Nối tiếp các bước đi ngoại giao gần đây của các quốc gia thành viên ASEAN liên quan đến việc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, Indonesia một lần nữa khẳng định lập trường của nước này về vấn đề Biển Đông.
Tổng thống Indonesia thị sát tàu chiến tại vùng biển Natuna tháng 1 năm 2020 (Nguồn: tribunnews)
Trong đó nhấn mạnh, “đường chín đoạn” của Trung Quốc là thiếu cơ sở pháp lý và vi phạm UNCLOS năm 1982 thông qua công hàm gửi lên Liên hợp quốc. Hành động này của Indonesia thể hiện chính sách nhất quán của quốc gia vạn đảo đối với vấn đề Biển Đông
Công hàm bác bỏ "đường chín đoạn" gửi Liên hợp quốc
Trong công hàm gửi Tổng thư ký LHQ António Guterres ngày 26/5, Indonesia đã nêu rõ sự ủng hộ của chính phủ nước này đối với phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài thường trực ở La Hay, khi tòa án đứng về phía Philippines trong vụ kiện về lãnh thổ với Trung Quốc. Công hàm tái khẳng định “yêu sách của Trung Quốc về “đường chín đoạn” là thiếu cơ sở pháp lý và vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982”.
Công hàm của phía Indonesia cũng nhấn mạnh nước này đã nhất quán trong việc thúc đẩy sự tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và phản đối các yêu sách trái với luật pháp quốc tế.
Phái đoàn thường trực Indonesia tại Liên hợp quốc đưa ra công hàm trên để bày tỏ quan điểm trước 3 công hàm của Trung Quốc bao gồm: Công hàm ngày 12/12/2019 của Trung Quốc phản đối bản đệ trình thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Malaysia; Công hàm ngày 23/3/2020 của Trung Quốc phản đối tuyên bố của Philippines; Công hàm ngày 17/4/2020 về quan điểm của Trung Quốc đối với bản đệ trình chung thềm lục địa mở rộng vượt ngoài 200 hải lý của Malaysia và Việt Nam.
Đây không phải là hành động “hiếm có” của Indonesia
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Teuku Faizasyah nhấn mạnh, chính phủ Indonesia đưa ra công hàm này vì nhận thấy yêu sách của Trung Quốc đối với Vùng đặc quyền kinh tế Indonesia dựa trên "đường chín đoạn" mà nước này vẽ ra. Ông Teuku Faizasyah cho rằng "Chúng ta không thể biết được mục đích của Trung Quốc là gì khi đưa ra “đường chín đoạn” mà có khả năng sẽ làm ảnh hưởng đến Indonesia. Do đó, điều cần làm là khẳng định lập trường của Indonesia một cách công khai cho thế giới”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia cũng nhấn mạnh, việc Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc không phải là bước đi "hiếm có" của nước này. Bởi năm 2010, Indonesia đã từng gửi công hàm tương tự lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc.
Vào đầu tháng 1/2019, trước việc tàu cá Trung Quốc xâm phạm bất hợp pháp vào vùng biển Natuna và Bắc Kinh lớn tiếng khẳng định chủ quyền ở khu vực Biển Đông, Bộ ngoại giao Indonesia đã gửi công hàm và triệu Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta để phản đối và tuyên bố không công nhận "đường chín đoạn" mà Trung Quốc đề ra. Bộ Ngoại giao Indonesia khẳng định, lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố vẫn thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia, những tuyên bố về chủ quyền một cách "đơn phương" của Trung Quốc trên Biển Đông là không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được luật pháp quốc tế công nhận.
Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, điều này bao gồm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không, khuyến khích tất cả các bên tôn trọng luật hàng hải quốc tế, đặc biệt là công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).Tiếp đó vào đầu tháng 5 năm nay, Ngoại trưởng Indonesia đã bày tỏ quan ngại về việc, trong khi cả thế giới đang đối phó với dịch Covid-19 thì Trung Quốc liên tục có những hành vi vi phạm chủ quyền trên Biển Đông.
Đặc biệt vào ngày 18/4, nước này lại có hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam khi Bộ Dân chính Trung Quốc ngang nhiên thông báo, Quốc Vụ viện nước này vừa phê chuẩn thành lập cái gọi là "Quận Tây Sa" và "Quận Nam Sa" trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam và ban hành quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.
Tân Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia, Đô đốc Yudo Margono chỉ huy chiến dịch quân sự tuần tra vùng biển Bắc Natuna ngày 28/5/2020 (Nguồn: Tirto)
Nữ Ngoại trưởng Indonesia cũng kêu gọi các bên liên quan kiềm chế các hành động làm xói mòn lòng tin và gia tăng căng thẳng trong khu vực. Theo bà, tình hình có lợi trên Biển Đông có thể hỗ trợ cho quá trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) vốn đang bị tạm hoãn do đại dịch toàn cầu.
Gần đây nhất, ngày 26/5, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh Indonesia, ông Mahfud M.D đã yêu cầu các tân Tham mưu trưởng Hải quân và Không quân Indonesia, bảo vệ chủ quyền quốc gia trong bối cảnh diễn ra các tranh chấp với Trung Quốc ở vùng biển Bắc Natuna.
Theo đó, tuần cuối tháng 5, Tân Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia, Đô đốc Yudo Margono sử dụng Hệ thống Vũ khí hạm đội tích hợp, trong đó huy động máy bay quân sự, máy bay Boeing và tàu quân sự để tuần tra an ninh hàng hải trên vùng biển Bắc Natuna, vùng biển thường xuyên xảy ra các vụ vi phạm chủ quyền lãnh thổ và đảm bảo luật pháp quốc tế được thực thi cũng như ngăn chặn sự hiện diện của các tàu quân sự nước ngoài trên vùng biển này của Indonesia.
Nhận định của chuyên gia
Từ Washington, ông Gregory Poling, Giám đốc Cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng, hành động lần này của Indonesia đã mở ra một con đường mới. Công hàm của Indonesia là phản ứng mới nhất trong số những công hàm của các Quốc gia ASEAN và Trung Quốc gửi cho Liên Hợp quốc sau công hàm của Malaysia hồi tháng 12/2019 về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với thềm lục địa trên Biển Đông.
Ông Gregory Poling cho biết, “các quan chức Jakarta đã thúc đẩy điều này trong 4 năm và dường như họ đã thắng vì lo ngại chính trị đối với Trung Quốc. Lần đầu tiên một quốc gia Đông Nam Á láng giềng của Philippines đứng lên và kiên quyết ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 bằng công hàm”.
Từ trong nước, chuyên gia quan hệ quốc tế từ Đại học Indonesia (UI), ông Hikmahanto Juwana, nhận định, chiến lược này của Indonesia là rất tốt để truyền đạt quan điểm tới Liên hợp quốc mà không nhất thiết phải nhận được phản hồi từ Trung Quốc. Theo ông, “lâu nay Trung Quốc luôn nói rằng không cần lo lắng vì Trung Quốc luôn tôn trọng chủ quyền của Indonesia nhưng vấn đề không phải là chủ quyền mà là quyền chủ quyền”.
Trong khi đó, Nhà nghiên cứu luật biển quốc tế từ Đại học Gadjah Mada (UGM) Indonesia, ông I Made Andi Arsana cho rằng, thái độ của Indonesia từ trước đến nay luôn kiên quyết bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông, hiện đã được tuyên bố rõ ràng với Liên hợp quốc. Việc gửi công hàm này thể hiện quan điểm nhất quán và kiên quyết quyết của Indonesia và đại diện cho nhiều bên trong đó có các quốc gia cũng đang gặp phải rắc rối bởi thuật ngữ "đường chín đoạn" do Trung Quốc khởi xướng./.
Từ ngày 15 đến 17/4, hoạt động xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu qua khu vực mốc 1116-1117 cùng đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa tại mốc 1119-1120 thuộc Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan sẽ tạm dừng nhằm phục vụ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Sáng ngày 8/4, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
Từ tháng 4 đến tháng 8/2025, Hà Nội triển khai kế hoạch giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm OCOP, thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩ
Ngày hội Du lịch, Ẩm thực Phú Quốc năm 2025 dự kiến diễn ra từ ngày 29/4 - 01/5/2025, tại Trung tâm Văn hóa Thể thao thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đây là sự kiện văn hóa - du lịch quy mô lớn nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, t
Sáng 17/4/2025, huyện Sóc Sơn tổ chức lễ công bố và đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 2 năm 2024 cho 7 xã: Tân Dân, Hồng Kỳ, Thanh Xuân, Đông Xuân, Minh Phú, Hiền Ninh và Tân Minh.
Trong lúc anh Trần Xuân Thịnh đang trên đường đi đến nơi làm việc, khi đi đến khu vực Tổ 6, ấp Long Thạnh 2, xã Long Giang thì nhìn thấy 01 cái túi đeo màu đen của ai đánh rơi trên đường nên anh Thịnh nhặt lên và kiểm tra thì thấy bên trong có tiền.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tạo nên bước đột phá trong phát triển kinh tế và vươn tới những tầm cao mới để khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước.
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.