Với công nghệ số hóa hiện nay, qua nền tảng internet mọi thứ có thể được chuyển đổi thành số hóa. Bảo tàng cũng không nằm ngoài sự chuyển dịch đó.
Thay vì phải đến tận bảo tàng để tham quan thực tế, giờ đây bảo tàng có thể tạo không gian trưng bày theo hình thức số hóa. Qua đó, có thể kết nối và quảng bá những hiện vật, đặc biệt cả những bộ sưu tập rất ít khi được trưng bày.
Trên thế giới cũng như Việt Nam đang có những thay đổi đáng kể trong việc áp dụng đưa bảo tàng lên không gian mạng, để thích ứng với xu thế phát triển của kỷ nguyên công nghệ.
Trên thế giới, nhiều bảo tàng đã áp dụng thành công và mang lạo những kết quả lớn. Tại bảo tàng Staedel.Frankfurt đã số hóa được gần 25.000 hiện vật, xây dựng được trên 100 bộ phim kỹ thuật số phát trên mạng xã hội, thu hút hàng trăm ngàn lượt người truy cập, theo dõi.
Nhờ những ứng dụng hiện đại này, số người đến tham quan, nghiên cứu tại đây đã lên tới trên 1 triệu lượt người/năm, tăng gấp hơn 2 lần so với khi chỉ thực hiện phương pháp truyền thống.
Viện Malacca (Malaysia) có mạng lưới với hơn 24 bảo tàng, 12 phòng, đang trưng bày trên 26.000 hiện vật. Để thu hút khách đến tham quan, họ sử dụng công nghệ tra cứu trên mỗi hiện vật giúp công chúng có thể tra cứu thông tin nhanh chóng, dễ dàng dù ở bất cứ nơi đâu, thời gian nào.
Tháng 1/2019, phòng tranh mỹ thuật Freer và phòng tranh Arthur M.Sackler của Viện Smithsonian đã công bố bộ sưu tập trực tuyến với hơn 40.000 hiện vật (nhiều hiện vật thậm chí chưa từng được công bố).
Tháng 5/2019, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở thành phố New York cũng thông báo, họ cũng đã số hóa xong hơn 400.000 tác phẩm chất lượng cao.
Cùng thời gian này, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên New York đã đăng tải hơn 7.000 tác phẩm của mình lên mạng, là một phần của dự án số hóa lớn được khởi động từ năm 2006.
Bảo tàng Dân gian quốc gia Hàn Quốc đã số hóa xong phần lớn hiện vật của mình tại Việt Nam. Việc số hóa điểm di tích, tương tác 3D đầu tiên đã được ứng dụng để giới thiệu chuyên đề “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam” và “Đèn cổ Việt Nam” từ năm 2013.
Bước đầu hoàn thành số hóa 14 bảo vật quốc gia và sẽ tiếp tục số hóa dần những hiện vật theo phương thức chuyên đề và thường trực. Với những kết quả ghi nhận chứng tỏ “bảo tàng số” ngày càng trở nên cần thiết. Sự tương tác giữa hiện vật tại bảo tàng và khách tham quan ở mọi nơi trên thế giới thông qua công nghệ số chẳng còn xa lạ.
Tại Việt Nam, Bảo tàng Nghệ thuật Khoa học là một trong những bảo tàng tiên phong trong áp dụng công nghệ mới. Qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong việc số hóa và trưng bày, bảo tàng đã thu hút nhiều khách tham quan, các hiện vật được thể hiện sinh động qua màn hình.
Chúng ta hiện có 147 bảo tàng, trong đó 36 bảo tàng của các Bộ, ngành; 83 bảo tàng ở tỉnh, thành phố; 4 bảo tàng do Bộ VHTT&DL quản lý. Để có thêm nhiều bảo tàng thành công như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Việt Nam đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển bảo tàng từ năm 2005-2020 đề phù hợp với xu thế hội nhập trên thế giới.
Quy hoạch này nhằm chỉnh lý, nâng cấp các bảo tàng đã có theo hướng bảo tàng không chỉ là kho lưu trữ hiện vật mà còn phải hướng đến cộng đồng, phục vụ cộng đồng; phát triển loại hình bảo tàng khoa học kỹ thuật và lịch sử tự nhiên; tạo dựng khung pháp lý năng động cho bảo tàng ngoài công lập phát triển.
Những hình ảnh về cô gái trèo lên nóc bảo tàng để quay phim, chụp hình, hay mới đây xuất hiện thêm một thanh niên leo lên nóc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam quay clip bản thân rồi tung lên mạng kèm theo lời bình: "Trải nghiệm góc nhìn có 1 không 2. Thoát khỏi đám đông tìm kiếm sự khác biệt", đã khiến nhiều người bức xúc về hành vi phản cảm này.
Khát vọng gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc, nhiều người K’Ho liều mình chống nạn “chảy máu” cổ vật. Họ kiên quyết từ chối những món tiền kếch xù, không bán đi vật thiêng của cha ông.
Bảo tàng đầu tiên trên thế giới đã có mặt từ thế kỷ 17 và cho đến nay, ước tính đã có chừng 55.000 bảo tàng tại 202 nước. Du lịch bảo tàng được xem như con đường ngắn nhất trong việc tìm hiểu văn hóa, lịch sử của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.