Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Hội nghị Panglong thế kỉ XXI - Vì một Myanmar mới...

Pháp luật 4 phương
11/09/2016 10:36
Phương Nam (TH)
aa
Nhằm chấm dứt các cuộc xung đột giữa quân đội quốc gia và các nhóm vũ trang sắc tộc suốt gần 7 thập kỷ qua, Hội nghị Hòa bình liên bang của Myanmar (còn gọi là Hội nghị Panglong thế kỉ XXI) đã diễn ra tại thủ đô Nay Pyi Taw từ ngày 31/8 đến 3/9/2016.


Theo Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử và đáng trân trọng, đồng thời là bước đầu tiên trên con đường đi tới hòa bình ở Myanmar.

Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi khẳng định sự tham gia của người dân là yếu tố then chốt cho việc theo đuổi hòa bình.
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi khẳng định sự tham gia của người dân là yếu tố then chốt cho việc theo đuổi hòa bình.

Khởi động đối thoại chính trị

Hội nghị Panglong thế kỉ XXI có sự tham gia của 1.800 đại biểu đại diện cho Chính phủ, Quốc hội, Quân đội, các đảng phái chính trị, các tổ chức sắc tộc vũ trang và không vũ trang và các tổ chức xã hội dân sự của Myanmar.

Thành phần tham dự hội nghị lần này đã lập một kỷ lục về sự đa dạng kể từ năm 1947 đến nay, khác hẳn với những thỏa thuận ngừng bắn hay hội nghị hòa bình trước đây vốn chỉ gói gọn với một số cộng đồng sắc tộc và tôn giáo thiểu số nhất định.

Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ Myanmar đã mời tất cả các nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số, tức là tất cả những lực lượng đối nghịch với chính phủ, tham gia hòa đàm.

Thậm chí, các thủ lĩnh của lực lượng Quân đội nhà nước thống nhất và Quân đội liên minh dân chủ quốc gia, hai nhóm vũ trang chủ chốt không tham gia Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc (NCA) dưới thời chính quyền Tổng thống Thein Sein và hiện kiểm soát các khu vực rộng lớn ở bang San, đã tham dự hội nghị.

Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, hầu như tất cả các nhóm vũ trang sắc tộc đã có cơ hội trình bày và lắng nghe các quan điểm về tương lai của đất nước.

Với mục tiêu đoàn kết tất cả các nhóm sắc tộc và xây dựng một liên bang dân chủ thông qua đối thoại tại Myanmar, trong bốn ngày hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận khuôn khổ đối thoại chính trị quốc gia nhằm chấm dứt các cuộc xung đột giữa quân đội quốc gia và các nhóm vũ trang sắc tộc suốt gần 70 năm qua. Đó là tập trung vào những thành tựu trong việc giảm căng thẳng giữa các nhóm vũ trang đã ký NCA.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì các biện pháp nhằm tăng cường ổn định, giảm bạo lực và xây dựng lòng tin giữa các nhóm vũ trang, tạo điều kiện cho đối thoại chính trị, mở đường cho chế độ liên bang.

Hội nghị cũng đã thảo luận các vấn đề gai góc, từng là tác nhân gây trở ngại cho hòa đàm giữa Chính phủ và các sắc tộc, đó là vấn đề trao thêm quyền tự quyết cho người dân và các dân tộc sống tại các bang Chin, Kachin và San.

Tại hội nghị, mặc dù các nhóm vũ tranh sắc tộc đã có những tranh cãi gay gắt về lập trường và quan điểm. Thế nhưng, không một tổ chức vũ trang sắc tộc lớn nào ở Myanmar có ý định ly khai và ý tưởng về một hệ thống liên bang đã được gần như toàn bộ các nhà lãnh đạo sắc tộc thiểu số ủng hộ.

Đây được coi là cơ sở vững chắc để khởi đầu cho một tiến trình đối thoại toàn quốc về xây dựng một nước Myanmar mới - một nhà nước liên bang với sự chung sống bình đẳng và hòa hợp lợi ích giữa các dân tộc. Và đây là cơ hội mà các nhà lãnh đạo ở Myanmar hay các cộng đồng sắc tộc ở những vùng biên giới hẻo lánh đều không muốn bỏ lỡ.

Kết thúc hội nghị, các đại biểu đã nhất trí tiếp tục xem xét khuôn khổ đối thoại chính trị và bắt đầu đối thoại cấp quốc gia ngay sau hội nghị này.

Đối thoại chính trị cấp quốc gia sẽ được tiến hành với sự tham gia của các đại diện từ Chính phủ, Quốc hội, Quân đội, các tổ chức vũ trang sắc tộc, các đảng phái chính trị và tổ chức xã hội dân sự của Myanmar.

Phát biểu bế mạc hội nghị kéo dài 4 ngày, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi khẳng định sự tham gia của người dân là yếu tố then chốt cho việc theo đuổi hòa bình. Bà San Suu Kyi cũng hối thúc xây dựng năng lực để giải quyết những bất đồng và cộng tác với nhau trên tinh thần tôn trọng.

Theo Cố vấn Nhà nước Myanmar, “để đạt được hòa bình rất khó khăn”, đồng thời nhấn mạnh đây là hội nghị đầu tiên và sau đây sẽ có thêm các hội nghị nữa cũng như có nhiều việc phải làm.

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon đã hoan nghênh bước tiến đáng ghi nhận của tiến trình hòa bình tại Myanmar cũng như nỗ lực của Chính phủ nước này trong việc tìm giải pháp cho cuộc xung đột vũ trang đẫm máu kéo dài gần 70 năm.

Ông Ban Ki-moon khẳng định Liên Hợp quốc sẽ tiếp tục ủng hộ tiến trình hòa bình ở Myanmar và kêu gọi các lực lượng chính trị, vũ trang sắc tộc ở quốc gia Đông Nam Á này thể hiện sự kiên nhẫn và quyết tâm xây đắp hòa bình trên tinh thần hòa hợp quốc gia.

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon hoan nghênh bước tiến đáng ghi nhận của tiến trình hòa bình tại Myanmar.
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon hoan nghênh bước tiến đáng ghi nhận của tiến trình hòa bình tại Myanmar.

Còn nhiều khó khăn

Các nhà phân tích cho rằng, mặc dù hội nghị Panglong thế kỉ XXI lần này không thể đem đến một giải pháp triệt để ngay lập tức cho cuộc xung đột dai dẳng gần 70 năm qua ở Myanmar, song việc các bên quyết tâm tiến hành hội nghị cho thấy họ đã nhận thức rất rõ và có mong muốn thực sự về một giải pháp hòa bình.

Có thể thấy, các cuộc đàm phán đã có sự khởi đầu thuận lợi, song con đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn phức tạp, đòi hỏi các bên phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Trước hết là nguy cơ tái bùng phát xung đột. Hiện mới chỉ có 5 nhóm vũ trang tham gia ký kết Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc (NCA) hồi tháng 10/2015, trong khi các nhóm chưa ký kết chiếm tới 4/5 số tay súng ở nước này.

Thứ hai là hình thức chính trị của nhà nước Myanmar sau hội nghị lần này. Kể từ khi giành độc lập từ Anh năm 1948, một trong những thách thức chính của Myanmar là tìm được một hình thức chính phủ có thể chấp nhận được đối với các cộng đồng sắc tộc đa dạng.

Vấn đề quyền tự chủ của các dân tộc thiểu số trong khuôn khổ của chế độ liên bang đã từng được nêu ra từ hội nghị Palong năm 1947, nhưng hiện thực trạng sắc tộc của Myanmar đã có nhiều thay đổi. Vì thế, một cách tiếp cận mới hiện đại hơn là cần thiết để theo kịp sự phát triển của tình hình thực tế.

Thứ ba là sự can dự của bên ngoài, nhất là các nước có đường biên giới chung với Myanmar, tiếp giáp với các vùng sắc tộc thiểu số nổi loạn. Trước khi tiến hành hội nghị hòa bình, bà Suu Kyi đã có các chuyến thăm Thái Lan và Trung Quốc.

Những cam kết chính trị mà bà có được trong các chuyến thăm có thể giúp hội nghị lần này thu được một số kết quả, nhưng không thể đảm bảo rằng sự can dự này sẽ hoàn toàn chấm dứt khi mà các nhóm vũ trang sắc tộc hoàn toàn có thể bị bị lợi dụng cho một số mục đích của bên ngoài.

Có thể nói việc giải quyết cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ ở Myanmar không phải là chuyện “một sớm, một chiều”. Giới quan sát đánh giá rất cao nỗ lực của Chính phủ Myanmar khi đẩy mạnh tiến trình hòa bình và xúc tiến tổ chức Hội nghị hòa bình liên bang.

Hội nghị hòa bình lần này đã giúp định hình tương lai chính trị của Myanmar - một nhà nước liên bang với sự chung sống bình đẳng và hòa hợp lợi ích giữa các sắc tộc.

Chính phủ mới của Myanmar đã tuyên bố rằng việc tìm kiếm một giải pháp cho cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ của nước này là một trong những ưu tiên hàng đầu của họ.

Hiện Chính phủ của Myanmar dưới sự lãnh đạo của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) cũng đang ở vị thế hết sức thuận lợi cả về tình hình trong nước lẫn quan hệ quốc tế để thay đổi triệt để trạng thái các mối quan hệ sắc tộc ở Myanmar.

Phát biểu bế mạc hội nghị kéo dài 4 ngày, bà Suu Kyi khẳng định sự tham gia của người dân là yếu tố then chốt cho việc theo đuổi hòa bình. Bà cũng hối thúc xây dựng năng lực để giải quyết những bất đồng và cộng tác với nhau trên tinh thần tôn trọng.

Bà Suu Kyi cho biết đã có những tranh cãi gay gắt giữa các đại biểu tham gia hội nghị khi họ trình bày các lập trường và quan điểm khác nhau. Bà nêu rõ “để đạt được hòa bình rất khó khăn”, đồng thời nhấn mạnh đây là hội nghị đầu tiên và sau đây sẽ có thêm các hội nghị nữa cũng như có nhiều việc phải làm.

bài liên quan
Tìm thấy thi thể hai nữ sinh mất tích trong đêm tại Hoà Bình

Tìm thấy thi thể hai nữ sinh mất tích trong đêm tại Hoà Bình

Hai nữ sinh mất tích trong đêm ngày 17/10 vừa qua tại Hoà Bình đã được lực lượng chức năng địa phương tìm thấy trong tình trạng đuối nước.
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bắt giữ một Hiệu trưởng trường THPT tại Hoà Bình

Bắt giữ một Hiệu trưởng trường THPT tại Hoà Bình

Ông Nguyễn Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Sơn, TP Hoà Bình vừa bị cơ quan chức năng Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam để điều tra về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Mới nhất
Đọc nhiều
Trưởng Công an TP Chí Linh và Trưởng Công an TP Hải Dương nhận nhiệm vụ mới

Trưởng Công an TP Chí Linh và Trưởng Công an TP Hải Dương nhận nhiệm vụ mới

Thượng tá Nguyễn Tuấn Hưng, Trưởng Công an TP Hải Dương sang công tác tại Thành ủy Chí Linh; Thượng tá Nguyễn Hoàng Long, Trưởng Công an TP Chí Linh sang công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương.
Hà Giang: Xử lý nhóm thanh niên không đội mũ bảo hiểm, bốc đầu trên quốc lộ 2

Hà Giang: Xử lý nhóm thanh niên không đội mũ bảo hiểm, bốc đầu trên quốc lộ 2

Công an huyện Bắc Quang (Hà Giang) vừa triệu tập nhóm thanh niên có hành vi không đội mũ bảo hiểm, bốc đầu xe trên quốc lộ 2.
Bàng hoàng phát hiện thi thể người phụ nữ trong chung cư mini ở Hà Nội

Bàng hoàng phát hiện thi thể người phụ nữ trong chung cư mini ở Hà Nội

Người dân sinh sống trong khu chung cư bàng hoàng khi phát hiện thi thể một người phụ nữ được phát hiện bên trong căn hộ chung cư mini ngõ 39 Đình Thôn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.