Số lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh khiến cho tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội diễn biến phức tạp. Hàng loạt biện pháp đã được cơ quan chức năng triển khai, từ cắt xén lòng đường, vỉa hè đến bố trí, phân luồng giao thông, bước đầu phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là các giải pháp tình thế; về lâu dài, thành phố vẫn cần quản lý và đầu tư với tầm nhìn dài hơi hơn.
Đã hơn một tuần qua, anh Hoàng Anh Tuấn vẫn chưa hết ngạc nhiên mỗi lần đi qua Ngã Tư Sở vì đường thông thoáng hơn rất nhiều, xe không còn phải nhích từng tý một, đến gần chục nhịp đèn mới qua được. "Có lẽ lần này ngành giao thông vận tải thành phố đã tìm ra đúng giải pháp để khắc phục tình trạng ùn ứ tại khu vực này", anh Tuấn phấn khởi nói.
Như vậy, sau bốn lần điều chỉnh thất bại, đến lần thứ năm này, việc phân luồng tại Ngã Tư Sở đã phát huy hiệu quả. Theo đó, lực lượng chức năng đã để các phương tiện từ đường Trường Chinh vào nút Ngã Tư Sở muốn rẽ trái đi Nguyễn Trãi đi trên làn sát dải phân cách (tại phần đường cũ).
Các phương tiện từ Trường Chinh muốn quay đầu đi trên làn sát dải phân cách (tại phần đường cũ), còn phương tiện muốn đi thẳng sang đường Láng đi trên hai làn dưới gầm cầu vượt tại lối mở mới (về phía đường Tây Sơn); muốn rẽ phải đi Tây Sơn đi trên một làn sát vỉa hè. Điều này đã giảm xung đột giữa các làn xe, giúp các phương tiện lưu thông thuận lợi hơn, nhất là phương tiện đi từ đường Trường Chinh đi đường Láng.
Đại diện Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) cho biết, qua khảo sát, trong năm 2023, trên địa bàn thành phố có 37 điểm ùn tắc giao thông (gồm 10 điểm phát sinh mới và 27 điểm tồn tại từ năm 2022).
Từ kết quả khảo sát, Sở Giao thông vận tải đã phối hợp Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) thống nhất các phương án điều chỉnh tổ chức giao thông, phân loại các vị trí ùn tắc theo nguyên nhân để xử lý. Trong số này, có 17 điểm ùn tắc do rào chắn phục vụ thi công; 14 điểm ùn tắc do chậm triển khai công tác đầu tư kết cấu hạ tầng theo quy hoạch; 2 điểm ùn tắc do đề xuất bổ sung quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; 4 điểm do quá tải lưu lượng phương tiện.
Từ việc xác định nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông, các ngành chức năng đã đưa ra các giải pháp phù hợp. Thí dụ như tại khu vực nút giao Trung Văn-Tố Hữu (quận Nam Từ Liêm), xác định ùn tắc là do lưu lượng phương tiện lớn, trong khi ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của một bộ phận người tham gia giao thông chưa cao, cho nên cơ quan chức năng đã tiến hành bịt nút giao Trung Văn-Tố Hữu và tổ chức cho các phương tiện quay đầu tại điểm mở dải phân cách giữa và tại nút giao Trung Văn-cầu Mỗ Lao; mở thêm điểm quay đầu lùi về phía quận Hà Đông cho xe máy, nhằm giảm tải lưu lượng phương tiện tại điểm quay đầu hiện trạng.
Với việc thực hiện các giải pháp cải tạo hạ tầng, lắp đặt bổ sung và điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu, tổ chức lại giao thông và tăng cường lực lượng chốt trực..., trong năm 2023, thành phố Hà Nội đã xử lý được 15/37 điểm ùn tắc giao thông.
Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, nhu cầu đi lại cũng như lượng phương tiện cá nhân của thành phố gia tăng chóng mặt, gây áp lực lớn lên hạ tầng giao thông. Mới đây, Sở Giao thông vận tải cũng đã đề xuất triển khai dự án đầu tư cải tạo, mở rộng tuyến đường vành đai 2 trên cao và dưới thấp (đoạn Ngã Tư Sở-Cầu Giấy) với quy mô mặt cắt rộng 53,5m, dài 3,44 km, tổng mức đầu tư dự kiến 8.500 tỷ đồng.
Dự án được triển khai nhằm giảm tải áp lực giao thông cho nút giao Ngã Tư Sở, cũng như phát huy hiệu quả tuyến đường vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở. Cùng với đó là dự án đầu tư xây dựng đường Hoàng Quốc Việt kéo dài đoạn từ Phạm Văn Đồng đến phố Trần Vỹ (bao gồm cả hầm chui qua đường Phạm Văn Đồng với quy mô bốn làn xe); tổng mức đầu tư khoảng 850 tỷ đồng. Dự án nhằm từng bước hoàn thiện tuyến đường trục hướng tâm hồ Tây-Ba Vì, tăng cường kết nối đường Hoàng Quốc Việt với đường Trần Vỹ, giảm tải cho nút giao Mai Dịch và tuyến đường 32 hiện hữu.
Bên cạnh việc tập trung đầu tư, cải thiện hạ tầng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, trong năm 2024, các cơ quan chức năng sẽ xác định các vị trí có mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, nhất là vào giờ cao điểm để bố trí lực lượng phối hợp hướng dẫn, phân luồng; duy trì các tổ công tác, tiến hành họp hằng tuần để kịp thời xử lý các bất cập về tổ chức giao thông nhằm từng bước hạn chế hơn nữa tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
Trải qua hàng trăm năm, làng Thổ Hà (Bắc Giang) nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng vẫn còn lưu giữ những bức tường cổ độc đáo được gắn kết bằng mảnh chum vỡ, tiểu sành.
Trải qua hàng trăm năm, làng Thổ Hà (Bắc Giang) nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng vẫn còn lưu giữ những bức tường cổ độc đáo được gắn kết bằng mảnh chum vỡ, tiểu sành.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.