Bao đời nay, nghề trồng bông, dệt vải đã trở thành nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của người La Chí tỉnh Hà Giang. Từ những dụng cụ thô sơ, thông qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ La Chí đã tạo ra những sản phẩm dệt với màu sắc và hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống.
Người La Chí ở Hà Giang cư trú tập trung đông nhất ở 4 xã Bản Phùng, Bản Díu, Bản Pắng và Bản Máy thuộc huyện Xín Mần, kế đến là ở các huyện Hoàng Su Phì và Bắc Quang. Mặc dù sự giao thoa về văn hóa diễn ra ngày càng phổ biến, song người La Chí ở đây vẫn gìn giữ được nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Bà Lùng Thị Ngỏe, thôn Lùng Vi, xã Nà khương, huyện Quang Bình chia sẻ, đối với người La Chí, thêu thùa và may vá là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá phẩm chất, đạo đức, sự khéo léo và chăm chỉ của phụ nữ La Chí. Ngay từ nhỏ khi mới lên 5, 6 tuổi, các trẻ em gái được theo mẹ lên nương để trồng bông, được các mẹ, các chị dạy tỉ mỉ từng đường kim, mũi chỉ để sau này có thể tự dệt vải, thêu thùa và may những bộ trang phục cho riêng mình. Đây cũng là cách để các thế hệ người La Chí lưu giữ được nghề dệt truyền thống của dân tộc.
Để làm ra những bộ trang phục truyền thống phải trải qua rất nhiều công đoạn, trước tiên, bà con sẽ trồng bông trên những thửa ruộng bậc thang. Sau khi thu hoạch bông sẽ được tách hạt và đem phơi khô. Công đoạn tiếp theo cần đến sự khéo léo của người phụ nữ, khi phải kéo sợi thật đều để có được sợi chỉ kích thước đều nhau rồi cuộn thành từng thỏi nhỏ. Từ những sợi chỉ mỏng manh, người phụ nữ tiếp tục dệt để có được một tấm vải thô ưng ý.
Những tấm vải thô sau đó được đem nhuộm chàm và cuối cùng là may thành những bộ trang phục. Để vải lên đúng màu, người phụ nữ phải nhuộm rồi phơi khô ít nhất 5 lần. Để hoàn thiện một bộ trang phục truyền thống phải trải qua 13 công đoạn, trong đó công đoạn nhuộm chàm chiếm nhiều thời gian nhất.
Toàn bộ quá trình đều được làm thủ công cùng những công cụ thô sơ, thông thường, để tạo ra một bộ quần áo, người phụ nữ La Chí phải làm liên tục trong nhiều tháng mới có thể hoàn thành.
Trang phục của người La Chí đơn giản, không cầu kỳ. Đàn ông và phụ nữ La Chí đều có trang phục màu đen. Tuy không thêu nhiều hoa văn, nhưng các họa tiết thổ cẩm rất tinh tế, hài hòa.
Trên các sản phẩm dệt của người La Chí có rất nhiều mẫu hoa văn đẹp, thể hiện sự sáng tạo, tinh tế trên từng đường kim, mũi chỉ, phổ biến nhất là hoa văn thêu chỉ và hoa văn ghép vải. Các mẫu hoa văn hình tam giác, hình chấm tròn, hình quả trám kết hợp với các đường viền. Các họa tiết hoa văn này chủ yếu được thêu ở hai bên cổ áo và yếm tạo nên sự mềm mại cho bộ trang phục của phái nữ.
Ngoài may quần áo, phụ nữ La Chí còn dệt các sản phẩm phục vụ sinh hoạt thường ngày, như: Màn, vỏ chăn, rèm cửa, địu trẻ con, túi nải, giầy vải…
Từ những công cụ thô sơ cùng bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc La Chí, bộ trang phục truyền thống của họ dù mang màu chàm mộc mạc, nhưng vẫn rất tinh tế mang đậm bản sắc văn hóa. Mỗi sản phẩm thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ cũng như gửi gắm tình cảm cho người thân trong gia đình.
Theo bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, tỉnh Hà Giang trong nhiều năm qua đã đưa ra nhiều giải pháp để bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản của đồng bào các dân tộc. Bảo tồn các làng nghề truyền thống như bảo tồn làng nghề dệt lanh thổ cẩm của đồng bào dân tộc… Đây là điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung, đồng bào dân tộc La Chí nói riêng gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống./.
Ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bị kỷ luật khiển trách do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Tỉnh ủy Hà Giang đã thi hành kỷ luật Đảng.
Ngày 22/11, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Chiều 29/9, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã có văn bản gửi Sở Y tế Hà Giang, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về việc tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời người bị nạn.
Sáng ngày 14/7, Đoàn công tác tỉnh Yên Bái đã đến thăm hỏi, hỗ trợ tỉnh Hà Giang 350 triệu đồng để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra thuộc địa phận thôn Tả Mò, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, vụ việc xảy ra vào rạng sáng 13/7.
Cục Cảnh sát giao thông, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Hà Giang tập trung lực lượng, phương tiện khẩn trương, quyết liệt tổ chức công tác tìm kiếm cứu nạn, đưa các nạn nhân đi cấp cứu trong vụ sạt lở đất tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Mưa lớn, sạt lở đất ngày 12-13/7 tại tỉnh Hà Giang đã gây thiệt hại làm 11 người chết, 1 người mất tích, 4 người bị thương, ước tính thiệt hại về kinh tế là 6,5 tỷ đồng.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.