Thực tế cho thấy, khi đề cao tinh thần sống chung với dịch bệnh, không có sự e ngại, sợ hãi trước dịch bệnh, thì sẽ có được sự chủ động để đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà khoa học và các quốc gia nhận định dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023; có thể xuất hiện các chủng virus mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường. Tuy nhiên, việc bao phủ vaccine, có thuốc điều trị giúp giảm số ca nặng, tử vong và giảm tỉ lệ mắc. Do vậy, đã có nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã thay đổi chiến lược ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh.
Phấn đấu đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất
Ngày 11/10/2021 Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021.
Quan điểm của Chính phủ là bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; các giải pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của đất nước; đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở; nhưng không gây ách tắc cho lưu thông, sản xuất.
Trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an..., nhưng phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn.
Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế-xã hội. Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, vaccine, theo phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vaccine, thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết”.
Quy định tạm thời phân loại 4 cấp độ dịch bao gồm: Cấp 1 nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; Cấp 2 nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; Cấp 3 nguy cơ cao tương ứng với màu cam; Cấp 4 nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ để từ đó khuyến khích đánh giá cấp độ dịch từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
Các hoạt động kinh tế - xã hội sẽ theo 4 cấp độ dịch này mà có những tuân thủ cụ thể theo quy định. Đáng lưu ý là Quy định tạm thời theo Nghị quyết 128 áp dụng thống nhất trong toàn quốc và tạm thời không áp dụng các quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ và các Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19…
Đề cao linh hoạt, không sợ hãi dịch bệnh
Đề cập đến một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, tại hội thảo “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19, khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương” do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/10/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc chuyển từ quản lý không COVID-19 sang quản lý rủi ro, là một trong những thích ứng.
Trong trạng thái bình thường mới, người dân phải có ý thức thay đổi tinh thần, thói quen, suy nghĩ.
Theo Thủ tướng, phải tăng cường hệ thống y tế từ trung ương đến cơ sở để người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, hạn chế tử vong.
Trong lãnh đạo phải tập trung thống nhất, trong tổ chức thực hiện phải linh hoạt, phù hợp với tình hình; phân cấp phân quyền đi đôi với tăng cường nguồn lực thực hiện; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Trong kinh tế, giữ vững kinh tế vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn, kiểm soát lạm phát; tập trung khôi phục sản xuất, chú trọng kết nối lại thị trường lao động, hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu.
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh việc chăm lo an sinh xã hội, đảm bảo đời sống cả tinh thần và vật chất cho người dân, nhằm giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia.
Đề cao linh hoạt, không sợ hãi dịch bệnh - đó là nhận định của nhiều chuyên gia về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Chính phủ. Trao đổi với truyền thông, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đánh giá: “Có thể thấy, Nghị quyết của Chính phủ có nhiều nội dung linh hoạt và mở rộng hơn, đề cao tinh thần sống chung với dịch bệnh và không có sự e ngại, sợ hãi trước dịch COVID-19”. Cũng theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, từ quy định chung của Chính phủ, dựa trên Nghị quyết này, các Bộ phải nhanh chóng có hướng dẫn cụ thể để các địa phương đưa ra giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Cùng quan điểm, tại chương trình truyền hình trực tuyến với chủ đề “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, PGS.TS Lương Mai Anh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế đã nhấn mạnh hướng dẫn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” thể hiện quan điểm toàn diện, tổng thể của Chính phủ trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân song song với phát triển kinh tế, cùng với tỷ lệ bao phủ vaccine tăng cũng như thuốc điều trị đã được sử dụng trong thời gian vừa qua và kinh nghiệm của các nước trên thế giới, của WHO.
Trong trạng thái bình thường mới, người dân phải có ý thức thay đổi tinh thần,
thói quen, suy nghĩ
Tuy nhiên, không thể tránh khỏi việc vẫn còn đó những lo lắng về vấn đề khi các tỉnh thành nới lỏng giãn cách thì người dân ít nhiều có sự chủ quan lơ là phòng chống dịch, dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Từ góc độ của một chuyên gia y tế, TS.BS Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y đã đưa ra khuyến nghị: “Ngay cả khi chúng ta tiêm chủng với số lượng trên 50% - 70% để đạt mức miễn dịch cộng đồng thì chúng ta vẫn chưa hẳn đã phòng được hoàn toàn dịch bệnh COVID-19, theo kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Cho nên, chúng ta vẫn phải có những biện pháp phòng tránh dịch, nêu cao ý thức của người dân trong việc phòng, ngừa dịch COVID-19.
Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng trong trạng thái bình thường mới hay theo chủ trương mới là thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát dịch bệnh thì người dân phải có ý thức thay đổi tinh thần, thói quen, suy nghĩ và chấp nhận rằng xung quanh ta đang có những người F1 cách ly tại cộng đồng, hoặc xung quanh ta có những người nhiễm COVID-19 đang được điều trị tại nhà.
Theo đó, chúng ta không được kỳ thị với những người này và phải tham gia vào các tổ đội để giúp đỡ chăm sóc những đối tượng này. Đồng thời, người dân cũng nên nghiên cứu các tài liệu mà Bộ Y tế đã ban hành về việc chăm sóc đối với người bệnh F0, F1 tại nhà, tại cộng đồng. Khi chúng ta trang bị trước kiến thức, kinh nghiệm về việc chăm sóc người bệnh COVID-19 để có thể chủ động khi chẳng may bản thân hoặc người thân của mình mắc bệnh.
Khi chúng ta chấp nhận có ca bệnh trong cộng đồng, chúng ta phải tự nêu cao ý thức phòng ngừa dịch bệnh bằng cách luôn luôn đeo khẩu trang, thực hiện 5K, luôn khử khuẩn tay thường xuyên. Có thể sử dụng các tấm chắn che mặt khi ra ngoài tiếp xúc với cộng đồng, ở những nơi chúng ta không thể chắc chắn không có COVID-19.
Về vấn đề dinh dưỡng, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh người dân cố gắng nâng cao sức khỏe, bằng cách ăn tốt hơn để có sức khỏe tốt hơn, cố gắng sử dụng các nhóm thực phẩm nâng cao khả năng miễn dịch. Người dân có thể tham khảo Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 4156/28-8-2021/Bộ Y tế. Trong hướng dẫn này, chúng tôi đã đưa ra các loại thực phẩm, rau hoa quả để hướng dẫn người dân sử dụng để nâng cao sức khỏe. Ngoài ra còn có các nhóm vitamin tổng hợp và kẽm để tăng sức đề kháng của cơ thể”.
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Nhóm đối tượng gồm 3 thanh niên bị bắt để điều tra về hành vi cắt ghép hình ảnh nhạy cảm để tống tiền của gần 1000 nạn nhân, với số tiền khoảng 200 tỷ đồng.
TS.BS. Nguyễn Quang Ân - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Y tế Phú Thọ là một trong những cá nhân vinh dự được nhận Bảng vàng ghi danh Doanh nhân - Trí thức tiêu biểu Việt Nam năm 2025.
Trong hàng ngũ chỉnh tề, hình ảnh các nam, nữ học viên Học viện Cảnh sát nhân dân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân vào đêm sơ duyệt diễu binh...
Ngày 26/4, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã ban hành quyết định về áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không l
Nhóm đối tượng gồm 3 thanh niên bị bắt để điều tra về hành vi cắt ghép hình ảnh nhạy cảm để tống tiền của gần 1000 nạn nhân, với số tiền khoảng 200 tỷ đồng.
Ngày 27/4, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết đã bắt tạm giam Dương Thị Thảo (30 tuổi, chủ quán Moonlight); Dương Đình Kiên, 28 tuổi, và Hoàng Thị Ngọc, 30 tuổi, để điều tra tội Bắt, giữ người trái pháp luật.
Lực lượng chức năng Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa tiến hành tạm giữ hình sự tài xế điều khiển xe khách không may gặp nạn tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc khiến 4 người thiệt mạng.
Để dễ bề quản lý, giám sát, không cho các nhân viên bỏ trốn hay liên lạc với gia đình, người thân, đối tượng Thảo đã cho thu hết Căn cước công dân, điện thoại của các nạn nhân.
Nhóm thanh niên điều xe máy không đội mũ bảo hiểm, không gắn biển kiểm soát, có hành vi lạng lách, đánh võng, rồ ga, hò hét, vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều trêu chọc, tạt đầu xe của một cô gái, gây bức xúc cho người đi đường.
Do cần tiền tiêu xài nên Minh đã liên hệ để bán khẩu súng cùng số đạn còn lại cho Nguyễn Văn Châu (SN 1993; trú tại xã Ia Drang), với giá 4 triệu đồng.
Ngày 26/4, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đã phát hiện thêm Công ty TNHH Famimoto Việt Nam có hành vi sản xuất hàng giả là các thực phẩm với quy mô lớn.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.