Bước đầu, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển bò Mông Việt Nam đã phối hợp với chính quyền sở tại vận động nhân dân tham gia thành lập 10 Hợp tác xã (HTX) vệ tinh đóng chân trên địa bàn để phối hợp cùng Công ty phát triển dự án.
Theo các thành viên Hợp tác xã (HTX), Công ty còn tổ chức đưa các hội viên đi thăm quan mô hình nuôi bò ở Mộc Châu (Sơn La), Sơn Tây (Hà Nội)… để học hỏi kinh nghiệm nuôi bò. Đồng thời, tổ chức nhiều lớp tập huấn nuôi bò để chuẩn bị thực hiện dự án mang tầm quốc gia.
Ông Ngô Thế Khôi, trú tại thôn Nà Chiêm, xã Thanh Thịnh (huyện Chợ Mới) - từng là Cán bộ địa chính xã Quảng Chu, nhưng vì đầu tư HTX nuôi bò đã phải bỏ công việc Nhà nước của mình. (Ảnh: Phàn Họ).
Ban đầu, các HTX trên địa bàn huyện Chợ Mới vẫn “lừng khừng” thực hiện dự án, bởi chưa thấy có cơ sở thực tế, chưa nhận được nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, bằng nhiều cách khác nhau, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển bò Mông Việt Nam đã thuyết phục được 4 HTX là: HTX bò số 6,7,8 và 9 đi đầu thực hiện.
Ông Nông Văn Lợi - Giám đốc HTX bò Mông số 7 cho hay, lúc đầu Công ty yêu cầu các HTX phải tự đầu tư xây dựng chuồng trại, mở rộng mặt bằng và thực hiện trồng cỏ để nhân giống. Công ty hứa hẹn có như vậy mới đủ điều kiện để giao 50 con bò giống cho mỗi HTX.
Để có tiền đầu tư, bản thân ông Lợi cùng các HTX viên đã cắm sổ đỏ của gia đình để vay tiền đầu tư. Riêng gia đình ông Lợi vay 300 triệu ngân hàng, còn các thành viên trong HTX vay thêm 500 triệu để tạo mặt bằng, xây dựng chuồng trại và trồng cỏ. Tổng diện tích đầu tư xây dựng, canh tác trên địa bàn thôn Bản Đén 2, xã Quảng Chu của HTX bò Mông số 7 là khoảng hơn 2ha.
Ông Nông Văn Lợi - Giám đốc HTX bò Mông số 7 cũng từng kỳ vọng về hiệu quả của mô hình nuôi bò Mông, tuy nhiên cũng đành thất vọng và ghánh một “núi nợ”. (Ảnh: Phàn Họ).
Không riêng gì ông Lợi, gia đình ông Dương Văn Thư – Phó Giám đốc HTX bò Mông số 9 ở thôn Làng Điền, xã Quảng Chu cũng được Công ty cổ phần đầu tư và phát triển bò Mông Việt Nam thuyết phục đầu tư chuồng trại và các hạng mục khác.
Để có vốn thực hiện, gia đình ông Thư cũng đã thế chấp sổ đỏ ở Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn để vay 350 triệu đồng và HTX đứng ra vay 98 triệu đồng vốn hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn. Quy mô thực hiện trên 2,5ha, bao gồm: Chuồng trại, mặt bằng chăn thả và trồng cỏ.
Tán gia, bại sản vì… dự án bò
Những tưởng, khi bỏ ra số vốn rất lớn để đầu tư cơ sở vật chất, mặt bằng và các hạng mục khác cần thiết thì Công ty cổ phần đầu tư và phát triển bò Mông Việt Nam sẽ giữ lời hứa giao cho mỗi HTX số bò như đã hứa, nhưng thực tế sau 5 năm mòn mỏi chờ đợi các HTX vẫn không hề nhận được bò.
Trò chuyện với phóng viên, ông Nông Văn Lợi rầu rĩ nói: “Lúc đó Công ty cổ phần đầu tư và phát triển bò Mông Việt Nam lên tổ chức lớn lắm, mời các hộ dân ra huyện để dự. Thậm chí còn mở lớp tập huấn, đưa đi thăm quan, báo chí, truyền hình còn đưa tin ầm ầm thì ai mà chả tin. Thế là gia đình tôi vận động anh em trong nhà mở HTX thôi, nhưng nào ngờ, làm rồi mới biết mình sai lầm. Giờ thì ghánh cả núi nợ, vợ con trách móc, anh em thì nói mình lừa họ tham gia”.
Ông Lợi cho biết, sau khi xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, 3 năm sau không có bò, lại nợ nần nên gia đình đành chuyển sang nuôi dê, diện tích trồng cỏ thì nhổ gốc đi trồng thay cây nhãn, đất trống thì mua thêm vài con dê thả để xoay tiền trả lãi ngân hàng. Gia đình kiệt quệ, giấc mộng đổi đời từ nuôi bò cũng đành từ bỏ, đơn thư khắp nơi cũng không ai thấu.
Khu vực trồng cỏ, xây chuồng bò của gia đình anh Lợi giờ đây hoang tàn, giờ đây chỉ là cỏ dại mọc um tùm, vừa qua gia đình trồng mới trồng thêm nhãn. (Ảnh: Phàn Họ).
Còn gia đình ông Thư thì cũng thảm hại không kém, trước đó gia đình mua được mảnh đất gần đường cao tốc Chợ Mới – Thái Nguyên định làm nhà, nhưng vốn liếng bỏ vào xây dựng HTX bò Mông. Thậm chí, cắm cả sổ đỏ để vay thêm những mong đợi có bò giống để nuôi rồi bán lấy lãi, nuôi ước mơ làm cái nhà lớn để đưa vợ con ra ngoài đường ở cho tiện. Nhưng nào ngờ lại chồng thêm nợ, bế tắc, mới nhờ đến các cơ quan báo chí lên tiếng giúp.
Trong số những HTX viên nuôi giấc mộng đổi đời từ nuôi bò Mông ở Chợ Mới, người lâm vào hoàn cảnh thê thảm nhất có lẽ là anh Ngô Thế Khôi, trú tại thôn Nà Chiêm, xã Thanh Thịnh. Năm 2018, anh Khôi vốn là cán bộ địa chính xã Quảng Chu, vì có máu làm giàu bằng nghề tay trái, anh Khôi đã cho vợ đứng ra làm Giám đốc HTX bò Mông số 8 và vận động anh em trong gia đình hiến đất, vay ngân hàng để xây dựng cơ sở hạ tầng của HTX.
Ngồi trong căn nhà đất tềnh toàng, anh Khôi tâm sự: “Lúc đó mình làm cán bộ xã thấy Công ty mua đất khắp nơi, rồi xây cả cơ sở lên hoành tráng. Lúc đó trong đầu vẫn đắn đo chưa tin, sau đó đại diện công ty cũng lên động viên là cán bộ phải nêu gương, đi đầu làm trước để các HTX khác làm theo nên tôi mới làm liều.
Gia đình tôi đã cắm sổ đỏ để vay ngân hàng, tổng cũng nợ ngót gần 1 tỷ đồng. Đợi 3 năm vẫn không thấy công ty giao bò, chán nản, không còn cách khác tôi phải bỏ cả công việc để về làm việc khác để trả nợ”, anh Khôi cho hay.
Trụ sở Công ty cổ phần đầu tư và phát triển bò Mông Việt Nam từng kỳ vọng là nơi nuôi hàng nghìn con bò, nhưng đến nay hiu hắt, đằng sau cho một đơn vị thuê làm nến. (Ảnh: Phàn Họ).
Theo anh Khôi, đến thời điểm hiện tại có ngân hàng đã đến đòi phát mãi tài sản, có ngân hàng thì đang trong quá trình giải quyết. Cũng kể từ khi tham gia HTX bò Mông, nghe lời hứa hẹn của công ty mà gia đình anh liên tiếp xảy ra lục đục giữa 2 vợ chồng, hiện cũng vì dự án này mà 2 vợ chồng anh Khôi ly thân. Bản thân anh Khôi cũng đang đứng trong tình huống sắp mất đất ở. Những thành viên trong HTX của anh Khôi thì nay nhiều người phải bỏ quê đi làm thuê trả nợ ngân hàng.
Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam ông Lục Văn Cường – Chủ tịch UBND xã Quảng Chu cho biết, về góc độ khoa học địa phương không dám đánh giá, nhưng về hiệu quả kinh tế thì dự án không mang lại lợi ích cho nhân dân địa phương. Về phía công ty, xã cũng đã mời 2 lần họ lên làm việc liên quan đến đất đai nhưng đại diện công ty đều báo bận không làm việc.
Suốt 5 năm thực hiện, nhiều diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng trung tâm bảo tồn gen và phát triển giống bò Mông ở xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới vẫn đang bỏ hoang để cỏ mọc. Nhiều kế hoạch được vẽ ra rất hoành tráng, nhằm giúp người dân nghèo Bắc Kạn đổi đời, nhưng đến nay vẫn chỉ đang dang dở trên giấy.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Thực hiện các hoạt động trong đợt cao điểm đảm bảo TTATGT tháng 10 , Trường THPT Nhữ Văn Lan phối hợp với Công an Huyện Tiên Lãng tổ chức tuyên truyền pháp luật giao thông đường bộ và ký cam kết thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho hơn 1.300 học sinh.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.