Sáng 4/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Các đồng chí: Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự, chỉ đạo hội nghị.
Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối đến trên 16 ngàn điểm cầu với hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên tham gia.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hội trường 2-9. Ảnh: Báo Gia Lai
Tại tỉnh Gia Lai, hội nghị kết nối đến 241 điểm cầu với 14.450 đại biểu tham dự. Dự và chỉ đạo tại điểm cầu Hội trường 2-9 (TP. Pleiku) có các đồng chí: Hồ Văn Niên - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trương Hải Long - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Tham dự có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên và các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh...
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng quán triệt chuyên đề “Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc” với 4 nội dung chính, gồm: Vài nét về Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; vì sao Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-11-2023 về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; những nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-11-2023 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; tổ chức thực hiện.
Theo đó, mục tiêu của Nghị quyết số 43-NQ/TW là tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, hệ thống chính trị và Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Hoàn thiện chủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất nước. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; tăng cường đoàn kết trong Đảng, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội; đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hội trường 2-9. Ảnh: Báo Gia Lai
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quán triệt chuyên đề “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới” với các nội dung chủ yếu: Các yếu tố nền tảng của chính sách xã hội; đánh giá khái quát 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1-6-2012; sự cần thiết ban hành Nghị quyết về đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội; nội dung chính của Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24-11-2023; những điểm mới nổi bật của Nghị quyết số 42-NQ/TW.
Nghị quyết số 42-NQ/TW có 4 quan điểm và 37 chỉ tiêu của mục tiêu tổng quát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Về mục tiêu tổng quát, xây dựng hệ thống chính sách xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và công bằng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; tạo cơ hội cho nhân dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin. Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế gắn với việc làm bền vững; nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Tầm nhìn đến năm 2045, hệ thống chính sách xã hội phát triển toàn diện, bền vững, tiến bộ và công bằng, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước và xây dựng con người Việt Nam toàn diện. Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) cao trên thế giới.
Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh những điểm mới của Nghị quyết số 42-NQ/TW về cách tiếp cận: Chuyển đổi cách tiếp cận từ “bảo đảm và ổn định” sang “ổn định và phát triển”, gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người, an ninh xã hội; kết hợp hài hòa giữa tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội với các chính sách xã hội khác để đảm bảo ổn định xã hội; đồng thời tập trung cho phát triển, tiến bộ xã hội thông qua phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, phát triển tầng lớp trung lưu gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững và làm động lực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về phạm vi, mở rộng ra toàn bộ các nhóm chính sách xã hội cho tất cả các đối tượng trên nguyên tắc đảm bảo tính toàn dân, toàn diện....
Chiều cùng ngày, các đại biểu sẽ nghe Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang quán triệt chuyên đề “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới” và hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương tám khóa XIII.
Theo Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An thông tin, mới đây Khoa Sản - Kế hoạch hóa gia đình đã tiếp nhận và xử lý thành công trường hợp cấy tránh thai di chuyển sâu vào cơ cánh tay.
Với chủ đề “Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu và bản sắc văn hóa Tuyên Quang”, Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La 2025 là sự kiện văn hóa - tâm linh lớn của tỉnh, giúp công chúng khám phá chiều sâu đạo Mẫu, đặc biệt là tục thờ Mẫu Thoải tại vùng đất thành Tuyên linh thiêng. Nhân dịp này, tại Di tích lịch sử đền Minh Lương, Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh đã trao tặng 300 phần quà tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Thông tin từ Cục Quản lý Dược, đơn vị vừa ban hành Quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm Kem giảm thâm nách và khử mùi Cléo của Công ty TNHH vẻ đẹp Francia do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Theo thông tin Cục Quản lý Dược, đơn vị vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm gel mụn Profiderm Azelaic Gel do Công ty Lidera Trading Ltd OOD nước Bungari sản xuất.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi 32 lô mỹ phẩm của Công ty TNHH thương mại dịch vụ thẩm mỹ Yody Phương Anh (Công ty Yody Phương Anh) do chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Ngày 1/4, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra thông tin cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên trinh nữ hoàng cung Crilin women Health có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật.
Tại dự thảo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ GD&ĐT công bố danh mục các phương thức xét tuyển. Theo đó, dự kiến có 17 phương thức xét tuyển đại học trong năm 2025.
Quá trình điều tra tổng thể về khoáng sản và hoàn thiện nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 vùng Tây Bắc, Cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã phát hiện 40 mỏ vàng.
Sáng 31/3/2025, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Trần Minh Có để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người".
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.