Đó là một thái độ ứng xử nhất thiết phải có, đặt lên hàng đầu trong việc bảo tồn di tích văn hóa – lịch sử. Khu di tích Đền Hùng, nơi thờ Tổ của cả một dân tộc lại càng cần đến sự cẩn trọng, thành kính hơn rất nhiều.
Trong mỗi gia đình, nơi thờ cúng tổ tiên là không gian tâm linh thiêng liêng nhất, lau cái bàn thờ cũng phải có thái độ trang nghiêm, nhẹ nhàng, tránh xê dịch bát hương mà Đền Hùng chính là cái “bàn thờ” của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Vì thế, hầu như mọi sự trùng tu, bảo tồn hay làm mới, tại nơi khí thiêng hội tụ này đều được nhân dân cả nước quan tâm, trước hết là giới học giả, nghiên cứu lịch sử, văn hóa và khoa học tâm linh. Đã không ít ý kiến bày tỏ sự lo ngại về cách bảo tồn di tích hiện tại có thể làm mất đi giá trị lưu giữ của thời gian và nguy hiểm hơn động đến tín ngưỡng thờ cúng đã trở thành văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận.
Hãy xem từ việc nhỏ nhất như viết sai chữ Nho trên bức hoành phi tại gian đại bái ở Đền Trung “Triệu tổ Nam bang” mà không biết đến bao nhiêu báo chí vào cuộc cùng với sự phản ứng từ phía các nhà văn hóa, các chuyên gia Hán Nôm. Hoặc, như Cột Thề dựng tại Đền Thượng với những nghi vấn thật giả và đã được tiếp thu nay dựng lại cột đó bằng tất cả sự thận trọng cần thiết dù là “dựng lại” bởi nguyên bản đâu còn.
Thế nhưng, việc đưa một cột đá với những lỗ kèo trám xi măng dựng lên trước đó quả là một bài học đáng nhớ và không thể để điều này lặp lại. Ngay cả việc sắp xếp lại cũng phải hết sức cẩn trọng, một bậc thầy Hán Nôm thông tuệ ở Hà Nội cho biết việc đặt bức hoành phi “thanh long bạch hổ” tại Đền Thượng ở phía trong, bên trên cửa lách là không đúng, phải đặt ngoài, thấp hơn các vị được thờ để hỗ trợ các Ngài.
Một chi tiết nhỏ cũng khiến các bậc thức giả phải băn khoăn, lo lắng chứng tỏ người dân quan tâm đến việc thờ tiên tổ như thế nào cho đúng lễ nghi, phép tắc.
Nguy hiểm hơn là người ta đưa những “vật thể lạ” vào nơi thờ cúng thiêng liêng này. Ví dụ hòn đá với những hoa văn và ký tự kỳ quặc, bị coi là trấn yểm mà phải qua rất nhiều sự “đấu tranh” mới “trục xuất” được nó ra khỏi nơi đây.
Hoặc sự xâm thực tinh thần báo đáp tổ tiên bằng những phẩm vật dâng cúng có trọng lượng kỷ lục đã gây nên một sự phản cảm trong chính đồng bào của chúng ta. Đó là những cặp bánh chưng, bánh dày khổng lồ nhưng nhão nhoét, ôi thiu, khách hành hương chẳng thể nào “thụ lộc” nổi hay gây sự phản ứng của cộng đồng khi đem chai rượu khủng rước ở lễ hội. Đó là một sự nhạo báng ông cha chứ thành kính gì đâu.
Một chuyện khác khiến dân tình phải lo lắng cho nơi hồn thiêng sông núi tụ về là việc phá vỡ cảnh quan của địa thế long chầu, hổ phục, núi đột ngột nổi lên trên đỉnh tam giác đồng bằng Bắc bộ. Những quả đồi tượng trưng 99 con voi chầu về, đang bị “xẻ thịt” dần dần để mở đường, xây công trình và cả xúc đất đem bán.
Ngang ngược hơn có cả một khu “du lịch sinh thái” chiếm lĩnh một vùng nơi đất thiêng này thách thức chính quyền và dư luận, khiến người dân bức xúc. Bên cạnh và chung quanh núi Nghĩa Lĩnh, xuất hiện trang trại, nhà sàn và vô số quán ăn, nhà nghỉ. Một không gian tâm linh đã không được giữ cho huyền bí, thiêng liêng mà đã nhuốm màu ô trọc đời thường. Chưa kể đến hiện tượng xô bồ, hỗn loạn trong những ngày giỗ Tổ với hàng quán như hội chợ và hành hương như vỡ trận, sự thành kính chiêm bái còn đâu!
Những năm gần đây, Nhà nước chú trọng vào việc chỉnh trang, tu bổ khu di tích Đền Hùng xứng đáng với địa chỉ tâm linh của cả dân tộc. Nhưng thật đáng tiếc là cái đáng giữ và phải giữ đã không giữ được. Mới đây, báo cáo của Viện Khảo cổ cho biết có tới 90% di chỉ thời kỳ Hùng Vương đã bị phá hủy không còn một dấu tích.
Thật kinh ngạc và xót xa, ai cũng biết rằng di tích và di chỉ không thể nào “làm ra” được và đó chính là “chứng nhân lịch sử”, là minh chứng không lời đầy sức thuyết phục về một thời đại dựng nước hào hùng chứ không phải chỉ là huyền sử.
Núi Nghĩa Lĩnh với Đền thờ Hùng Vương đã trải qua gần 1000 năm và trường tồn trong tâm thức những người dân con Lạc, cháu Hồng.
Đó là “tài sản” thiêng liêng của cả dân tộc này, biểu trưng bất diệt tình đoàn kết và lòng thành kính, biết ơn cùng đạo lý “chim có tổ, người có tông”. Bảo tồn là giữ gìn nghiêm cẩn, nếu làm khác đi thì không khác gì một sự xúc phạm tổ tiên và với toàn thể đồng bào, con dân nước Việt.
Cơ quan chức năng sẽ tháo hàng rào bê tông cốt thép, các công trình xây dựng không liên quan đến di tích Thành Kèn để tạo lập quảng trường, công viên cây xanh, bãi xe.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.