Có 3 nhóm vấn đề phức tạp, nhạy cảm nêu trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tác động trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tiếp tục cần được xem xét, quan tâm cho ý kiến.
Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi, 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều.
Những chính sách mới, quan trọng của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm 11 nội dung:
Thứ nhất, quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của Nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công dân đối với đất đai.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định về các quyền của người sử dụng đất.
Thứ ba, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thứ tư, về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Thứ năm, về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Thứ sáu, về cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; điều tiết quan hệ giữa Nhà nước - thị trường - xã hội.
Thứ bảy, về phát triển quỹ đất, thị trường quyền sử dụng đất.
Thứ tám, về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; giải quyết những tồn tại hạn chế trong quản lý đất có nguồn gốc nông, lâm trường.
Thứ chín, quy định về quản lý, sử dụng đất đa mục đích.
Thứ mười, quy định về chuyển đổi số và cải cách hành chính.
Thứ mười một là thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Những vấn về phức tạp, nhạy cáp tác động trực tiếp đến nhân dân trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Tờ trình của Chính phủ cho biết, trong quá trình thảo luận, còn có ý kiến khác nhau về một số vấn đề:
Một là, mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
Hai là, mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa;
Ba là, quy định về cho phép chuyển nhượng, thế chấp "quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm".
"Đây là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, tác động trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tiếp tục cần được xem xét, quan tâm cho ý kiến", Tờ trình của Chính phủ nêu rõ.