Vào ngày 12/1, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức hội thảo: “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023: Đổi mới nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng”.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho rằng, năm 2022 thực sự để các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, và kể cả đơn vị tham mưu cải cách và chính sách quản lý kinh tế thấm thía hơn về những cụm từ “bất định”, “phức tạp”, “khó lường”.
Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2022, triển vọng năm 2023 nhằm nhìn lại kết quả kinh tế và công tác cải cách và điều hành kinh tế trong năm qua, và đánh giá triển vọng kinh tế năm 2023.
Thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) đã trình bày tóm tắt báo cáo, đưa ra 2 kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam 2023.
Ở kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể đạt mức 6,47%; xuất khẩu tăng 7,21% và thặng dư thương mại đạt 5,64 tỷ USD. Ở kịch bản này, lạm phát sẽ ở mức 4,08%.
Ở kịch bản 2, CIEM dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 sẽ tích cực hơn, lên mức 6,83%; xuất khẩu tăng 8,43% và thặng dư thương mại đạt 8,15 tỷ USD. Tuy nhiên, lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức 3,69%.
Cùng với đó, CIEM cũng dự báo về sự phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử; dịch Covid-19 đẩy nhanh xu hướng thay đổi thói quen mua sắm và kinh doanh trực tuyến trong thời gian
Theo ông Nguyễn Anh Dương, Việt Nam đã có những nỗ lực trong tạo thuận lợi thương mại xuyên biên giới như: vượt tiến độ thực hiện các cam kết trong Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO; cải thiện về thương mại không giấy tờ, song vẫn kém các quốc gia trong ESCAP và Đông Nam Á (thiếu cơ chế hỗ trợ cho thương mại kỹ thuật số);… Hoàn thiện khung khổ pháp lý và cơ sở hạ tầng và đưa ra một số nội dung Việt Nam cần xem xét nhằm tăng mức độ sẵn sàng về kỹ thuật.
Theo đó, báo cáo đưa ra một số kiến nghị chính sách như sau: Tập trung cải cách nền tảng kinh tế vi mô như: sửa đổi các luật quan trọng (Luật Giao dịch điện tử, Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng...), hoàn thiện khung chính sách và chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm hình thành một hệ sinh thái hiện đại cho đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở Việt Nam, mạnh dạn ban hành quy định về cơ chế thử nghiệm cho các mô hình kinh tế mới (fintech, kinh tế tuần hoàn), thúc đẩy Chương trình tăng năng suất lao động quốc gia; Thực hiện hiệu quả các FTA (CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP,...) và nghiên cứu, đàm phán nâng cấp một số FTA của ASEAN; Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô: chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại, giá cả, tiền lương và đầu tư.
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica nhận định, cần đưa ra dự báo không chỉ trong năm 2023 mà còn xa hơn nữa, cần có chính sách mạnh mẽ hơn về tiền tệ, tài khoá so với cách đây 10 năm. Các doanh nghiệp cần xây dựng kịch bản dự báo cho chính doanh nghiệp của mình, tăng cường quản lý rủi ro để kịp thời ứng phó với những thay đổi của nền kinh tế.
Giám đốc Economica Việt Nam cũng nhận định rằng, nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều thách thức trong bối cảnh phức tạp của nền kinh tế toàn cầu, có rất nhiều “cơn gió nghịch” (ngoại cảnh khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam) bên cạnh nhiều vấn đề nội tại trong nền kinh tế (thị trường trái phiếu, quản lý nhà nước, hoạt động của doanh nghiệp…).
“Cần phải đưa ra các biện pháp giải quyết nội tại, các khó khăn mà chính chúng ta gây ra cho nền kinh tế”, TS. Lê Duy Bình nhấn mạnh.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 447/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Theo GS Kenichi Ohno (Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản - GRIPS), các yếu tố bên ngoài có vai trò quan trọng nhưng tác động sẽ giảm đi theo thời gian, nhân tố quan trọng nhất quyết định trình độ của một quốc gia chính là sự năng động của khu vực tư nhân, trong đó, chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường tính năng động của khu vực tư nhân và quản lý các yếu tố bên ngoài...
Năm 2024 gửi tới không nhiều tín hiệu lạc quan cho kinh tế toàn cầu, nhưng là năm của Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam, cựu Phó Thủ tướng Đức Philipp Rösler nhìn nhận. Người con Việt Nam luôn đau đáu với quê hương này đã "tiết lộ" những "kế hoạch lớn" của mình trong một năm đặc biệt.
Hà Nội thu ngân sách nhà nước ước đạt 108,3% dự toán Trung ương giao, còn ước tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP HCM đạt 101,53% dự toán. Đây là điểm sáng đáng ghi nhận ở 2 đầu tàu kinh tế của cả nước trong bối cảnh vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2021 và 7% trong năm 2022. Đây là mức tăng trưởng mạnh và vững chắc, có được nhờ thành công của Việt Nam trong việc kiềm chế đại dịch Covid-19.
Liên hoan hợp xướng thành phố Thủ Đức năm 2024 là dịp để lan toả, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa các trường học và các cơ sở tôn giáo trên địa bàn.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.