Trong đêm Giáng Sinh, người dân mỗi quốc gia sẽ có một cách riêng để đón mừng Noel khác nhau, với rất nhiều sắc thái và phong tục lạ đời, chỉ để mong được may mắn và bình an trong năm mới sắp đến.
Tin nên đọc
Mách bạn 5 địa điểm vui chơi Noel lý tưởng ở Hà Nội
8 điểm vui chơi Giáng sinh thả ga tại TP HCM
Đường hoa xuân Nguyễn Huệ tết Đinh Dậu 2017 có nhiều nét độc, lạ
Chờ đón 3 sự kiện cực kỳ hoành tráng diễn ra tại Đà Nẵng cuối năm 2016
Australia
Ở Australia, xe trượt tuyết của ông già Noel được kéo bởi 8 con Kangguru trắng chứ không phải tuần lộc như ở các quốc gia khác.
Đặc biệt nhất trong lễ Giáng sinh ở Australia phải kể đến “Đêm đốt nến hát thánh ca mùa giáng sinh”. Sự kiện này bắt nguồn thành phố Melbourne vào năm 1937 và được duy trì cho đến ngày nay. Hàng nghìn người tụ tập cùng hát vang những bài thánh ca với ngọn nến trong tay, truyền đi thông điệp hòa bình trên khắp trái đất và niềm vui đến cho mọi nhà.
Thụy Sỹ
Trong ngày lễ Giáng sinh ở đây, ông già Noel không cưỡi những con tuần lộc với chiếc mũ đỏ mà đi trên một chiếc xe bus chở trẻ em đi chơi vòng quanh khắp thành phố, hát hò với chúng và cho chúng một giỏ đầy kẹo.
Italy
Bữa tối 24/12 của người Italy thường là một mâm tiệc thịnh soạn bao gồm một món ăn với cá chình nướng, đĩa rau truyền thống gọi là cardoni, bánh pastry với kem pho mát. Những ngọn nến được thắp sáng lung linh, trẻ em sẽ đứng lên kể những câu chuyện về ngày lễ và sự ra đời của ''em bé thần thánh''.
Các món quà thường được trao tặng sau lễ Mixa lúc nửa đêm. Theo tục lệ truyền thống, không phải ông già mà là bà già Noel tên Strega Buffana sẽ đến thăm trẻ em.
Áo
Từ ngày 6/12, ông già Noel của Áo đã đi phát kẹo, hạt dẻ và táo cho trẻ em. Còn đến ngày 24/12, một nhân vật tí hon có cánh tên là Kristkindl mang quà và cây thông Noel tới. Bọn trẻ sẽ chờ đợi tới khi nào nghe tiếng chuông leng keng mới được mở cửa bước vào phòng, nơi có cây thông Noel được trang trí những ngọn nến và kẹo mứt đang chờ đón.
Anh
Người dân Anh thường đón Noel với một cây thông được trang hoàng thật lộng lẫy. Bánh Pudding đóng một vai trò không thể thiếu trong lễ Giáng sinh của người Anh. Trong quy trình làm bánh, người dân Anh có truyền thống là ước một điều khi trộn các nguyên liệu với nhau theo chiều kim đồng hồ. Người ta cho rằng đó là con đường duy nhất để điều ước trở thành sự thật. Và bánh Pudding của người Anh thường có những điều đặc biệt ẩn giấu trong nhân bánh: Hạt đậu, đồng xu… Người nào nhận được phần bánh có nhân đặc biệt sẽ được may mắn cho cả năm.
Trẻ em thường viết những lá thư cho ông già Noel rồi ném chúng vào lò sửa. Bọn trẻ tin rằng những lá thư này sẽ bay qua ống khói đến bắc cực, nơi ở của ông già Noel.
Nhật Bản
Người Nhật mừng Giáng sinh gần giống như ngày lễ Tình nhân và nơi phổ biến nhất cho những đôi đang hẹn hò là ở KFC.
Trên thực tế, KFC ở Nhật luôn quá đông nên việc bạn phải đặt chỗ trước để có bàn. Truyền thống này xuất phát từ việc đất nước hoa anh đào không có nhiều nguồn hàng gà tây.
Ba Lan
Là một đất nước theo Thiên chúa giáo, người Ba Lan luôn chờ cho đến khi ngôi sao đầu tiên phát sáng trên bầu trời ngày Giáng sinh. Ai nhìn thấy nó đầu tiên có thể ngồi vào bàn và bắt đầu bữa tối. Bữa ăn này thường có đến 12 món, tượng trưng cho 12 tháng trong năm và thường bắt đầu với món súp củ cải đỏ hoặc rau bắp cải, sau đó là cá hoặc gà tây.
Gia đình người Ba Lan thường mời khách đến dự bữa ăn đêm Giáng sinh. Số lượng đĩa dọn ra bàn phải luôn là số lẻ 5, 7 hay 9… và số người tham gia phải luôn bằng số đĩa được dọn trên bàn. Chủ nhà sẽ bẻ chiếc bánh oplatek, là chiếc bánh quế mỏng có in quang cảnh Chúa ra đời chia cho tất cả mọi người trên bàn ăn.
Ukraine
Người Ukraine trang trí mạng nhện giả lên cây Giáng sinh để ước vọng gặp nhiều may mắn. Theo truyền thuyết, một đàn nhện đã giăng tơ trang trí cây thông giúp một gia đình nghèo. Kỳ lạ thay, vào đúng Giáng sinh, những sợi tơ bình thường ấy bỗng hóa thành những sợi tơ bằng vàng và bạc.
Pháp
Tại Pháp, trẻ em để những đôi giầy của mình gần đống lửa vào đêm trước Giáng sinh để nhận quà từ ông già Noel; trong khi đó, những trẻ em lớn hơn sẽ đi với người lớn tới nhà thờ lúc nửa đêm rồi mới quay về nhà dùng bữa ăn nhẹ gọi là “lere’veillon.”
Theo truyền thống, vào cuối tháng 11, các bà mẹ Pháp sẽ mua cho con mình một tấm lịch “Calendrier de I’Vvent.” Bên trong tấm lịch đặc biệt này là những viên kẹo socola vuông, mỗi viên kẹo ứng với một cửa sổ, có đánh số ngày, từ mùng 1 đến 24, sắp xếp lộn xộn. Mỗi sáng, trẻ em phải tìm được số ngày ghi trên lịch và mở cửa sổ rồi nhận một viên kẹo socola thưởng. Điều đặc biệt này chỉ dành cho tháng Noel.