Tham dự trực tiếp khai mạc có Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan; đại diện các tổ chức quốc tế và lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL cùng đông đảo bà con nông dân trồng lúa trong vùng.
Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 diễn ra từ ngày 11 - 15/12, với chuỗi các hoạt động triển lãm, hội nghị, hội thảo, gồm: Triển lãm Con đường lúa gạo Việt Nam; triển lãm sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố trong cả nước, triển lãm chuỗi ngành hàng lúa gạo; Trình diễn máy móc, thiết bị canh tác lúa gạo, trình diễn công nghệ cơ giới hóa gieo sạ và mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm…
Nhiều bài hát kết hợp với tiết mục múa đã tái hiện lúa gạo Việt Nam từ lúc khó khăn đến sự phát triển và hiện đã vươn tầm thế giới.
Chỉ đạo trực tuyến từ Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói, năm 2023 là năm có những thời cơ thuận lợi đan xen với khó khăn, thách thức, nhưng thách thức nhiều hơn thuận lợi. Tuy nhiên, có thể nói, đến thời điểm này, kinh tế Việt Nam tương đối ổn định, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy được tăng trưởng. Nợ công, nợ Chính phủ, nước ngoài, chi ngân sách được kiểm soát tốt, thu đủ chi, "làm đủ ăn". Đặc biệt xuất khẩu gạo có thể đạt 8 triệu tấn trong năm 2023. Việt Nam thể hiện là thành viên có trách nhiệm với quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong những lúc khó khăn.
“Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 nhằm quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam thân thiện, cần cù, mến khách, yêu lao động và quảng bá nền văn minh lúa nước hàng nghìn năm của Việt Nam", Người đứng đầu Chính phủ truyền thông điệp, đồng thời nhấn mạnh: "Việt Nam là nước đầu tiên xây dựng và phát triển kế hoạch 1 triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Đây cũng là nhiệm vụ mang tính toàn dân, toàn cầu. Thể hiện trách nhiệm của mình với quốc tế trong chống biến đổi khí hậu và xây dựng nền nông nghiệp phát thải thấp”.
Phát biểu trực tiếp khai mạc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Việt Nam từng là nước “chạy gạo từng bữa”. Nhưng giờ đây, “cây lúa hôm nay” đã mở ra “đường lớn”, đưa chúng ta trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu về cả về sản lượng và chất lượng. Gạo Việt Nam được vinh danh trong nhóm gạo ngon nhất thế giới.
Các tiết mục văn nghệ đã quảng bá về hình ảnh, con người trồng lúa Việt Nam ham tìm tòi, học học, sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều thách thức đặt ra do biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng. Vì vậy, chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo cần có những thích ứng linh hoạt để trở nên chuyên nghiệp và bền vững. Ngành lúa gạo không chỉ tạo ra các sản phẩm chất lượng cao mà còn góp phần kiến tạo nên một hệ sinh thái ổn định, an lành.
“Chúng tôi hiểu rằng, quyền lợi và trách nhiệm của người trồng lúa Việt Nam luôn gắn bó mật thiết và là một phần không thể tách rời với chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo toàn cầu. Đổi mới sáng tạo, ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật phù hợp, đồng bộ dựa trên việc tiếp nối những kinh nghiệm tri thức bản địa; với tinh thần gìn giữ môi trường, tôn trọng thiên nhiên, là cách thức mà đội ngũ nông dân chuyên nghiệp tại Việt Nam đã và đang thực hiện, để hướng tới những cánh đồng “phát thải thấp”.
Đồng thời, phải xây dựng một nền sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm với con người và môi trường. Qua đó, góp phần tích cực vào ổn định an ninh lương thực thế giới. Đây luôn là mục tiêu chiến lược, là sự cam kết của ngành hàng lúa gạo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ.
Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường lúa gạo, Bộ Công Thương vừa quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành nhằm giám sát hoạt động kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện gửi các Bộ, ban ngành các địa phương về việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước.
Kỳ họp thứ 25 HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV sẽ xem xét, quyết định một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy và điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp đột phá nhằm tăng tốc, bứt phá trong phát triển kinh tế, quyết tâm vượt mốc tăng trưởng kinh tế năm 2025 đã đề ra.
Chiều 12/2, HĐND tỉnh Hậu Giang đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Trần Văn Huyến và bầu ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang giữ chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều 17/1, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam, khám xét chỗ ở đối với ông Nguyễn Văn Tiến, cựu Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trong 03 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (từ ngày 5 đến 7/4), lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã xử lý 441 trường hợp vi phạm nồng độ cồn...
Ngày 07/4/2025, Chính phủ có Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Kế hoạch).
Đến nay đã có khoảng 50 quốc gia đề nghị được đàm phán với Mỹ, song Việt Nam là một trong những nước có phản ứng sớm nhất và là nước đầu tiên có trao đổi trực tiếp của lãnh đạo cấp cao nhất.
Theo Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm 2025, số thuế thu được từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34,500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 năm gần đây, tổng thu từ hoạt động này đạt khoảng 296,000 tỷ đồng.
200 cán bộ chiến sỹ cùng với các lực lượng chức năng khác thuộc Chuyên án ... đã được triển khai hoạt động hoàn toàn bí mật, triệt phá thành công ổ nhóm sản xuất ma túy lớn từ trước đến nay do đối tượng người nước ngoài cầm đầu.
Đó là nội dung được người đứng đầu Chính phủ cam kết tại cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của châu Âu diễn ra vào chiều ngày 2/3 vừa qua.
Đó là một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Đó là một trong 5 phương châm được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ trong Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát công việc và bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ phòng, chống lãng phí thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới và khẳng định chúng ta thấy có đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực, quyết tâm đạt tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025.
Chiều ngày 18/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, giao nhiệm vụ cho một số thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/2/2025 về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đa số đại biểu nhất trí với phạm vi sửa đổi và đóng góp hoàn thiện các quy định liên quan đến việc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.