Sau khi nhận được phản ánh UBND huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra và xử lý thông tin.
Liên quan đến thông tin báo Pháp luật Việt Nam phản ánh, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Văn hóa thông tin huyện Lý Nhân, Ban Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra những thông tin có liên quan đến nội dung bài viết báo cáo như sau:
Năm 1998, di tích đến Trần Thương được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2015, di tích đền Trần Thương được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt; năm 2017, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Quyết định ghi danh Lễ hội đền Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hàng năm, tại đền Trần Thương có 02 lễ hội chính: Lễ phát lương Đức Thánh Trần diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch và Lễ hội tháng 8. Các lễ hội do Ban quản lý di tích và nhân dân địa phương thực hiện.
|
Di tích Quốc Gia đặc biệt đền Trần Thương. |
Để bảo tồn và phát huy tốt di tích đền Trần Thương ngay từ khi được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, UBND huyện đã thành lập Ban quản lý di tích Quốc gia đền Trần Thương. Sau khi được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định 1210/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 về việc thành lập Ban Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Ban Quản lý di tích là tổ chức phối hợp liên ngành thuộc UBND huyện Lý Nhân; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, chịu sự chỉ đạo của UBND huyện và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng sự tham gia của nhân dân để thực hiện quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị và chăm lo cho khu di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương.
Kể từ khi thành lập Ban Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương đã xây dựng và ban hành quy chế quản lý đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, công khai minh bạch với nhân dân, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Quản lý di tích; toàn bộ tiền công đức và các nguồn xã hội hóa thu được dành để đầu tư trùng tu, tôn tạo, xây dựng các công trình.
|
Khung cảnh đền Trần Thương. |
Thực hiện chủ trương của tỉnh, Ban Quản lý di tích đền Trần Thương đã tiến hành chọn cử 1 người để trông giữ và phát huy những giá trị đặc biệt của di tích là có. Nhưng không khoán trắng cho một người. Mọi hoạt động tại đền Trần Thương do thủ nhang thực hiện dưới sự quản lý, giám sát của Ban Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương.
Trong lễ hội năm 2017, huyện đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian tổ chức liên hoan Nghi lễ hát Chầu văn mở rộng, các đoàn hát văn các tỉnh đăng ký đông. Bên cạnh đó, thời gian tổ chức ngắn nên hoạt động hát văn có muộn hơn so với quy định nên phần nào ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh. UBND huyện Lý Nhân, Ban quản lý di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương xin tiếp thu để rút kinh nghiệm trong việc tổ chức Lễ hội trong các năm tiếp theo.
Việc phản ánh giá vé gửi xe đạp là 5.000đ/chiếc; xe máy 10.000đ/chiếc; xe ô tô 9 – 16 chỗ có giá 40.000d. Việc trông giữ phương tiện của nhân dân và du khách thập phương đến dự Lễ hội; UBND huyện, Ban quản lý di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương đã chỉ đạo tổ chức, cá nhân thực hiện đúng với giá quy định về thu phí theo Quyết định của UBND tỉnh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện trông giữ phương tiện có thể có việc tự ý nâng giá. UBND huyện, Ban Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương nghiêm túc tiếp thu để kiểm tra nếu có sẽ chấn chỉnh kịp thời và chỉ đạo các cơ quan liên quản kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn trong các kỳ lễ hội tới.