Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Nghi án tình báo Liên Xô thủ tiêu nhà ngoại giao Thụy Điển

Pháp luật 4 phương
25/08/2016 15:09
Thúy Ngọc – Thúy Hạnh (TH)
aa
Vụ mất tích của Raoul Wallenberg - nhà ngoại giao Thụy Điển, người đã cứu sống hàng chục nghìn người Do Thái Hungary khỏi sự truy sát của Đức quốc xã - là một trong những sự kiện bí ẩn nhất trong Thế chiến II.


Thế nhưng, cuốn hồi ký vừa xuất bản của Ivan Serov – Giám đốc đầu tiên của Cơ quan An ninh Nga (KGB – nay đổi thành FSB) đã phần nào hé lộ số phận của nhà ngoại giao này.

Ivan Serov là Giám đốc của KGB từ năm 1954 đến năm 1958, sau đó ông rời KGB để trở thành một nhân viên tình báo quân đội. Tuy nhiên, ông không còn được tín nhiệm sau khi một nhân viên cấp dưới bị cáo buộc làm gián điệp cho phương Tây. Serov mất năm 1990 ở tuổi 84.

Cách đây 4 năm, cháu gái duy nhất của Serov là Vera Serova cải tạo lại căn nhà ở tây bắc Thủ đô Moscow mà bà được thừa kế từ ông của mình. Các công nhân đã tìm thấy cuốn nhật ký của Serov giấu trong một chiếc hộp nhỏ giữa một bức tường.

Bà Vera Serova đã chuyển cuốn nhật ký này cho một nhà in, và mới đây đã được xuất bản thành một cuốn sách dày 632 trang. 6 trang trong cuốn sách này đề cập đến vụ việc của Raoul Wallenberg, với những chi tiết có thể hé lộ điều gì đã thực sự xảy ra với ông.

Vụ mất tích bí ẩn

Raoul Wallenberg sinh năm 1912 trong một gia đình giàu có và có tầm ảnh hưởng ở Thụy Điển. Ông lẽ ra có thể sống yên bình ở quê nhà, bởi Thụy Điển là quốc gia luôn giữ quan điểm trung lập trong Thế chiến II.

Nhưng thay vào đó, với vai trò Thư ký thứ nhất của Tòa Công sứ Thụy Điển tại Budapest, Hungary hồi mùa hè năm 1944, Wallenberg đã có những hành động khiến ông trở thành một biểu tượng của phong trào nhân quyền thế giới.

Không màng đến sự an toàn của bản thân, ông làm việc không mệt mỏi để cứu hàng chục nghìn người Do Thái khỏi sự tàn sát của Đức Quốc xã.

Tính đến mùa hè năm 1944, hơn 400.000 nghìn người Do Thái Hungary đã bị dồn lên tàu hỏa và chở tới các trại tập trung ở Áo – những chuyến tàu được hiểu là “đi đến chỗ chết”.

Wallenberg cùng một đồng nghiệp khác là Per Anger ở Tòa Đại sứ Thụy Điển đã nghĩ ra cách để cứu những người Do Thái còn lại. Họ cấp các “hộ chiếu bảo hộ” cho những người này, giấu họ trong 32 tòa nhà được thuê dưới vỏ bọc trụ sở của các tổ chức ngoại giao cũng như nơi ở của các cán bộ ngoại giao Thụy Điển.

Tất nhiên, Wallenberg không đơn độc. Nhiều người khác cũng đã mạo hiểm sự nghiệp, mạng sống của mình, bỏ qua các quy tắc ngoại giao và pháp luật chính thức để cứu giúp người Do Thái. Nhiều người đã bị chỉ trích, trừng phạt thậm chí là giết chết vì hành động của mình.

Sáng kiến cũng như sự quyết tâm của Raoul Wallenberg đã giúp khoảng 100.000 người Do Thái Hungary thoát chết. Thế nhưng, đến tháng 1/1945, ông biến mất trên một con phố do Liên Xô chiếm đóng ở Budapest. Và từ đó, người ta không bao giờ còn nhìn thấy ông nữa.

Bà Vera Serova, cháu gái Ivan Serov, người tìm thấy cuốn nhật ký.
Bà Vera Serova, cháu gái Ivan Serov, người tìm thấy cuốn nhật ký.

“Tiền hậu bất nhất”

Mọi sự nghi ngờ sau vụ mất tích của Wallenberg trên đường phố Budapest lập tức đổ dồn vào Liên Xô. Đối với Liên Xô, các mối quan hệ của Wallenberg với giới chức cao cấp của Đức quốc xã và Mỹ “có mùi” gián điệp, và câu chuyện giải cứu người Do Thái của chỉ là vỏ bọc.

Sau này, có một số chỉ dấu cho thấy sự nghi ngờ của Liên Xô không phải là không có lý. Ví dụ một số tài liệu được giải mật của CIA ghi chú nhà ngoại giao Thụy Điển có thể đã thu thập thông tin tình báo cho Cục Công tác Chiến thuật (OSS) – tiền thân của CIA.

Hay có một số thông tin hành động cứu giúp người Do Thái của Wallenberg có sự bảo trợ tài chính của Mỹ. Việc Mỹ truy tặng quy chế công dân danh dự cho ông vào năm 1981 cũng là một dấu hỏi.

Mối nghi ngờ nhằm vào Liên Xô sau khi Wallenberg càng tỏ ra có lý khi những tuyên bố của Liên Xô, sau này là Nga trong nhiều thập kỷ sau đó không hề nhất quán. Với thế lực và tiềm lực tài chính của một tập đoàn công nghiệp lớn tại Thụy Điển, gia đình Wallenberg ngay lập tức truy tìm sự thật đằng sau vụ mất tích của ông.

Trước những đồn đoán ngày càng lan rộng, đầu tiên, Liên Xô tuyên bố rằng tình báo nước này chẳng hề dính dáng gì trong vụ việc của Wallenberg. Rồi sau đó, Alenxandra Kollontai, Đại sứ Liên Xô tại Thụy Điển lại nói với mẹ của Wallenberg rằng ông đang bị giam giữ ở Moscow. Nhưng Alenxandra Kollontai lại tuyên bố rút lại lời nói của mình sau khi Điện Kremlin tuyên bố “không biết gì về trường hợp này”.

Trong những năm 1950, khi Nga bắt đầu trả tự do cho các tù nhân chiến tranh, một số người trong số họ cho biết đã gặp một “nhân vật quan trọng” bị giam giữ cùng. Một số người nói rằng hành tung của nhân vật đó rất bí hiểm, trong khi một số người lại nói biết tên anh ta.

Phía Thụy Điển bắt đầu chất vấn phía Liên Xô để tìm kiếm mối dây liên hệ giữa lời kể của các tù nhân. Đến năm 1957, Kremlin ra một bản tuyên bố cho biết họ tìm thấy một báo cáo y tế, theo đó Wallenberg đã chết trong tù do một cơn đau tim vào tháng 7/1947. Khi đó ông 34 tuổi.

Đến năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, Điện Kremlin khi đó đồng ý cùng phối hợp với Thụy Điển tiến hành các nghiên cứu, phỏng vấn các nhân viên an ninh quốc gia đã nghỉ hưu.

Tuy nhiên, bản báo cáo cuối cùng vào năm 2000 đã không đưa ra một kết luận xác đáng nào về số phận của Wallenberg, đồng thời nhận định các tài liệu liên quan đến Wallenberg có thể đã bị tiêu hủy hoặc sửa chữa nhằm xóa bỏ mọi dấu vết về số phận của ông.

Iran Serov – Giám đốc đầu tiên của KGB. 
Iran Serov – Giám đốc đầu tiên của KGB.

Những dấu vết mới

Giờ đây, cuốn nhật ký của cựu Giám đốc KGB Ivan Serov đã đưa ra một giả thuyết khác về số phận của Wallenberg: ông đã bị hành quyết theo lệnh. “Tôi không nghi ngờ rằng Wallenberg đã bị hành hình vào năm 1947” – Ivan Serov viết.

Ivan Serov cho biết ông đã nhận lệnh của Nikita Khrushchev, người kế nhiệm Stalin nhằm tìm hiểu điều gì đã xảy ra với Wallenberg trong một nỗ lực cải thiện quan hệ với Thụy Điển trong những năm 1950.

Điện Kremlin khi đó hy vọng một sự giải thích thỏa đáng sẽ giúp Liên Xô có mối quan hệ tốt hơn với quốc gia này. Tuy nhiên, Serov đã không thể tìm ra bằng chứng xác thực nào.

Mặc dù nhật ký của Serov không ghi chép được nhiều, nhưng nó có một số chi tiết đáng giá dẫn chiếu đến những tài liệu chưa được biết tới về số phận của Wallenberg.

Trong đó, có một bản báo cáo về việc hỏa táng Wallenberg và một bức thư của Viktor Abakumov – người đã bị xử tử vào năm 1954 trong đợt thanh trừng cuối cùng của Stalin. Viktor Abakumov là người đứng đầu cơ quan an ninh quốc gia Nga trước khi KGB chính thức thành lập và Ivan Serov trở thành Giám đốc đầu tiên.

Abakumov đã tiết lộ trong quá trình bị thẩm vấn rằng lệnh “thanh lý” Wallenberg là do Stalin và Ngoại trưởng Vyacheslav Molotov đưa ra.

Theo ông Nikita Petrov, một nhà sử học Nga, chuyên nghiên cứu về giai đoạn Stalin cầm quyền cho rằng từ “giết” chưa bao giờ xuất hiện trong bất cứ tài liệu chính thức nào của phía Liên Xô.

Thông tin về lá thư của Viktor Abakumov cũng trùng với ý kiến của những nhà nghiên cứu, nhà sử học từng tìm hiểu về vụ việc của Wallenberg.

Theo đó, tài liệu quan trọng nhất nhưng chưa bao giờ được công bố là lá thư Abakomov gửi Ngoại trưởng Liên Xô vào ngày 17/7/1947, trong đó các nhà nghiên cứu tin rằng có thông tin chi tiết về cái chết của Wallenberg.

Các nhà nghiên cứu từng tìm thấy một dòng chữ nhỏ ở góc phía dưới của một lá thư khác, trong đó nói rằng “Ab” – chính là Abakumov đã viết một bức thư cho Molotov, gồm cả số tham chiếu của lá thư này.

Lá thư số 3044/a cũng được lưu trong danh mục thư tín đã gửi đi của KGB, cho thấy nó được gửi vào ngày 17/7. Mục ghi chú trong danh mục này có đề rằng lá thư đã được gửi đến địa chỉ cần nhận. Thế nhưng không ai có thể tìm thấy bức thư này. Trong báo cáo năm 2000, Nga lý giải về chi tiết này, đó là bức thư là thư cá nhân và “có một số chi tiết tương đối nhạy cảm”.

Nhật ký của Serov thiếu những tài liệu chính thức có sức nặng, dù vậy nó vẫn có những chi tiết mở ra hướng tìm kiếm mới cho những ai muốn tìm hiểu về vụ mất tích của Wallenberg. Cháu gái Raoul Wallenberg là Marie Dupuy cho biết bà đã gửi thư cho Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) để hỏi về các tài liệu mà Serov đã đề cập.

Dù bà Dupuy cho rằng rằng hãy còn quá sớm để đưa ra kết luận chính xác nếu chỉ dựa vào cuốn nhật ký, nhưng những thông tin từ cuốn nhật ký của Serov sẽ giúp gia đình bà tiếp tục chiến dịch mà họ đã theo đuổi suốt hơn 70 năm qua để tìm ra: Điều gì đã thực sự xảy ra với Raoul Wallenberg?

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cục An ninh chính trị nội bộ có Tân Phó Cục trưởng

Cục An ninh chính trị nội bộ có Tân Phó Cục trưởng

Đại tá Hòa Quang Tưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng, được Bộ trưởng Bộ Công an điều động giữ chức Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ.
"Cắt" khẩn cấp, tạm dừng hoạt động cầu phao Phong Châu

"Cắt" khẩn cấp, tạm dừng hoạt động cầu phao Phong Châu

Do nước sông Hồng tại khu vực cầu Phong Châu (Phú Thọ) lên cao, lưu tốc nước lớn, lực lượng chức năng đã tiến hành "cắt" khẩn cấp cầu phao Phong Châu nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.