Ngày 22/5, Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập (25/5/1983 – 25/5/2023). Dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh; ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh; Giàng Thị Hoa, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; Lò Văn Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, cùng đông đảo cán bộ, công chức, viên chức của Sở qua các thời kỳ.
Cách đây 40 năm, ngày 25/5/1983, UBND tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) ban hành Quyết định số 21/QĐ-UB thành lập Sở Tư pháp Lai Châu.
Đây là mốc son, đánh dấu sự hình thành của ngành tư pháp Điện Biên - Lai Châu. 40 năm qua cùng với quá trình xây dựng và phát triển KT-XH của tỉnh, ngành tư pháp tỉnh Điện Biên đã không ngừng lớn mạnh về tổ chức bộ máy, chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Ngày đầu thành lập, ngành Tư pháp Điện Biên (Lai Châu) khi đó bộ máy, tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp còn khá giản đơn, chỉ với 2 phòng chuyên môn gồm: Văn phòng và Phòng tổ chức cán bộ và quản lý tòa án cấp huyện, thi hành án dân sự (THADS); cấp huyện chưa có phòng tư pháp; còn ban tư pháp các xã, phường, thị trấn hoạt động kiêm nhiệm. Toàn ngành tư pháp chỉ có 52 cán bộ, trong đó Sở Tư pháp có 8 cán bộ, TAND cấp huyện có 44 cán bộ...
Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay Sở Tư pháp tỉnh đã có 5 phòng chuyên môn và 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; 10 phòng tư pháp cấp huyện, thị, thành phố; 129 xã, phường có cán bộ tư pháp hộ tịch hoạt động chuyên trách.
Đối với bộ phận quản lý THADS từ năm 2009 đã tách và thành lập Cục THADS tỉnh và các Chi cục THADS cấp huyện trực thuộc Bộ Tư pháp.
Đến nay, Sở Tư pháp tỉnh có 68 công chức, viên chức; cấp huyện có 38 công chức và 234 công chức hộ tịch cấp xã, 100% có trình độ đại học trở lên. Đảng bộ cơ sở của Sở có tới 51 đảng viên, sinh hoạt ở 6 chi bộ trực thuộc.
40 năm qua, chức năng, nhiệm vụ của Ngành tư pháp nói chung và Sở Tư pháp nói riêng không ngừng được củng cố, kiện toàn, hoàn thiện. Nhờ đó, Sở luôn thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu về các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị của tỉnh, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương trên các lĩnh vực ngày càng hiệu quả, nhất là: Các lĩnh vực về xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản QPPL được thực hiện đồng bộ, giúp UBND tỉnh ban hành kịp thời các chương trình, kế hoạch; các văn bản QPPL trình UBND đã được Sở Tư pháp thẩm định, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và khả thi với điều kiện thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngoài ra, kịp thời đề xuất UBND tỉnh xem xét, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý trong công tác chỉ đạo, điều hành, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn.
Đặc biệt là công tác kiểm soát thủ tục hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, lý lịch tư pháp… được quan tâm thực hiện đi vào chiều sâu và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đoàn kết, sáng tạo vì mục tiêu phục phụ nhân dân
Những năm qua, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp tỉnh luôn nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Đặc biệt, các thế hệ cán bộ ngành tư pháp đã đúc kết ra những bài học truyền thống quý báu, đó là “trung thành với Đảng và lợi ích của nhân dân, dân chủ và đoàn kết, năng động và sáng tạo trong tư duy pháp luật và hoạt động thực tiễn”. Việc chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp được tổ chức thường xuyên nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đặc biệt, với đặc thù là một tỉnh miền núi, biên giới, bên cạnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Sở Tư pháp Điện Biên đã nghiên cứu, lựa chọn các mô hình hoạt động phù hợp với đặc thù địa lý và tình hình thực tế địa phương.
Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân khu vực biên giới, tăng cường trợ giúp pháp lý cho các đối tượng yếu thế, truyền thông tại các bản đặc biệt khó khăn và xã nghèo trên địa bàn tỉnh…
Với phương châm “hướng về cơ sở”, lấy hiệu quả phục vụ nhân dân làm tiêu chí, thước đo năng lực, phẩm chất và cũng là nội dung thi đua yêu nước của mỗi cán bộ, mỗi đơn vị và toàn ngành.
Thời gian tới, Sở Tư pháp tiếp tục chủ động bám sát chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trong nhiệm kỳ của Đảng, Chính phủ, của Bộ Tư pháp và của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và UBND tỉnh Điện Biên để triển khai thực hiện, góp phần cùng tỉnh thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương những kết quả ngành tư pháp tỉnh đã nỗ lực, cố gắng để đạt được suốt 40 năm qua.
Qua đó, yêu cầu thời gian tới, cán bộ công chức, viên chức Sở Tư pháp cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục đoàn kết, năng động và sáng tạo làm tốt công tác tham mưu; nâng cao chất lượng thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo mục tiêu 100% văn bản của tỉnh ban hành chính xác, đảm bảo đúng thực tế; tiếp tục triển khai tốt Luật phổ biến giáo dục pháp luật; thực hiện tốt Luật chức thực, nuôi con nuôi, nâng cao hiệu quả công tác bổ trợ tư pháp; tiếp tục công tác cải cách hành chính, tinh gọn, hiệu quả; tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, với phương châm “gần dân, vì dân…”.
Nhân dịp này, ngành Tư pháp Điện Biên đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng nhận Huân chương Lao động hạng nhì; 20 cá nhân đặng tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp tư pháp; 6 cá nhân được tặng Huy hiệu vì sự nghiệp xây dựng phát triển tỉnh Điện Biên; 12 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Tư pháp; 7 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; 14 tập thể, cá nhân được tặng Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đã thi hành xong 83,86% về việc và 51,46% về tiền.
Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp...
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Điện Biên về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.
Để đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, đồng thời, khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đã thi hành xong 83,86% về việc và 51,46% về tiền.
Do mâu thuẫn, trên đường chở ông Phúc về nhà, Long dùng tay đánh liên tiếp vào vùng đầu, ngực, bụng và tay ông Phúc. Khi về đến nhà, Long tiếp tục đánh ông Phúc dẫn đến tử vong.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.