Có một vùng đất nằm ven trời Tây Bắc vào những dịp giáp Tết này lại rầm rập những bước chân của cánh săn “ngưu chiến” (trâu chọi) tìm đến lùng mua về cho các sới chọi dưới xuôi.
Trước đây, để có một con trâu chọi tốt nhất, các lão niên của nghề săn trâu chọi đã khăn gói quả mướp tới nhiều nơi, trong đó điểm chú ý nhất là các vùng núi phía Đông – Tây Bắc. Săn được một con trâu quý, đủ tiêu chuẩn, chưa qua “hồ”, gặp khách “kết” người ta dễ dàng bán được tới 50 - 60 triệu đồng và có thể hơn nữa so với giá chỉ khoảng 7 - 10 triệu đồng mua ở gốc. Săn trâu chọi từ lâu đã là nghề kinh doanh của nhiều người. Các năm trước, các thợ trâu truyền thống thường tìm đến ba nơi là Quỳ Hợp (Nghệ An), Yên Bái và Hủa Phăn của nước bạn Lào.
Thế nhưng trong những năm gần đây, cánh săn trâu chọi lại “đổ quân” đến một nơi hết sức xa lạ đó là huyện Sốp Cộp của tỉnh Sơn La. Các xã có tên như Mường Lèo, Mường Lạn, Sam Quảng… vào mùa này lại rậm rịch những bước chân săn lùng trâu chọi của người các miền tìm lên, nhất là “thợ” ở Hải Lựu (Vĩnh Phúc) và Đồ Sơn (Hải Phòng). Bất kỳ một nhà dân nào đó có trâu là có người tìm đến. Nâng lên đặt xuống rồi định giá mua. Nhiều nhà có trâu đẹp thì cả ngày có khách, nhiều lúc “khách săn” đổ đến cả chục người, lật móng, lật tai, xem khoang, xem khoáy…
Theo giới thợ gạo cội của làng chọi trâu cổ Hải Lựu, xưa lắm người Hải Lựu đã biết tìm đến nhiều vùng để săn trâu chọi cho lễ hội của mình. Và cũng từ lâu trâu Sốp Cộp đã thể hiện những “công năng” và “tài ứng phó” trong khi lâm trận cùng những ngón đòn khá hiểm với bạn đấu. Ông Phạm Văn Thức, phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn, người từng có trâu đoạt giải vô địch qua 15 “kháp” đấu để rinh thưởng thì con trâu của ông cũng có nguồn gốc từ Sốp Cộp. Còn ông Đinh Đình Long có con trâu chọi số 09 phường Ngọc Xuyên, thị xã Đồ Sơn được giải 2 cho biết lâu nay giới trâu chọi Đồ Sơn đã biết trâu Sốp Cộp và cũng hay lên đây kiếm tìm.
Trong giới săn trâu chọi, ông Trần Văn Tài ở Hải Lựu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đang được cho là người nổi trội nhất trong việc săn tìm trâu chọi ở Sốp Cộp. Ông bắt đầu nổi danh từ lần lên Sốp Cộp thăm đứa em trai đang làm bộ đội biên phòng. Lúc đó huyện còn chưa tách khỏi Sông Mã, đường ô tô cũng chưa đi được. Vốn là một lái trâu lại là người mê trâu chọi nên khi nhìn thấy “tướng” và “dáng” trâu của Sốp Cộp ông đã mê ngay. Kết quả, tiền không đủ, ông nhờ đứa em “huy động” tài chính của rất nhiều lính biên phòng để mua được 2 con trâu ở Sam Quảng. Theo tướng nhìn trâu ông chắc chắn hai con ấy “sẽ làm nên chuyện”.
Không có tiền thuê xe nên ông dắt bộ hai con trâu ấy về nhà. Một mình với hai con trâu, ngày nghỉ đêm đi, ông đưa hai con trâu theo đường tắt qua Mai Sơn, Cò Nòi, Đèo Chẹn, Song Pẹ rồi Phù Yên, Thanh Sơn mất 1 tuần trời với chặng đường trên 300km. Đem trâu về đến nhà, tiếng đã lan khắp nơi, nhất là với giới săn trâu chọi. Ông bán ngay một con với giá 60 triệu. Con còn lại, ông “hồ” (luyện) và đem đi chọi hai mùa giải ở Hội chọi trâu Hải Lựu đều đem lại vinh quang cả.
Sau do vợ ngã bệnh, nhà hết tiền ông đã phải dứt ruột bán con trâu đó cho một tay chọi dưới Đồ Sơn để lấy tiền thuốc thang cho vợ. Nghe đâu con trâu ấy về phố biển Đồ Sơn cũng giành một mùa giải. Từ hai con trâu trên, “lai lịch” của một giống trâu lạ trong giới nhanh chóng được tìm hiểu, loan truyền rộng khắp. Và chẳng bao lâu mảnh đất Sốp Cộp chật cứng những người lên đây săn trâu chọi.
Theo ông Cầm Văn Quang, một cán bộ nông nghiệp huyện Sốp Cộp: Trong các cuộc giao lưu hội thảo, thăm thú nhiều vùng miền có trâu và giống trâu quý trên toàn quốc ông thấy trâu Sốp Cộp có những ưu điểm rất quý. Ngoài to con, khỏe và dai sức thì trâu Sốp Cộp có một đặc điểm là rất “hứng chiến”, phù hợp với việc dùng để chọi.
Trâu Sốp Cộp lỳ và rất thiện chiến khi lâm trận. Ông từng chứng kiến nhiều trâu đực ở đây “gây sự” với nhau có “can” cũng không được. Nhiều con húc nhau bất phân thắng bại đến cả ngày. Để cứu trâu người dân ở đây phải dùng giẻ tẩm dầu quấn vào đầu cây tre rồi đốt chúng mới chịu rời nhau. Nhiều con trâu đánh nhau nhưng còn nhớ thù kinh khủng. Hễ gặp nhau chỗ nào là lại giương sừng đánh nhau. Có con đang kéo xe đến cả tấn hàng nhưng gặp địch thủ vẫn không nề hà lao vào húc nhau.
Với độ dài và rộng đến khó ngờ, sừng trâu Sốp cộp còn là bảo vật của nhiều gia đình người dân tộc thiểu số nơi đây
Về giống trâu đang được coi là đặc biệt này, ông Giàng Chứ Măng ở Mường Lèo cho biết, ông vốn là người Mông, do tập quán du canh du cư lên ông đưa gia đình đi kiếm sống ở nhiều nơi. Từ Mù Cang Chải (Yên Bái), Tân Kỳ (Nghệ An) rồi cả Pơ Xi Luông, Nong Phăn, Hủa Phăn của Lào nữa. Thế nhưng chưa ở đâu ông thấy có giống trâu dễ nuôi, to con và đánh nhau ác như ở Mường Lèo và Mường Lạn này. Ngay cả Hủa Phăn bên Lào là nơi các tay săn trâu để chọi ở Hải Phòng hay tìm đến giống trâu cũng kém hẳn trâu Sốp Cộp. Nhà ông Giàng Chứ Măng lúc nào cũng duy trì đàn trâu lên đến 60 con. Mỗi năm ngoài bán thịt ông cũng bán được 2 đến 3 con trâu cho người ta mua về chọi. Riêng năm ngoái, ông bán được một con cho một người săn trâu chọi với giá 30 triệu đồng.
Sở dĩ Sốp Cộp có giống trâu tốt, nhất là trâu chọi vì trâu ở đây còn giữ được nguồn gen, chưa bị pha tạp. Riêng xã Mường Lèo, “cái nôi” để sản sinh ra trâu chọi có 500 hộ gia đình nhưng có 3.000 trâu được chăn thả. Nhiều hộ dân ở xã, trong những năm gần đây đã giàu lên vì việc bán trâu cho dân chọi miền xuôi.
Mùa săn trâu chọi ở Sốp Cộp đang vào kỳ cao điểm. Các gia đình ở đây đang tổ chức cúng cơm để cho “mùa gọi trâu” về nhà của mình. Đây là một lễ hội rất đặc biệt ở nhiều thôn bản của Sốp Cộp. Trâu bò ở đây sau khi hết mùa lại được thả tự do vào rừng. Lúc nào cần sức cày, cần bán thì người dân lại vào rừng “gọi trâu” về mà không sợ bị mất hay bị nhà khác giết thịt.
Hiện tại huyện Sốp Cộp đang đứng đầu tỉnh Sơn La về số lượng trâu. Huyện bé mà tổng đàn trâu đã lên đến trên 130.000 con. Nhờ số lượng trâu chăn nuôi và bán đổi cho thương gia vùng dưới nên dù là huyện xa xôi và khó khăn nhưng số hộ nghèo của huyện chỉ còn 20%.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.