Dự án đạm Ninh Bình 12.000 tỷ sử dụng nhà thầu Trung Quốc vẫn tiếp tục gánh chịu nhiều rắc rối và hậu quả từ đối tác Trung Quốc.
Tin nên đọc
Kinh tế Plus/24h: "Đập hộp" iPhone 7 màu đen mờ và vàng SJC giảm hơn 1 triệu đồng/lượng
Kinh tế Plus/24h: Thêm hãng hàng không đề nghị cấp phép, vàng SJC "đứng ngồi" không yên
Kinh tế Plus/24h: Vàng SJC giảm và nguy cơ tất cả điện thoại bị cấm trên máy bay?
Kinh tế Plus/24h: Một suất xếp hàng mua iPhone 7 tại Mỹ giá 300 USD và "cơn ác mộng" Note 7
Hiện thực hóa cam kết COP 21: Chặng đường xa
Được tổ chức lần đầu tiên tại Berlin, Đức vào năm 1995 nhưng phải 20 năm sau, Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu mới tìm được tiếng nói chung trong một thỏa thuận mang tên Thỏa thuận Paris.
Thỏa thuận này trở thành điểm nhấn lịch sử trong cuộc cách mạng chống BĐKH toàn cầu khi được 195 quốc gia đồng thuận thông qua vào ngày 12/12/2015 tại Paris, Pháp.
Thỏa thuận gồm 31 trang, 29 điều khoản, trong đó, nội dung quan trọng nhất được các bên thống nhất là giữ nhiệt độ của trái đất đến năm 2100 là không quá 2°C so với thời điểm tiền công nghiệp và cố gắng tiến tới ngưỡng thấp hơn 1,5°C.
Xem thêm...
Nhà máy 12.000 tỷ thua lỗ: 5 năm khốn khổ với phía Trung Quốc
Tập đoàn hóa chất Việt Nam (VinaChem) báo cáo tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về xây dựng kế hoạch năm 2017. Trong đó, có đề cập đến những vướng mắc đang tồn tại ở dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình 12.000 tỷ.
Theo VinaChem, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2012. Chủ đầu tư nhận bàn giao quyền vận hành từ nhà thầu EPC vào ngày 24/9/2012 nhưng đến nay chưa quyết toán được gói thầu EPC (thiết kế - cung cấp thiết bị - thi công) dẫn đến chưa quyết toán dự án hoàn thành.
Từ đầu năm 2014 đến nay, tập đoàn hóa chất Việt Nam và nhà thầu HQC Trung Quốc đã tiến hành đàm phán 11 đợt để giải quyết các tồn tại của Hợp đồng EPC và bồi thường thiệt hại của nhà thầu do không đạt yêu cầu trong hợp đồng EPC.
Xem thêm...
TP HCM: Một quy định bị cho rằng gây phiền hà cho nhà đầu tư
Hiệp hội Bất động sản thành phố (HoREA) đã gửi đề xuất tới Sở Công Thương TP HCM đề nghị xem xét bãi bỏ thủ tục hành chính về thỏa thuận phù hợp quy hoạch các dự án lưới điện phân phối, để giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính góp phần nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng theo chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ và của Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, ngày 30/08/2016, Sở Công Thương TP HCM bất ngờ có văn bản báo cáo lãnh đạo thành phố và cho rằng các ý kiến đề nghị của HoREA là không đúng.
Xem thêm...
Giá vàng ngày 19/9: Mở phiên đầu tuần bật tăng trở lại
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch ngày 19/9, cập nhật lúc 8h30, tại thị trường TP HCM, giá vàng SJC giao dịch quanh mức 35,97 - 36,22 triệu đồng/lượng (chiều mua - bán).
Giá vàng SJC giao dịch tại thị trường Hà Nội tại mức 35,97 - 36,24 triệu đồng/lượng (chiều mua - bán). Mức giá này tăng đồng loạt 20 nghìn đồng/lượng(mua - bán).
Tương tự, giá vàng SJC của tập đoàn Doji tại Hà Nội và TP HCM được niêm yết tại mức giá 36,12 - 36,18 triệu đồng/lượng (chiều mua - bán). Mức giá này tăng 40 - 30 nghìn đồng/lượng (mua - bán).
Cùng với giá vàng SJC, DOJI, thì giá vàng của Bảo Tín Minh Châu cũng được giao dịch quanh mức 36,13 - 36,17 triệu đồng/lượng (chiều mua - bán).
Xem thêm...