Hà Nội 21 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 19 °C
  • Hà Nội Hà Nội 21°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 19°C

Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa

Dân sự & tố tụng dân sự
05/06/2024 11:52
Thùy Dương
aa
Một số lễ hội dân tộc được phục dựng chỉ để phục vụ, thu hút khách du lịch, nhiều yếu tố trong lễ hội được làm mới, xa lạ với truyền thống địa phương. Cách thức tổ chức nhiều lễ hội dân gian chưa tốt, thậm chí lộn xộn, gây bất bình cho người dân lẫn du khách.

Nhiều lễ hội bị hiện đại hóa

Theo thống kê, hiện nay cả nước ta có khoảng 7.966 lễ hội, trong đó có trên 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88%), phần lớn trong số đó là do cấp xã quản lý (5.517 lễ hội, chiếm gần 70%).

Lễ hội dân gian vốn gắn bó với từng làng quê, từng vùng, miền và mang tính đặc trưng, song hiện nay lại được tổ chức theo một khuôn mẫu, một trình tự, một kịch bản gần như nhau, tạo nên sự đơn điệu, kém hấp dẫn.

Một số lễ hội dân tộc thiểu số vẫn chưa khai thác được nhiều, vẫn bị thất truyền và lực lượng nghệ nhân dân gian ngày càng mai một.

Thực trạng đáng buồn hiện nay là nhiều không gian văn hóa, lễ hội của đồng bào đang dần bị hiện đại hóa. Ví như sự kết hợp nhiều khi vụng về, chắp vá vội vàng các yếu tố của lễ hội dân gian trong các lễ hội du lịch hay “sân khấu hóa” nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khó được du khách chấp nhận.

Có lễ hội của người Mông, nhà tổ chức đã làm “sân khấu hóa” phông bạt xanh đỏ và hàng loạt các băng rôn, khẩu hiệu, là những thứ không thuộc không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc.

Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa
Lễ hội cầu mưa của người Thái Trắng ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được bảo tồn và phát huy. (Ảnh: Hà Hằng)

Lễ hội đâm trâu là một lễ hội rất có ý nghĩa đối với đồng bào vùng cao, ghi dấu tinh thần đoàn kết của làng và dịp để “báo công” với thần linh.

Nhưng ngay ở phần chính của lễ hội này lại xuất hiện những thanh niên người dân tộc mặc trang phục… hiện đại: quần jean, áo sơ mi và mang dép lê thực hiện nghi thức đâm trâu, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân và du khách...

Nhiều người dân đi lễ hội cũng không biết lễ hội đó tôn vinh vị thần nào. Họ cầu cúng trong tâm lý chung là “kéo” thần thánh về gần với cuộc sống đời thường để phục vụ cho những nhu cầu cũng hết sức đời thường. Xu hướng này cũng góp phần làm hạn chế tính thiêng của lễ hội, khiến cho lễ hội trở nên tự do, thậm chí có phần tùy tiện, lộn xộn...

Cần gìn giữ bản sắc dân tộc độc đáo

Không ít người dân, nhất là lớp trẻ hiện nay không mấy mặn mà với các lễ hội truyền thống nói chung. Môi trường diễn xướng hiện nay đã nhiều thay đổi nên tiếng chiêng, những câu hát dân gian đối đáp nam nữ và các điệu múa cổ truyền cũng không còn nhiều dịp thể hiện, thay vào đó là những thùng loa với nhạc chạy chữ karaoke được dân bản cất lên.

Một số lễ hội bị “lai căng” do nhận thức chưa thấu đáo về các giá trị văn hóa của cộng đồng, dẫn đến việc tiếp thu, pha trộn thiếu chọn lọc hay tổ chức các nghi lễ, lễ hội, phong tục sai quy cách, phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực.

Già làng Bhơriu Prăm (xã Sông Kôn, Đông Giang, Quảng Nam) nhiều lần trăn trở về văn hóa Cơ Tu đang dần bị “biến dạng”. Câu chuyện về “dùng rượu, bia thay rượu cần” cũng thường xuyên được già lấy làm ví dụ. “Bây giờ văn minh rồi nhưng không có nghĩa bỏ đi văn hóa của dân tộc mình.

Nghĩ vậy là sai trái, đi ngược với sự bảo tồn đó rồi” - già Prăm từng nói. Có rất nhiều nguyên nhân khiến rượu cần ngày càng vắng bóng ở các lễ hội, sinh hoạt văn hóa của đồng bào, như suy nghĩ dùng bia tiện hơn nhiều so với ủ rượu cần với nhiều công đoạn rườm rà, tốn công sức.

Để phục dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa lễ hội các dân tộc thiểu số, Bộ VH,TT&DL đã có văn bản yêu cầu các Sở VH,TT&DL chú trọng việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc, được lưu giữ trong đời sống các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Các lễ hội cần diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm.

Các lễ hội dân gian cần phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tâm linh của đồng bào các dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng.

bài liên quan
TP HCM: Chợ hoa xuân “Trên bến dưới thuyền” sẽ kéo dài nửa tháng

TP HCM: Chợ hoa xuân “Trên bến dưới thuyền” sẽ kéo dài nửa tháng

Năm nay, chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 14/1/2025 đến 28/1/2025 (từ ngày 15 đến 29 tháng Chạp), tại tuyến đường Nguyễn Văn Của và Bến Bình Đông (quận 8, TP HCM).
Tây Ninh: Khám phá tuần Văn hóa Việt - Nhật trên đỉnh núi Bà Đen

Tây Ninh: Khám phá tuần Văn hóa Việt - Nhật trên đỉnh núi Bà Đen

Kéo dài từ ngày 1-8/12/2024, tuần Văn hóa Việt - Nhật là cơ hội lý tưởng để du khách Nam bộ khám phá nét đẹp văn hóa Nhật Bản được tái hiện sống động và đầy sắc màu trên đỉnh núi Bà Đen.
Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024 hứa hẹn nhiều hấp dẫn

Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024 hứa hẹn nhiều hấp dẫn

Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 dự kiến diễn ra trong 7 ngày từ 28/11 đến 4/12 với chủ đề “Long An - Khát vọng sông Vàm”.
Phú Thọ: Nghề dệt thổ cẩm người Mường được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phú Thọ: Nghề dệt thổ cẩm người Mường được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 18/11, tại khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn, Phú Thọ tổ chức lễ công bố và trao Quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài”.
Kiên Giang khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer

Kiên Giang khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang dự kiến thu hút khoảng 200.000-250.000 lượt người dân và du khách đến tham dự. Đây là sự kiện không chỉ tôn vinh nét đẹp văn hóa mà còn góp phần giới thiệu du lịch địa phương.
Những người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế

Những người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế

Những người có tên trong di chúc sẽ được nhận di sản thừa kế do người chết để lại. Tuy nhiên, vẫn có những người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Vậy họ là ai?
Mới nhất
Đọc nhiều
Tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp tinh gọn, hiệu quả

Tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp tinh gọn, hiệu quả

Ngày 6/12, Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tổ chức phiên họp thứ hai với sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo.
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác trợ giúp pháp lý ở Bạc Liêu

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác trợ giúp pháp lý ở Bạc Liêu

Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Cục Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác trợ giúp pháp lý cho đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý; Luật sư thực hiện công tác trợ giúp pháp lý; đại diện lãnh đạo và chuyên viên Phòng Tư pháp, công chức phụ trách tư pháp cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Khởi tố, khám xét nơi ở của nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh An Giang

Khởi tố, khám xét nơi ở của nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh An Giang

Ông Nguyễn Bảo Trung (Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang, nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh An Giang) vừa bị cơ quan chức năng Bộ Công an khởi tố về tội 'Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ'.
Tin bài khác
Xúc cảm cội nguồn trong "Thức dậy một dòng sông" của Trần Nam Phong

Xúc cảm cội nguồn trong "Thức dậy một dòng sông" của Trần Nam Phong

Đọc tập thơ "Thức dậy một dòng sông" của nhà thơ Trần Nam Phong, dù ở phần nào, bao trùm vẫn là cảm xúc đối với quê hương, đất nước. Trần Nam Phong đi từ làng, đến đất nước; đi từ song thân đến thân phận con người.
Công an tỉnh Quảng Ninh bảo đảm ANTT Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024

Công an tỉnh Quảng Ninh bảo đảm ANTT Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024

Công an Quảng Ninh đã huy động hơn 300 CBCS, có sự hỗ trợ của Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc và các tổ công tác của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an cùng sự phối hợp của các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh để duy trì ANTT, tổ chức phân luồng chống ùn tắc giao thông và có phương án phòng cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các địa điểm diễn ra hoạt động thi đấu tại Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024.
TAND TP Cẩm Phả hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu nhiệm vụ công tác năm 2024

TAND TP Cẩm Phả hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu nhiệm vụ công tác năm 2024

Với nhiều nỗ lực, quyết tâm cao trong triển khai nhiệm vụ, năm 2024 TAND TP Cẩm Phả đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ góp phần ổn định tình hình ANTT, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).
Triển khai đợt cao điểm bảo đảm TTATGT dịp Tết Ất Tỵ 2025

Triển khai đợt cao điểm bảo đảm TTATGT dịp Tết Ất Tỵ 2025

Từ ngày 15/12, Bộ Công an sẽ mở cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu xuân 2025.
Hiểm họa từ sự thiếu hiểu biết về giới tính ở tuổi mới lớn

Hiểm họa từ sự thiếu hiểu biết về giới tính ở tuổi mới lớn

Tuổi mới lớn là giai đoạn đầy tò mò và nhạy cảm về giới tính. Đặc biệt, trong một xã hội ngày càng cởi mở, các em bắt đầu khám phá xu hướng tính dục của mình, trong đó có cả những mối quan hệ đồng giới. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết và định kiến xã hội đã khiến một số em sa vào những “cạm bẫy” nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Cháu bé 12 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cần giúp đỡ

Cháu bé 12 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cần giúp đỡ

Ngày 4/12/2024, bé N.T.T.T. (12 tuổi, ngụ tại phường Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Chẩn đoán ban đầu của các bác sĩ là sốc nhiễm trùng từ đường tiêu hóa, suy đa cơ quan, viêm phổi nặng và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).
Miền Bắc nhiệt độ giảm sâu, xuất hiện mưa rào, miền núi có nơi dưới 10 độ C

Miền Bắc nhiệt độ giảm sâu, xuất hiện mưa rào, miền núi có nơi dưới 10 độ C

Theo dự báo, trong vài ngày tới Miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh tràn xuống cùng với mưa rào, đặc biệt một số nơi miền núi phía Bắc nhiệt độ giảm sâu, có nơi dưới 10 độ C.
Chính phủ đề xuất kết thúc hoạt động 2 ủy ban, xem xét bỏ mô hình tổng cục

Chính phủ đề xuất kết thúc hoạt động 2 ủy ban, xem xét bỏ mô hình tổng cục

Chính phủ vừa ban hành kế hoạch kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.
Thủ tướng ban hành Công điện nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7

Thủ tướng ban hành Công điện nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 126/CĐ-TTg ngày 5/12/2024 về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7 (xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).