Lễ hội Đình Đầm Hà được diễn ra từ ngày 15-17 tháng Giêng âm lịch với các nghi lễ truyền thống như lễ cáo yết, lễ rước thần, lễ tế Thành Hoàng, cầu mong mưa thuận gió hòa, Quốc thái, dân an.
Lễ hội Đình Đầm Hà mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, nhưng vẫn có những nét riêng độc đáo, đó là sự kết hợp các điệu múa trong lúc tế, chạy cờ xung quang đình và miếu, hát ca trù, hát xướng ả đảo mừng Thành hoàng về dự hội.
Lễ hội Đình Đầm Hà mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân đồng bằng Bắc Bộ.
Lễ hội được tổ chức nhằm khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử; đồng thời nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tinh thần, tín ngưỡng, tâm linh của bà con nơi đây và du khách thập phương.
Theo các tư liệu lịch sử, Đình Đầm Hà khởi đầu được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 ở khu vực chợ Đầm Hà cũ, cách vị trí đình hiện nay hơn 1km về hướng Đông; đến giữa thế kỷ 19, Đình bị giặc đốt phá cùng với chùa Đầm Hà và đến cuối thế kỷ 19, dân làng xây dựng lại ngôi Đình ở vị trí hiện nay.
Đình Đầm Hà –Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Đình Đầm Hà thờ Không Lộ chi thần; Giác Hải chi thần; Quý Minh chi thần; Thái Lệ linh ứng chi thần; Đại Càn Quốc gia Nam Hải Tứ vị thượng đẳng thần. Ngoài các vị thần trên, dân làng Đầm Hà còn phối thờ Lý Thường Kiệt, 12 vị tiên nhân của dòng họ Hoàng, dòng họ Phan sinh sống lâu năm ở vùng đất Đầm Hà và 15 vị Hậu thần đã đóng góp điền sản xây dựng đình Đầm Hà.
Năm 1957, do nhiều nguyên nhân, Lễ hội Đình Đầm Hà không được tổ chức. Năm 1963, đình Đầm Hà cũng như nhiều ngôi đình khác trong huyện bị dỡ bỏ. Những hình ảnh về Đình và Lễ hội đình Đầm Hà, đặc biệt các điệu múa cổ, các bài hát cửa đình, xướng đào... chỉ còn lưu lại trong trí nhớ của lớp người cao tuổi.
Năm 2009, Lễ hội truyền thống đình Đầm Hà được chính quyền huyện phục dựng lại sau 52 năm bị gián đoạn. Năm 2011, Cụm di tích Đình-Miếu, Chùa Đầm Hà được xếp hạng Di tích Lịch sử cấp tỉnh.
Cùng năm 2011, Đình Đầm Hà được tôn tạo, xây dựng lại với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách của huyện Đầm Hà và nguồn kinh phí xã hội hóa. Đình Đầm Hà được đầu tư xây dựng lại theo kiến trúc truyền thống, bao gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, kiến trúc cổ mặt chữ Đinh, bốn mái.
Lễ hội Đình Đầm Hà xưa được tổ chức trong 6 ngày 5 đêm, từ 15 đến 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ngoài các nghi thức rước, tế Thành hoàng như bao lễ hội khác, lễ hội Đình Đầm Hà có nhiều nét độc đáo riêng biệt, đó là: Lễ rước 17 mâm cỗ chay trước khi rước Thành hoàng; lễ dừng kiệu xin rút ngắn ngày tổ chức lễ hội trong lúc đi rước Thành hoàng, nếu năm đó không tổ chức đủ 6 ngày như thường lệ; nghi thức chạy cờ xung quanh đình, miếu trong lúc rước; lễ dừng kiệu hát mừng trong lúc rước Thành hoàng về Đình; sự kết hợp các điệu múa trong lúc tế…
Nghi lễ rước Thần tại Miếu Rừng Nghè trong lễ hội đình Đầm Hà.
Người dân Đầm Hà làm ăn sinh sống ở xa hay ở tại Đầm Hà nếu được thăng quan tiến chức hay học hành đỗ đạt, cho dù rất bận cũng về dự lễ cáo trạng trong ngày hội Đình. Đây là hình thức khuyến học, khuyến tài được dân làng Đầm Hà quy định trong lệ làng từ rất sớm. Nay vẫn được người dân Đầm Hà tiếp tục gìn giữ, phát huy.
Ngồi Đình vừa là nghi thức bắt buộc của các chức sắc quan viên xưa, vừa là hoạt động ẩm thực trong lễ hội truyền thống Đình Đầm Hà diễn ra trong các buổi tối từ 16 đến 19 tháng Giêng; hát cửa đình, múa dâng hương, múa đội đèn, xướng đào mừng Thành hoàng về dự hội đình diễn ra trong suốt thời gian lễ hội. Trong tối 19, chỉ dành riêng cho hát, múa cửa đình, được dân làng thể hiện thâu đêm đến sáng và kết thúc bằng điệu múa bông – múa tống Thần vào sáng ngày cuối cùng của lễ hội, trước khi rước Thành hoàng trở về miếu...
Lễ Cáo trạng tại Đình Đầm Hà.
Đến với lễ hội Đình Đầm Hà năm nay, dân làng Đầm Hà không những thể hiện các nghi lễ với thần linh mà còn được nghe hát, xem múa, được vui chơi cộng hưởng các trò chơi dân gian truyền thống do chính mình tạo dựng. Đó là những vần điệu ví von, dí dỏm trong trò chơi bài điếm; sự náo nhiệt trong trò chơi đấu vật, kéo co; sự dẻo dai, bền sức trong trò chơi đẩy gậy; sự tinh tế, trầm tĩnh trong trò chơi cờ người. Trong đó hát nhà tơ - hát, múa cửa đình là một nội dung đặc biệt, là phần “Hồn” không thể thiếu trong các lễ hội đình làng đã được gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ con cháu Đầm Hà bởi cụ Đặng Thị Tự, nghệ nhân nhân dân 103 tuổi ở thôn Trại Giữa, xã Đầm Hà.
Đình Đầm Hà và các ngôi miếu thờ Thành Hoàng làng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh không chỉ của nhân dân xã Đầm Hà và thị trấn Đầm Hà mà của cả huyện Đầm Hà. Là trung tâm sinh hoạt văn hoá tâm linh, là nơi lưu giữ và trao truyền các giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng làng xã.
Thông qua việc thờ cúng các vị Thần – Thành Hoàng và thực hiện các lễ nghi tín ngưỡng, nhân dân Đầm Hà hiểu rõ về nhân vật đang thờ, giáo dục truyền trống dựng nước và giữ nước của dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn, nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin thiêng liêng vào các vị thần, tăng cường ý thức cộng đồng, tạo thêm sức mạnh để chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù, xây dựng và bảo vệ quê hương, làng xã ngày càng phát triển.
Với chủ đề “Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu và bản sắc văn hóa Tuyên Quang”, Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La 2025 là sự kiện văn hóa - tâm linh lớn của tỉnh, giúp công chúng khám phá chiều sâu đạo Mẫu, đặc biệt là tục thờ Mẫu Thoải tại vùng đất thành Tuyên linh thiêng. Nhân dịp này, tại Di tích lịch sử đền Minh Lương, Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh đã trao tặng 300 phần quà tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Thông tin từ Cục Quản lý Dược, đơn vị vừa ban hành Quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm Kem giảm thâm nách và khử mùi Cléo của Công ty TNHH vẻ đẹp Francia do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Theo thông tin Cục Quản lý Dược, đơn vị vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm gel mụn Profiderm Azelaic Gel do Công ty Lidera Trading Ltd OOD nước Bungari sản xuất.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi 32 lô mỹ phẩm của Công ty TNHH thương mại dịch vụ thẩm mỹ Yody Phương Anh (Công ty Yody Phương Anh) do chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, chiều ngày 17/03, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Lâm Văn Kim (SN 2003, ngụ xã Thuận Yên, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) tổng cộng 14 năm tù với 02 tội danh “Giết người” và “Hủy hoại t
Mới đây, cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Du lịch Thế giới 2025 đã chính thức khởi động, thu hút sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng fan sắc đẹp. Đứng sau cuộc thi này là những nhân vật quan trọng, những người đã đặt nền móng chất lượng và tâm huyết để mang lại
Vận hành hơn 600 nút đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn thành phố, Đội Chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội có nhiệm vụ điều hành hệ thống đèn tín hiệu, điều tiết phương tiện tại các nút giao.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.