Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tăng cao trở lại, chính quyền ở các nơi trên châu lục lại buộc phải áp dụng trở lại nhiều biện pháp ứng phó đã từng được áp dụng trong những lần ứng phó làn sóng dịch bệnh trước đấy.
Một cuộc biểu tình tại Đức ngày 1/8 để phản đối các lệnh hạn chế xã hội khi cho rằng đây là các biện pháp hạn chế tự do.
Trong những ngày này, nhiều nước châu Âu lại bị đắm chìm trong làn sóng dịch bệnh mới, kể cả quốc gia lớn lẫn đất nước nhỏ đều trong tình trạng số lượng ca bệnh mới rất cao và tăng nhanh, số người tử vong vì dịch bệnh cũng vậy và nguy cơ bệnh viện bị quá tải trở nên càng ngày càng thêm thực tế. Chính quyền ở các nơi trên châu lục lại buộc phải áp dụng trở lại nhiều biện pháp ứng phó đã từng được áp dụng trong những lần ứng phó làn sóng dịch bệnh trước đấy.
Sự khác biệt lớn so với những làn sóng lây nhiễm dịch bệnh trước đấy nằm ở chỗ bộ phận lớn dân chúng đã được tiêm vaccine (vắc-xin) phòng ngừa dịch bệnh và việc áp dụng trở lại những biện pháp ứng phó như cách ly xã hội, giãn cách xã hội hoặc buộc phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu... không dễ dàng như trước đấy.
Chính vì thế mà cả châu lục hiện tại sôi động cuộc tranh luận đầy bất đồng quan điểm về luật pháp chung của đất nước hiện thân trong các biện pháp chính sách của chính quyền và quyền riêng của người dân.
Cuộc tranh luận xoay quanh câu hỏi liệu luật pháp thể có bắt buộc người dân phải tiêm vaccine phòng ngừa dịch bệnh hay không khi có không ít người dân không tự giác tiêm vaccine. Trên châu lục này, ở nhiều nơi làn sóng dịch bệnh bị coi là làn sóng của những người không chịu tiêm vaccine, hàm ý vì những người này mà mới bùng phát làn sóng mới về lây lan dịch bênh.
Nhận thức phổ biến chung trên châu lục là làn sóng dịch bệnh mới sẽ không dữ dội đến như vậy nếu tất cả mọi người chấp nhận tiêm vaccine. Cho nên luật pháp phải nghiêm khắc với diện người không chịu tiêm vaccine và thậm chí phải sử dụng đến cả công cụ phân biệt đối xử trong cuộc sống hàng ngày và trong xã hội để bảo vệ sức khỏe cho diện người chịu tiêm vaccine, đồng thời buộc những người không chịu tiêm vaccine phải thay đổi và thích ứng. Vấn đề đặt ra ở đây là có được dùng luật pháp để thực thi phân biệt đối xử kia hay không.
Những người không chịu tiêm vaccine viện dẫn các quyền tự do cá nhân của họ, thậm chí còn viện dẫn cả quyền được pháp luật bảo hộ về bất khả xâm phạm thân thể, tôn trọng nhân phẩm và quyền tự quyết. Cho nên như thế không tránh khỏi hình thành sự xung khắc giữa các loại luật, cũng như giữa quyền của công dân được pháp luật bảo hộ với trách nhiệm của công dân đối với xã hội ghi rõ trong luật. Ở thời dịch bệnh như hiện tại, sự xung khắc này bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết.
Các nước châu Âu cho đến nay chưa tìm ra được cách thức và ý tưởng giải pháp khắc phục cuộc xung khắc này. Xem ra, giải pháp ổn thỏa lâu bền chỉ có thể đến với các bên liên quan khi tất cả đều phải thay đổi nhận thức về luật và quyền, cũng như về cách tiếp cận giải pháp. Luật pháp phải nghiêm minh và cụ thể, hạn chế thường xuyên thay đổi nhưng vẫn phải sẵn sàng thay đổi để thích ứng hoá với bối cảnh tình hình mới và diễn biến mới.
Ở thời dịch bệnh hiện tại, luật pháp ở nhiều nơi trên châu lục đang thiên về xu thế chấp nhận và thực thi phân biệt đối xử để đối phó dịch bệnh. Người dân phải tự hài hòa quyền với trách nhiệm, quyền cá nhân được luật pháp bảo hộ với trách nhiệm về pháp lý và đạo lý trước xã hội và cộng đồng, giữa quyền của cá thể với lợi ích chung của cộng đồng và xã hội.
Thời dịch bệnh là thời đặc biệt, với dịch bệnh hiện tại lại càng đặc biệt bởi nó lây lan rất nhanh chóng và con người cùng với cả xã hội luôn bị đe doạ về sức khoẻ và sinh mệnh. Vì thế, cả con người lẫn luật pháp đều vừa phải chấp nhận những thay đổi xưa nay chưa từng nghĩ đến hoặc bị nhìn nhận là điều cấm kỵ vừa phải chủ động và kịp thời tiến hành nhừng thay đổi hay điều chỉnh cần thiết ấy.
Giám đốc công ty cổ phần Vàng Phú Cường được xác định giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi chuyển tiền trái phép, lập khống hồ sơ vay tiền.
Chiều 24/4, tại trụ sở UBND phường Tân Hà (TP Tuyên Quang), Công an tỉnh Tuyên Quang tổ chức lễ trao thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp truy bắt đối tượng trộm cắp tài sản.
10 nhân sự thuộc các đơn vị của Bộ Quốc phòng vừa được Thủ tướng ký quyết định điều động, bổ nhiệm. Trong đó, Thiếu tướng Nguyễn Bá Lực được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam.
Trong hàng ngũ chỉnh tề, hình ảnh các nam, nữ học viên Học viện Cảnh sát nhân dân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân vào đêm sơ duyệt diễu binh...
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.