liệu pháp virus tiêu hủy u trên bệnh nhân điều trị UTBT, giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm chi phí, an toàn với sức khỏe người bệnh.
Theo các chuyên gia, đề tài có tính khoa học và thực tiễn rất cao, đã tạo ra sản phẩm điều trị bệnh ung thư với kỹ thuật mới, mở ra một hướng điều trị mới, có ý nghĩa thiết thực cho bệnh nhân, giảm chi phí nếu như đi nước ngoài điều trị, tiết kiệm cho xã hội, và đóng góp hiệu quả vào triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực Y học nói riêng và kinh tế quốc dân nói chung.
GS.TS Phạm Gia Khánh – Chủ nhiệm Chương trình KC.10/16-20 đánh giá cao những kết quả đạt được của đề tài. Đề tài đạt được cả về số lượng, khối lượng, chủng loại sản phẩm. Các sản phẩm đều đạt chỉ tiêu chất lượng theo đặt hàng của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đề tài đã chứng minh được tính an toàn và kết quả của liệu pháp virus sởi giảm độc lực tiêu hủy u dùng trong điều trị UTBT, mở ra phương pháp mới trong điều trị UTBT, là cơ sở để phát triển việc điều trị các loại ung thư khác tại Việt Nam.
Ngày 7/1, Sở Y tế TP HCM thông tin human metapneumovirus (vi rút HMPV) đang lây lan tại Trung Quốc không phải là vi rút mới, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em và đã được ghi nhận tại TP HCM.
Mới đây, người dùng mạng Hàn Quốc hết sức phẫn nộ với việc một vận động viên tennis người Ý gọi nữ ca sĩ Chungha của nước này là virus corona giữa thời điểm đất nước “củ sâm” đang nâng cảnh báo về Covid -19 lên mức cao nhất.
Ngày 17/4, Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo liên quan đến Chu Thanh Huyền, tới Chi cục Quản lý thị trường TP Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
Trong lúc anh Trần Xuân Thịnh đang trên đường đi đến nơi làm việc, khi đi đến khu vực Tổ 6, ấp Long Thạnh 2, xã Long Giang thì nhìn thấy 01 cái túi đeo màu đen của ai đánh rơi trên đường nên anh Thịnh nhặt lên và kiểm tra thì thấy bên trong có tiền.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.