Đối với vấn về “khai tử” môn lịch sử, nhiều giáo viên trường Trung học Tam Điệp ( Thanh Trì, Hà Nội ) nói chung, cũng như giáo viên các trường khác nhau đều không đồng tình quan điểm bỏ môn lịch sử trong chương trình dạy. Nếu có chăng cũng chỉ là thay đổi phương pháp dạy môn lịch sử, hoặc đưa ra những giải pháp nhằm giảm tải lượng kiến thức chứ không thể triệt tiêu môn học này.
Không nên nhồi nhét kiến thức.
Cô Lê Thị Tuyết Mai tổ trưởng bộ môn lịch sử trường Trung học Tam Điệp cho rằng: “ Riêng đối với môn lịch sử là tuyệt đối thể bỏ, nhưng nên giảm thiểu một chút ở chương trình lớp 9 vì nó hơi dài, cũng là chương trình đó nhưng lớp 12 thì ngắn rất dễ tiếp thu”.
Như chương trình lớp 9 hiện nay bài giảng dài không thể tiếp thu hết kiến thức cần rút gọn và tập trung hơn nữa vào những kiến thức cơ bản”.
|
Cô Lê Thị Tuyết Mai đang truyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh ( Lớp 8A1 trường THCS Tam Điệp) |
Có ý kiến cho rằng: “ Khai trừ môn lịch sử, nhưng thay vào đó là môn Công dân và Tổ quốc”. Theo cô Mai, công dân là công dân, lịch sử là lịch sử, không thể thay như vậy được. Công dân nghiêng về Đạo đức hơn, phải có lịch sử, dân ta phải biết sử ta.
Trên thực tế hiện nay lịch sử là một môn học hay nhưng lượng kiến thức hơi nhiều và cách truyền đạt chưa thiết thực. Hầu hết các cô, thầy dạy môn sử đều phàn nàn chỉ truyền đạt kiến thức lý thuyết, thiếu nguồn tài liệu như bản đồ cũng như hình ảnh trực quan.
Những sự kiện, mốc lịch sử nào cũng nhồi nhét vào trong khi thời gian truyền đạt một tuần chỉ 1 tiết (45 phút). Kiến thức nhiều hình ảnh ít khiến học sinh không thể nhớ hết, đồng thời nhàm chán và không muốn học, và thầy cô cũng không hứng thú dạy khi học sinh không có hứng học.
Chị Đặng Thị Thúy Hà một cán bộ trong trường Tam Điệp chia sẻ: “ Lịch sử là một môn rất hay và ý nghĩa, không thể một vài ý kiến mà bỏ môn lịch sử hay thay đổi môn lịch sử bằng một môn khác”.
Theo Chị: “Nếu như một người đến nguồn gốc của mình cũng không biết, không biết đến những anh hùng liệt sỹ, không biết lý do vì sao họ hi sinh, và không biết vì sao có tượng đài lịch sử ở đây. Như vậy nếu bỏ bộ môn lịch sử thì con em chúng ta làm sao biết được những sự kiện ấy. Gốc gác chúng ta sinh ra”.
Theo PGS-TS Nguyễn Cảnh Huệ, nếu lịch sử trở thành môn học bắt buộc thì cần phải có sự thay đổi một cách đồng bộ. Trong đó, cần thay đổi về quan niệm không đúng lâu nay là coi lịch sử như môn phụ, đồng thời thay đổi cả cách thi, kiểm tra cũng như chương trình, giáo viên.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, môn lịch sử chắc chắn vẫn là môn học bắt buộc từ cấp tiểu học đến THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới, cho dù được tích hợp.
Trong chương trình THPT cũng sẽ có hai hướng, học sinh có ý định học các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ, kỹ thuật sau THPT sẽ bắt buộc phải học lịch sử trong môn Khoa học xã hội. Còn lại học sinh theo định hướng nghề nghiệp theo mảng xã hội sẽ có chương trình lịch sử riêng chuyên sâu hơn.