Vậy hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Báo PLVN đã phỏng vấn Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình về vấn đề này.
* Thưa Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thanh Bình - Giám đốc Công ty Luật TNHH Bảo Ngọc (Hà Nội), pháp luật quy định hành vi như thế nào được coi là mê tín dị đoan?
- Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về khái niệm mê tín dị đoan, tuy nhiên, dựa trên thực tế, có thể hiểu mê tín dị đoan là tin mù quáng vào những điều duy tâm không có căn cứ khoa học; tin vào ma quỷ, thánh thần, định mệnh, dẫn đến mất lý trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, xã hội, như: tin vào bói toán để kết hôn hoặc ly hôn, chữa bệnh bằng phù phép, bùa ngải...
* Đầu năm mới, tại nhiều điểm vui chơi công cộng, các đình, chùa, miếu thường xuất hiện nhiều đối tượng có hành vi bói toán, lên đồng với mục đích trục lợi và không ít người nhẹ dạ cả tin đã mất tiền cho các đối tượng này. Những người lợi dụng mê tín để trục lợi thì sẽ bị xử lý như thế nào, thưa ông?
- Đối với hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi thì tùy theo tính chất, hậu quả của hành vi và các đối tượng thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính, theo quy định tại điểm a, khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 158 ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Theo đó phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi. Ngoài ra, người vi phạm còn khắc phục hậu quả đó là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi mê tín dị đoan nói trên.
* Xin luật sư cho biết hành vi mê tín dị đoan ở mức độ nào hoặc người hành nghề mê tín dị đoan trong trường hợp nào thì họ bị xử lý hình sự?
- Trong trường hợp nghiêm trọng, người có hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan, quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự hiện hành.
Điều này quy định như sau: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: Làm chết người; Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10 triệu - 50 triệu đồng.
* Có những đối tượng là cò mồi, đóng giả người tham gia các hoạt động mê tín dị đoan nhằm mục đích lừa đảo người khác tham gia các hoạt động mê tín. Các đối tượng này có bị xử lý hay không, thưa ông?
- Đối với các hành vi cò mồi, đóng giả là người tham gia hoạt động mê tín dị đoan để lôi kéo người khác tham gia hoạt động mê tín dị đoan nhằm trục lợi thì tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà các đối tượng này thực hiện có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp, người có hành vi cò mồi lôi kéo người khác tham gia hoạt động mê tín dị đoan cũng có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3 triệu- 5 triệu đồng theo quy định tại điểm a, khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 158 ngày 12/11/2013 như đối với người trực tiếp có hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi.
Đối với trường hợp người có hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan thì người cò mồi, lôi kéo người khác tham gia hoạt động mê tín dị đoan cũng sẽ bị coi là đồng phạm về tội hành nghề mê tín dị đoan, với vai trò là người giúp sức.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Ngày 23/12, VKSND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025. Đơn vị tới đây sẽ quyết đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm những vụ việc phức tạp ở địa phương.
Trên đường giải quyết mâu thuẫn, nhóm 07 đối tượng thanh thiếu niên trú tại thành phố Vinh nhận nhầm người đi đường là người có mâu thuẫn, nên đã dùng hung khí chém người này bị thương.
Công an TP Tuyên Quang xác định, người điều khiển xe ô tô gây ra vụ tai nạn khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong tại phường Nông Tiến, TP. Tuyên Quang là một cán bộ công an thuộc Công an huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang).
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 3 đối tượng liên quan hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.