Luật Cán bộ, công chức không quy định truất lương hưu vĩnh viễn đối với cán bộ, công chức xử lý kỷ luật, nhưng “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm”.
Chiều ngày 25/11, với trên 88% số đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Báo cáo giải trình, tiếp thu chính sách liên quan đến xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ về hình thức xử lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra để vừa bảo đảm tính răn đe, nghiêm khắc, nhưng bảo đảm tính nhân văn.
Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết thông qua luật.
Ông Phúc cho biết, cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc thay hình thức kỷ luật “xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” bằng hình thức kỷ luật giảm hoặc truất lương hưu vĩnh viễn kèm theo hậu quả pháp lý là tước bỏ hoặc cắt giảm các chế độ, chính sách đang được hưởng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là một chủ trương lớn, cần phải nghiên cứu thận trọng, có quy định hợp lý bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và thống nhất trong quá trình thực hiện.
Với lý do trên, trong luật quy định nguyên tắc chung về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu; quy định cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật, trong đó hình thức “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” là để bảo đảm thống nhất với hình thức kỷ luật theo quy định của Đảng, đồng thời thực tiễn áp dụng trong thời gian qua cho thấy đã có hiệu quả nhất định, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nhân dân.
Để thể hiện rõ hình thức kỷ luật gắn với hệ quả về vật chất, tinh thần, trong dự thảo Luật cũng đã bổ sung nguyên tắc gắn hình thức xử lý kỷ luật với hệ quả pháp lý tương ứng để làm cơ sở cho Chính phủ quy định chi tiết, bảo đảm tính khả thi, linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện.
Thi tuyển để đảm bảo tính cạnh tranh
Về phương thức tuyển dụng công chức, có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn đối tượng nhà khoa học trẻ được ưu tiên trong xét tuyển để bảo đảm tuyển dụng đúng người có tài năng, tạo sự thống nhất trong quá trình tuyển dụng, tránh áp dụng chính sách một cách tùy tiện.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, căn cứ vào Luật Cán bộ, công chức và các luật hiện hành, Chính phủ đã có một số quy định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Trong đó quy định khái niệm nhà khoa học trẻ tài năng, một số điều kiện để cán bộ khoa học, sinh viên tốt nghiệp đại học được thu hút, ưu tiên trong tuyển dụng công chức. Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật đã được chỉnh lý thành “nhà khoa học trẻ tài năng”.
Về ý kiến đề nghị thay đổi phương thức tuyển dụng công chức, không thực hiện thi tuyển để hạn chế phát sinh tiêu cực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, quy định về thi tuyển công chức đã có trong Luật Cán bộ, công chức hiện hành và thực tế phát huy hiệu quả trong thời gian qua. Để bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan thì việc tuyển dụng công chức thông qua thi tuyển là cần thiết.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung làm rõ các trường hợp thuộc diện xét tuyển công chức, trường hợp được tiếp nhận vào làm công chức không qua thi tuyển. Quá trình tổ chức thực hiện, đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:
a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.
Chiều 20/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong vòng 1 tháng, Chi cục đã kiểm tra 273 vụ, phát hiện, xử lý 261 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính 1,64 tỷ đồng.
Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) vừa có văn bản về việc chấn chỉnh công tác quản lý lĩnh vực y, dược cổ truyền gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
Ngày 20/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị đã vận động 2 đối tượng trong đường dây tổ chức đánh bạc trên đồi quế tại xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) ra đầu thú.
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với lô sản phẩm Dầu gội dược liệu Nakids làm sạch chấy.
Tối 19/6, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức họp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), nhằm tri ân các thế hệ Nhà báo, tôn vinh những người làm báo tiêu biểu – những người đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát
Lực lượng Công an tỉnh Bạc Liêu đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện. Qua đó, nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin chính thống, định hướng dư luận, lan tỏa hình ảnh n
Ngày 19/6, tại xã Lâm Hải (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau), Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Năm Căn (BĐBP Cà Mau) phối hợp với Ngân hàng HDBank Chi nhánh Năm Căn tổ chức bàn giao “Nhà Đại đoàn kết” cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Ngày 20/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị đã vận động 2 đối tượng trong đường dây tổ chức đánh bạc trên đồi quế tại xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) ra đầu thú.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị bị hại của Shark Thủy liên hệ với công an để đảm bảo quyền lợi của mình trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước ngày 1/7.
Lực lượng Công an phường Bãi Cháy vừa triệt phá tụ điểm đánh bạc trong thùng container đặt tại khuôn viên một công ty, bắt quả tang 10 đối tượng cùng tang vật hơn 16 triệu đồng.
Đối tượng Trần Thị Chung, bị truy nã đặc biệt nguy hiểm, đã bị bắt tại sân bay Đà Nẵng sau khi bị Hàn Quốc trục xuất, hiện đã được di lý về Quảng Ninh.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình ra quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Văn Năm (sinh năm 1987, trú tại thôn Nam Thiện, xã Dương Thủy) về hành vi “Tham ô tài sản”.
Hơn 23.000 lọ yến chưng của Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT bị xác định là hàng giả, trị giá lô hàng trên 900 triệu đồng. Cơ quan QLTT tỉnh đã chuyển cơ quan công an điều tra.
Từ tháng 7/2024 đến nay, nhóm của Trình Ngọc Kíu đã chuyển và nhận tiền cho các đối tượng người nước ngoài trên 2.000 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính 500 triệu đồng mỗi tháng.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.