Tỉnh Lạng Sơn với trên 500 loài cây thuốc chữa bệnh, được phân tán thành hơn 10 nhóm thuốc, nhiều sản phẩm chế biến từ dược liệu đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường, đến nay nhiều sản phẩm mới của Lạng Sơn đều quan tâm đến các tiêu chuẩn sản phẩm OCOP giúp người dân phát triển kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Doanh nghiệp dược liệu tại Lạng Sơn từng bước mở rộng diện tích trồng cây dược liệu tại địa phương và các tỉnh lân cận. |
Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu
Để phát triển cây dược liệu trở thành hàng hóa có khối lượng lớn, giá trị cao, thời gian qua, tỉnh đã ban hành một số chủ trương, chính sách như: Đề án phát triển cây dược liệu tại huyện Bắc Sơn giai đoạn 2020– 2025 do Công ty TNHH MTV XNKDược Liệu Kim Sơn là chủ đầu tư. Ưu tiên phát triển hơn 10 chủng loại cây dược liệu quý hiếm, phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng vùng núi cao; phát triển cây dược liệu gắn liền với phát triển và bảo vệ rừng để nâng cao thu nhập cho người dân...
Cùng đó, doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư cho khoa học, công nghệ, cây giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu đếnngười dân, thâm canh tăng năng suất đối với những loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như: Lá khôi, cốt khí, xương bồ, ba kích, cát sâm,… khuyến khích trồng bổ sung, cải tạo, thay thế diện tích cây dược liệu hàng năm, cây lâu năm đã thu hoạch để duy trì ổn định diện tích, sản lượng.
Đặc biệt, doanh nghiệp chủ động mời gọi các doanh nghiệp chế biến dược phẩm, các đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về dược liệu, các nhà khoa học trong, ngoài nước thông qua liên kết kinh tế và các chương trình khuyến nông, các dự án khoa học, công nghệ của các bộ, ngành trung ương để hợp tác phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân chuyển từ những cây trồng năng suất thấp sang trồng cây dược liệu. Điều này vừa góp phần xóa đói giảm nghèo, vừa bảo tồn nguồn dược quý ở địa phương, mở ra cơ hội cho các Hợp tác xã (HTX) , doanh nghiệp thu mua, chế biến sâu và tạo chuỗi liên kết trong sơ chế, sản xuất chế biến dược liệu.
Dự án trồng cây xương bồ giữa các hộ nông dân với Công ty TNHH MTV XNK Dược liệu Kim Sơn tại Đại Từ, Thái Nguyên. |
Tạo ra các sản phẩm chất lượng giá trị
Nằm ở vị trí có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, đến nay Công ty TNHH MTV XNK Dược Liệu Kim Sơn, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) đang duy trì trồng trên 50ha cây dược liệu các loại như: Cốt khí, Lá Khôi, Xương bồ, Cát sâm… Sản phẩm làm ra đến đâu được thu hái, sơ chế và xuất bán ngay đến đó, duy trì sự ổn định cho các thành viên Công ty, tạo công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng.
AnhPhạm Trung Kiên, Giám đốc Công Ty TNHH MTV XNK Dược Liệu Kim Sơn cho biết: "Chúng tôi luôn tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ công nhân viên từ vấn đề chuẩn bị đất, trồng và chăm sóc, toàn bộ bằng thủ công chứ không sử dụng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nàotrong quá trình sản xuất dược liệu. Công ty cũng đã liên kết với một số các công ty dược, doanh nghiệp khác trong tỉnh, ngoài tỉnh để xuất hàng".
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, công ty cũng liên kết với các hộ dân, từ chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái từng loại dược liệu đến ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, giúp mở rộng quy mô trồng cây dược liệu, ổn định thu nhập gia đình.
Dù mới có những kết quả bước đầu nhưng khi cây dược liệu được quan tâm mở rộng ở Lạng Sơn và các tỉnh lân cận, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sẽ giúp người dân địa phương từng bước xóa đói giảm nghèo, đồng thời góp phần bảo tồn nguồn dược liệu quý ở địa phương.