Phần mềm truy xuất nông sản, thực phẩm an toàn (TPAT) vừa đưa vào thí điểm tại Hà Nội nhằm giúp người tiêu dùng (NDT) biết rõ nguồn gốc thực phẩm và giúp các cơ quan quản lý ngăn chặn được hàng giả, hàng nhái.
Tin nên đọc
Hà Nội: Thu giữ hàng nghìn thực phẩm chức năng nghi lậu
Đồng hành cùng thực phẩm sạch: Độc đáo bánh Trung thu handmade
Hà Nội: "Đột kích" kho hàng "khủng" chứa thực phẩm chức năng giả đội lốt hàng "xịn"
Thực phẩm sẽ biến thành “chất độc” nếu hâm nóng lại
Từ tháng 8 vừa qua, Trung tâm Xúc tiến thương mại Hà Nội (Sở NN-PTNT Hà Nội) bắt đầu thí điểm triển khai ứng dụng quét mã code sản phẩm nông sản nhằm giúp NTD nhận diện nông sản, TPAT.
Việc này đã được người dân hào hứng tham gia. Chị Phạm Thị Hương (phố Lê Thanh Nghị, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, khá bất ngờ khi được hướng dẫn phần mềm quét mã code truy xuất nguồn gốc nông sản.
Chỉ vài thao tác cài đặt đơn giản để quét mã code trên gói dưa chuột bao tử, chị dễ dàng nhìn thấy màn hình điện thoại hiển thị thông tin dưa chuột xuất xứ từ tỉnh Lâm Đồng, có giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGap của Chi cục Quản lý chất lượng tỉnh này.
Ngoài ra, thông tin và địa chỉ cơ sở đang phân phối cũng được tích hợp, giúp NTD biết rõ nguồn gốc sản phẩm và kênh phân phối chính thức.
Người tiêu dùng chỉ cần tải ứng dụng QRC cài đặt vào điện thoại smartphone, sau đó mở ứng dụng để chụp ảnh, hoặc quét mã code để có đầy đủ thông tin về sản phẩm, ngay cả khi không kết nối internet. |
Không chỉ người dân, các doanh nghiệp phân phối sản phẩm cũng nhiệt tình hưởng ứng chương trình này. Ông Hà Minh Đức, Giám đốc chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Clerverfood cho hay, doanh nghiệp phải chi phí cho mỗi mã code dán trên sản phẩm khoảng 50 - 100 đồng, nhưng bù lại giúp doanh nghiệp tự bảo vệ thương hiệu của mình, không còn lo hàng giả, hàng nhái mạo danh thương hiệu.
|
Người tiêu dùng chỉ cần tải ứng dụng vào smartphone, sau đó mở ứng dụng để chụp ảnh hoặc quét mã code để có đầy đủ thông tin về sản phẩm. |
Theo Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội, ứng dụng mã code truy xuất nguồn gốc TPAT được thí điểm trên khoảng 300 sản phẩm với sự tham gia của 11 cơ sở sản xuất và doanh nghiệp phân phối. Trong đó, nhiều sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ ở các địa phương lân cận, ngoài địa bàn Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm, khẳng định, ứng dụng mã code truy xuất nguồn gốc sản phẩm an toàn chỉ là quy trình minh bạch thông tin đến NTD về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, chứ không phải là quản lý chất lượng.
Trung tâm chỉ cho phép doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đăng ký lập mã code khi đã có kiểm chứng sản phẩm đầy đủ, có giấy chứng nhận chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ các cơ quan chức năng có chuyên môn.
“Khi doanh nghiệp muốn thay đổi thông tin phải có khai báo và được cơ quan quản lý chấp thuận. Đặc biệt, ứng dụng mã code này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến tính tương tác, phản hồi từ NTD. Khi phát hiện sản phẩm nhái, giả tem nhãn mã code hoặc kém chất lượng, thông tin phản hồi của NTD được gửi về đồng thời cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước để làm căn cứ xử lý các vi phạm”, ông Chí nói.