Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố lịch thi THPT quốc gia năm 2018, các trường THPT trên địa bàn Hà Nội đã khẩn trương ôn tập cho học sinh.
Tin nên đọc
Sĩ tử cần biết: Tên và mã ngành tuyển sinh Đại học năm 2018
Tuyển sinh 2018: Sẽ có điểm sàn riêng cho ngành sư phạm
Tuyển sinh không thể mặc nhiên “vơ bèo vạt tép”
Bình Dương: Tuyển sinh ngành văn học bằng tổ hợp khối A
Song song với việc đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho HS, các đơn vị cũng chú ý tăng cường tư vấn, hướng nghiệp, nhằm giúp HS có chọn lựa môn thi cũng như ngành, nghề cho tương lai.
|
Ảnh minh họa |
Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa) Hà Xuân Nhâm cho biết, sau kỳ thi khảo sát, thi thử THPT quốc gia, bên cạnh việc đảm bảo kế hoạch dạy và học theo chương trình chính khóa, nhà trường đã khẩn trương lên kế hoạch ôn tập cho HS.
Cụ thể, từ nay đến giữa tháng 4/2018, trường vẫn giữ nguyên các hoạt động dạy học theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Sau khi kết thúc chương trình các môn học, HS sẽ bước vào giai đoạn ôn thi học kỳ 2. Sau đó, các tổ bộ môn sẽ điều chỉnh thời lượng giữa các môn học, bổ sung một số tiết ôn tập kiến thức lớp 11.Hiện tại, nhiều trường đã tận dụng tiết học ở buổi hai để tổ chức ôn tập, hệ thống lại kiến thức lớp 11, cũng như tăng cường ra các đề thi mẫu cho HS luyện tập.
Ngoài ra, trong các bài kiểm tra một tiết, giáo viên cũng tổ chức giống hình thức thi THPT quốc gia để HS quen dần với định dạng đề thi tốt nghiệp. Tại trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy), Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhiếp cho biết, việc ôn tập không quá sa đà vào chương trình lớp 11 mà ưu tiên đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng lớp 12.
Thêm vào đó, đề thi tham khảo năm nay do Bộ GD&ĐT công bố được giáo viên đánh giá là tăng độ khó rõ rệt so với năm trước ở tất cả các môn. Do đó, việc “lên dây cót” tinh thần, vừa đảm bảo chuẩn kiến thức cho HS, vừa giúp các em có tâm lý, sức khỏe tốt nhất trước khi bước vào kỳ thi là điều trường đặc biệt chú trọng.
Song song tổ chức dạy học theo đúng kế hoạch chương trình năm học, các trường THPT đã khẩn trương xây dựng kế hoạch dạy học phụ đạo HS, tổ chức kiểm tra đánh giá HS theo các bộ đề thi tham khảo cho HS tất cả các khối lớp THPT nhằm giúp HS có kết quả tốt nhất cho kỳ thi. Tuy nhiên, bên cạnh việc phân nhóm ôn tập theo năng lực HS, theo môn... không ít lãnh đạo, giáo viên và HS các nhà trường băn khoăn, đó là tỷ lệ kiến thức chương trình lớp 11 trong đề thi tham khảo chỉ chiếm từ 20% - 25%, nhưng các câu hỏi không xác định rõ ở mức độ nào giữa nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Nguyễn Tuấn Anh - HS lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn (quận Đống Đa) cho biết, để có thể học và nắm vững kiến thức lớp 12 đã là một thách thức, nay thêm 20 – 25% kiến thức lớp 11, việc học sẽ áp lực hơn. Mai Quỳnh Phương - HS trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa) chia sẻ: “Giá như Bộ GD&ĐT khoanh vùng kiến thức lớp 11, HS sẽ đỡ vất vả hơn. Hy vọng thầy cô tạo điều kiện ôn luyện kiến thức mở rộng (kiến thức lớp 11) của đề năm nay và tạo động lực tinh thần cho HS trong thời gian học và ôn luyện”.Nhiều ý kiến cho rằng, HS có thể choáng ngợp trước một lượng kiến thức rất lớn phải ôn tập cùng với những đổi mới của đề thi năm nay, do đó đòi hỏi các nhà trường, giáo viên có kế hoạch ôn tập, định hướng tốt cho HS để có kết quả tốt nhất cho kỳ thi.