Thời gian qua việc kinh doanh, quảng cáo mỹ phẩm có nhiều diễn biến phức tạp khi nhiều sản phẩm làm đẹp được giới thiệu có hàng loạt công dụng như thuốc điều trị, thậm chí được “hô biến” thành thần dược, bất chấp các quy định pháp luật về công bố, quảng cáo mỹ phẩm.
Muốn cải thiện tình trạng giảm thị lực và mỏi mắt, anh Bùi Văn Quang (quận Gò Vấp) đã tìm kiếm sản phẩm hỗ trợ thị lực thông qua các trang thương mại điện tử và mạng xã hội thì biết đến sản phẩm “Thảo dược đắp mắt Doctor Eye”.
Quảng cáo mỹ phẩm nhưng dùng trang phục ngành y tế và hù dọa khách hàng.
Sản phẩm được giới thiệu sản xuất theo công nghệ độc quyền của Hồng Kông, do Công ty TNHH Mỹ Phẩm Hancos Việt Nam (Quận 1, TP HCM) phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam. Anh Quang cho biết, vì sản phẩm mang tên “Doctor Eye”, lại được nhiều người gọi là thảo dược đắp mắt, được giới thiệu là kết tinh từ 36 loại thảo dược nên ấn tượng ban đầu của anh thì đây là loại thuốc dành cho mắt. Ngoài ra, sản phẩm được giới thiệu có nhiều công dụng như thuốc.
Cụ thể như: “bổ sung dưỡng chất giúp mắt sáng rõ, ngăn ngừa các bệnh lý về tật khúc xạ mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị… Dứt điểm các vấn đề mắt đang gặp phải, như: đau mắt, nhức mắt, chảy nước mắt sống, đau đầu, đau tiền đình…”.
Hơn thế nữa, sản phẩm còn được cho là “An toàn tuyệt đối, phù hợp cho mọi lứa tuổi” và được “Bộ Y tế cấp phép lưu hành sản phẩm trên toàn quốc”. Tuy nhiên tìm hiểu kỹ hơn, anh Quang lại thấy nhiều điều bất thường, bởi sản phẩm bản chất là miếng đắp mắt – sản phẩm làm đẹp thường được thấy trong lĩnh vực mỹ phẩm.
Thế nhưng “Thảo dược đắp mắt Doctor Eye” ở đây lại có quá nhiều công dụng đến khó tin như trị… đau đầu, đau tiền đình. “Đọc những lời quảng cáo xong thì thật sự hoang mang, bởi lúc này mình không rõ đây là mỹ phẩm hay là thuốc. Nếu là sản phẩm làm đẹp thì tại sao lại quảng cáo như là thuốc?”, anh Quang nghi vấn.
Vấn đề mà anh Quang cũng như nhiều người tiêu dùng lo ngại, vùng mắt là vùng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương từ các yếu tố bên ngoài thế nên khi dùng sản phẩm nào cũng phải thận trọng, nếu không dễ rơi vào tình trạng “trâu lành thành trâu què”. Và với những lời quảng cáo có dấu hiệu thổi phồng công dụng mỹ phẩm từ những tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm như Doctor Eye thì điều gì đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng?
Lập lờ từ nhãn mác đến quảng cáo
Rõ ràng mặt nạ mắt Doctor Eye đang được nói tới ở đây là mỹ phẩm và đã có nhiều quy định pháp luật về việc ghi nhãn mác, quảng cáo cũng như công bố mỹ phẩm, mục đích là để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn giữa các loại sản phẩm. Tuy nhiên khi đưa sản phẩm Doctor Eye đến người tiêu dùng thì đơn vị kinh doanh dường như muốn đánh tráo khái niệm.
Nhãn sản phẩm in hoa chữ “DOCTOR EYE”, có thành phần nghĩa liên quan đến “bác sỹ y khoa”, với kích thước có tỷ lệ lớn nhất, nổi bật nhất. Trong khi đó dòng chữ “Eye Mask” – có thể hiểu là mặt nạ mắt, được in với kích thước nhỏ hơn nhiều. Cách trình bày nhãn mác sản phẩm như vậy rất dễ khiến người tiêu dùng nghĩ rằng đây là dược phẩm cho mắt hơn là sản phẩm làm đẹp.
Tiếp đến khi quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên website doanh nghiệp, trang thương mại điện tử và mạng xã hội như Faceboook, cách mô tả và quảng bá sản phẩm dù không hề tuyên bố rằng đây là thuốc điều trị nhưng ngầm ý hướng người đọc đến nhận định sản phẩm này có công dụng tương tự như thuốc, thậm chí còn “thần thánh” hơn cả thuốc.
Ngoài nhãn mác với chữ “Doctor” để đánh vào ấn tượng ban đầu, nhân vật nữ quảng cáo sản phẩm thường xuất hiện trong hình ảnh, clip quảng cáo với chiếc áo blouse trắng – trang phục gắn liền với những bác sỹ, y tá hay dược sỹ. Việc quảng cáo đề cập đến khá nhiều những triệu chứng, tình trạng bệnh như đau nhức mắt, chảy nước mắtsống, nguy cơ mù lòa… thay vì những vấn đề thẩm mỹ liên quan đến mắt. Kèm theo đó là việc lặp đi lặp lại những từ ngữ chuyên ngành y học, điều trị bệnh như “thảo dược, ngăn ngừa, dứt điểm, bệnh lý, triệu chứng...”.
Chưa dừng lại, nhiều người kinh doanh còn tung hô cho rằng sản phẩm Doctor Eye thẩm thấu nhanh vào da, có tác dụng nhanh hơn việc uống thuốc bổ mắt nhiều lần, nhiều ưu điểm hơn cả thuốc nhỏ mắt hay thực phẩm chức năng cho mắt. Thậm chí miếng đắp mắt mỏng như tờ giấy này còn được quảng cáo là có thể điều tiết nội tiết, nâng cao tinh thần giúp não tỉnh táo.
Với chiêu trò quảng cáo tinh vi, lập lờ từ nội dung cho đến câu chữ, thông tin về sản phẩm Doctor Eye khiến người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm có những tác dụng như một loại thuốc điều trị. Với phần lớn người tiêu dùng có thói quen mua hàng qua mạng như hiện nay, thì chiêu trò lập lờ câu chữ trên lại khá thành công trong việc lợi dụng lòng tin, đánh trúng tâm lý khách hàng.
Với việc tung hô mỹ phẩm Doctor Eye có những công dụng như thuốc điều trị, đơn vị phân phối là Công ty TNHH Mỹ Phẩm Hancos Việt Nam và các cá nhân kinh doanh rõ ràng có dấu hiệu vi phạm hàng loạt quy định pháp luật, lừa dối khách hàng, trục lợi trên niềm tin, sức khỏe của người tiêu dùng.
Ths, Luật sư Đặng Văn Cường – Văn phòng Luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhận định, quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 06/2011/TT-BYT thì khái niệm mỹ phẩm đã được nêu rõ.
Theo Bộ Y tế thì mỹ phẩm hoàn toàn không có chức năng phòng bệnh hay chữa bệnh như dược phẩm. Về nội dung quảng cáo mỹ phẩm thì phải đảm bảo theo các quy định tại Nghị định 181/2013/NĐCP của Chính phủ.Đặc biệtlà không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Trong trường hợp này, việc quảng cáo mỹ phẩm gây nhầm lẫn cho khách hàng thì đây được coi là một trong những hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Quảng cáo, đồng thời rơi vào trường hợp những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 15 Điều 6 Luật dược 2016.
Theo đó, nghiêm cấm hành vi thông tin, quảng cáo, tiếp thị… có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh đối vớisản phẩm không phải là thuốc.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Sáng ngày 8/4, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
Công an tỉnh Ninh Bình đang phối hợp điều tra, xử lý nhóm đối tượng gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, chiếm đoạt tài sản.
Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Theo cơ quan công an, từ tháng 4/2024 đến khi bị phát hiện, các đối tượng: Trần Tiến Chung, Phạm Ngọc Phúc và Trịnh Ngọc Tuấn đã thực hiện hành vi khai thác không đúng nội dung giấy phép và khai thác ngoài khu vực mỏ được cấp phép của Công ty TNHH Tiến Chung để thu lợi bất chính hơn 13 tỷ đồng.
Trong lúc anh Trần Xuân Thịnh đang trên đường đi đến nơi làm việc, khi đi đến khu vực Tổ 6, ấp Long Thạnh 2, xã Long Giang thì nhìn thấy 01 cái túi đeo màu đen của ai đánh rơi trên đường nên anh Thịnh nhặt lên và kiểm tra thì thấy bên trong có tiền.
Công an tỉnh Ninh Bình đang phối hợp điều tra, xử lý nhóm đối tượng gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, chiếm đoạt tài sản.
Theo cơ quan công an, từ tháng 4/2024 đến khi bị phát hiện, các đối tượng: Trần Tiến Chung, Phạm Ngọc Phúc và Trịnh Ngọc Tuấn đã thực hiện hành vi khai thác không đúng nội dung giấy phép và khai thác ngoài khu vực mỏ được cấp phép của Công ty TNHH Tiến Chung để thu lợi bất chính hơn 13 tỷ đồng.
Sau khi lừa đảo ở Việt Nam, Nguyễn Hoàng Anh đã bỏ trốn sang Campuchia và tiếp tục tham gia vào khu Tam Thái Tử để lừa đảo. Tại đây, do “không đủ chỉ tiêu” của bọn chủ giao nên Nguyễn Hoàng Anh thường xuyên bị đánh đập, tra tấn dã man. Không chịu nổi, đối tượng này đã tìm cách trốn về Việt Nam và bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.
Ngày 17/4, Toà án nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã mở phiên toà lưu động, xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Hoàng Sùn Ta (SN 1977, trú tại thôn Khuổi Luông, xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn) mức án 13 năm tù về tội “Giết người”.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng vừa tạm giữ Nguyễn Quyết Thắng (51 tuổi, ngụ tỉnh Sóc Trăng), Giám đốc Công ty Thành Thành Tài và Nguyễn Văn Chí (40 tuổi, quê quán tỉnh Gia Lai), kế toán công ty để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Công an tỉnh Phú Thọ thực hiện lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Trần Hồng Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật An toàn Khu vực II và Lê Chung Phúc – Trưởng Trạm Kiểm định Đông Sài Gòn liên quan đến vụ án làm giả giấy chứng nhận hợp quy.
Ngày 18/4, Cơ quan CSĐT CA Quảng Ninh đã ra quyết định truy nã số 2945/QĐTN-CSMT đối với Bùi Đình Khánh (SN: 1994 trú tại: Tổ 6 Khu 1, Phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.