Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Lễ khai giảng triều Nguyễn diễn ra như thế nào?

Sức khỏe - đời sống
02/09/2021 18:31
Trần Hòa
aa
'Giáo dục triều Nguyễn – Vang vọng còn lại' là tên một triển lãm 3D sẽ ra mắt công chúng bằng hình thức trực tuyến, bắt đầu từ ngày 3/9 nhân dịp khai giảng chào đón năm học mới.


Các Hoàng thân và thầy dạy thời Nguyễn. (Ảnh tư liệu)

Các Hoàng thân và thầy dạy thời Nguyễn. (Ảnh tư liệu)

Triển lãm 3D tài liệu lưu trữ quốc gia về đề tài giáo dục dưới triều nhà Nguyễn (1802 – 1945) gồm 5 chủ đề: Khai giảng, Trường học, Người thầy, Học tập - thi cử, Khuyến học - khuyến tài.

Tư liệu quý về giáo dục

Thông tin từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 cho biết, triển lãm sắp tới sẽ giới thiệu tới công chúng hơn 100 tài liệu đặc sắc được lựa chọn từ khối Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới hiện đang được lưu trữ.

Các tư liệu, tài liệu, hình ảnh tại triển lãm sẽ cho người xem hình dung cụ thể về việc học hành, thi cử, mối quan hệ giữa thầy với trò dưới thời Nguyễn. Đơn cử như lễ khai giảng ở Quốc Tử Giám, với ngày giờ được Khâm Thiên Giám chọn, nghi lễ diễn ra trang trọng.

Khâm Thiên Giám được thành lập dưới thời vua Gia Long. Đây là cơ quan chuyên quan sát, chiêm nghiệm thiên văn, dự báo thời tiết, làm lịch, báo giờ để định mùa vụ cho dân. Khâm Thiên Giám còn xem ngày lành tháng tốt để triều đình tổ chức những việc đại sự.

Triển lãm cũng giới thiệu hệ thống trường học ở nhiều nơi trên đất nước từ hàng trăm năm trước. Trường học thời Nguyễn với hình dáng chung, cách bố trí mộc mạc nhưng khoa học và đầy linh hoạt, từ kinh đô đến các địa phương đều hoạt động một cách quy củ, bài bản theo những quy định nghiêm ngặt.

Các tài liệu lưu trữ qua Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn cũng cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của người thầy, không chỉ là người dạy chữ, mà còn dạy lễ nghi, đạo lý, là tấm gương mẫu mực và được xã hội trọng vọng, đề cao. Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn cũng lưu lại tên tuổi của nhiều người thầy tiêu biểu là tấm gương sáng ngời về đạo đức, khí tiết và học vấn uyên bác.

Triển lãm cũng cho người xem thấy được hoạt động thi cử trong xã hội thời Nguyễn và cách thức chiêu hiền đãi sĩ, khuyến học, khuyến tài. Chân dung các nhân vật tiêu biểu, cách học tập và cả cách thể hiện tài năng của nho sinh, cho thấy một xã hội học tập và rèn luyện chữ nghĩa đầy mê say.

Nền giáo dục xưa, trong đó có giáo dục dưới triều Nguyễn (1802 - 1945) đã lùi xa hàng trăm năm. Tuy nhiên, tính công bằng nghiêm minh trong học tập khoa cử, cách rèn luyện tinh thần chữ nghĩa, cách tu dưỡng đạo đức nhân cách, hun đúc khí tiết cho con người của các bậc tiền bối vẫn là những giá trị có sức sống bền vững, lâu dài trong thời hiện đại.

Triển lãm 3D sẽ là một thước phim quay chậm cực kỳ chân thực, diễn tả mọi góc cạnh của nền giáo dục xưa. Bởi được khai thác từ Châu bản, Mộc bản – những di sản cực kỳ quý giá nên độ chính xác cũng như tính chi tiết rất cao. Nền giáo dục nói riêng và nền văn hóa Việt Nam nói chung sẽ được tái hiện qua nền tảng công nghệ, đem đến cho công chúng sự khám phá thú vị và đầy tinh tế.

Lễ khai giảng trang trọng

Trang đầu bản Tấu của Bộ Lễ ngày 16/12 năm Tự Đức thứ 10 (1857) đề cập việc khai giảng hàng năm. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1.

Trang đầu bản Tấu của Bộ Lễ ngày 16/12 năm Tự Đức thứ 10 (1857) đề cập việc khai giảng hàng năm. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1.

Theo Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1, chủ đề thứ nhất của “Giáo dục triều Nguyễn – Vang vọng còn lại” chính là nghi lễ khai giảng. Từ tư liệu di sản cho thấy, lễ khai giảng được tiến hành theo ngày tốt mà Khâm Thiên Giám chọn, sau ngày khai ấn.

Công tác chuẩn bị cho lễ khai giảng được thực hiện chu đáo. Ngày khai giảng ở Quốc Tử Giám diễn ra trang trọng. Quan Tế tửu dẫn theo toàn bộ thầy trò – mũ áo chỉnh tề lên Di Luân đường làm lễ yết cáo Tiên sư (Khổng Tử). Lễ khai giảng dưới triều Nguyễn mang đậm dấu ấn thời đại lúc bấy giờ và khác xa với thời hiện đại.

Chủ đề thứ hai là “Trường học”, theo tư liệu ghi chép lại dưới triều Nguyễn thì hệ thống trường học công lập được mở rộng khắp từ kinh đô đến các địa phương, tổ chức đến cấp huyện ở đồng bằng và cấp châu một số nơi ở miền núi.

Về chủ đề “Người thầy”, có thể thấy trong xã hội xưa, người thầy có vị trí vô cùng quan trọng. Thầy không chỉ là người dạy chữ, mà còn dạy cách làm người và thầy phải là tấm gương mẫu mực, được xã hội trọng vọng đề cao.

Vì vậy, việc tuyển chọn người làm thầy luôn hướng đến “tiêu chuẩn kép”, không chỉ giỏi chữ nghĩa văn chương mà đạo đức, khí tiết theo chuẩn mực quan niệm Nho giáo. Vua Tự Đức từng có dụ tuyển người làm thầy: “Không câu nệ là người trong hạt hay người khác nha, thấy người tài đức nổi trội thì làm tập tâu đầy đủ dâng lên”.

Vấn đề “Học tập - thi cử” được coi là con đường để nhà vua tuyển chọn người giúp việc cho triều đình trong hoạt động trị nước. Triều Nguyễn đã kế thừa những kinh nghiệm và định chế về tổ chức khoa cử ở các triều đại trước. Đồng thời cũng là triều đại hoàn thiện các hoạt động thi cử ở mức độ cao, để lại nhiều bài học quý giá cho ngành Giáo dục và thi cử hiện đại.

Tính công bằng, nghiêm túc trong học hành, thi cử triều Nguyễn được đề cao. Đặc biệt, để bảo đảm sự công bằng trong sạch trong kỳ thi, những người dự vào hội đồng thi, nếu có quan hệ thân thuộc với người dự thi phải khai báo để “hồi tị” (tránh né), nếu cố tình không khai báo sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Chủ đề cuối cùng là “Khuyến học - khuyến tài”, tư liệu triều Nguyễn cho thấy, các vua rất coi trọng việc chiêu hiền đãi sĩ. Nhà vua ban sách vở, dầu đèn, cấp lương cho Giám sinh ăn học ở Quốc Tử Giám. Giám sinh ở xa quê được cấp tiền mua chăn đệm chống rét. Triều Nguyễn còn là triều đại có chính sách khuyến học đối với dân tộc ít người.

Châu bản triều Nguyễn cho biết, lệ hàng năm có Lễ khai giảng nên năm Thành Thái thứ 6 (1894), Khâm Thiên Giám xin chọn ngày Quý Sửu mồng 6 tháng 3 tiến hành khai giảng là hiệp cát. Bộ Lễ vâng theo nghị chuẩn, sắm đủ các loại đèn, hương, rượu, quả. Trước ngày khai giảng, một viên giảng quan được vua chỉ định, phụng mệnh đến điện Văn Minh bày biện, sắp các hạng lễ phẩm, làm lễ cáo dâng lễ vật, có chúc văn.

bài liên quan
“# Stay Strong” Taekwondo- dũng khí thanh thiếu niên Hàn - Việt

“# Stay Strong” Taekwondo- dũng khí thanh thiếu niên Hàn - Việt

Trước thềm năm học mới 2020-2021, Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam phối hợp sản xuất video clip dài khoảng 4 phút ghi lại màn biểu diễn Taekwonmu của tập thể học sinh nhí lớp Taekwondo của Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại khuôn viên Đại sứ quán nhằm lan tỏa thông điệp “#Stay strong” - dũng khí thanh thiếu niên Hàn Quốc và Việt Nam.
Hoa hậu Tiểu Vy rạng rỡ dự khai giảng, làm đại sứ sinh viên trường

Hoa hậu Tiểu Vy rạng rỡ dự khai giảng, làm đại sứ sinh viên trường

Ngày 5/10, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2019-2020 và kỷ niệm 57 năm thành lập, kết hợp chào mừng hơn 5.000 tân sinh viên khóa 2019. Đặc biệt, lần đầu tiên trường trao danh hiệu Đại sứ Sinh viên Trường cho Hoa hậu Việt Nam 2018 Trần Tiểu Vy.
Ninh Bình: Khai giảng khóa tập huấn, khóa tu cho trên 5.000 phật tử tại chùa Bái Đính

Ninh Bình: Khai giảng khóa tập huấn, khóa tu cho trên 5.000 phật tử tại chùa Bái Đính

Sáng 22/10, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương kết hợp với Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình và chùa Bái Đính đồng tổ chức khóa tập huấn, khóa tu cho trên 5.000 Phật tử tại chùa Bái Đính.
Á hậu 1 Ngô Thanh Thanh Tú rạng ngời ngày về trường cũ

Á hậu 1 Ngô Thanh Thanh Tú rạng ngời ngày về trường cũ

Sau khi đăng quang, Ngô Thanh Thanh Tú trở về trường cũ và được thầy cô cùng các em học sinh chào đón nồng nhiệt trong ngày khai giảng năm học mới.
Xúc động hình ảnh cô hiệu phó đọc diễn văn ở lễ khai giảng không bóng học sinh

Xúc động hình ảnh cô hiệu phó đọc diễn văn ở lễ khai giảng không bóng học sinh

Hình ảnh cô Văn Thùy Dương, Hiệu phó trường Lương Thế Vinh đứng trên bục đọc diễn văn trong ngày khai giảng, sân trường không bóng học sinh gây xúc động mạnh.
Học sinh đầu cấp tại Hải Phòng dự khai giảng trong thời tiết mưa lớn

Học sinh đầu cấp tại Hải Phòng dự khai giảng trong thời tiết mưa lớn

Sáng nay (5/9), tại Hải Phòng, trời đổ mưa to. Nhiều học sinh khối 1, khối 6, khối 10 đã phải trú mưa khi đến trường dự lễ khai giảng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện toàn tổng công ty PV Power ước đạt 11.421 triệu kWh, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.