Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 trong gần 2 năm qua, nhưng theo đánh giá của nhiều tổ chức du lịch uy tín, Du lịch Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới. Với chương trình “Du lịch bình thường mới”, nhiều hãng lữ hành đang nhộn nhịp đón du khách nhân dịp năm mới - Năm du lịch xanh.
Nhiều giải thưởng được vinh danh
Ngành Du lịch Việt Nam nhận được giải thưởng danh giá do các tổ chức quốc tế trao tặng; nhiều điểm đến, sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp Du lịch Việt Nam có mặt thường xuyên trên các tạp chí lữ hành uy tín của thế giới trong năm 2020 và 2021.
Tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới lần thứ 28 khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam được trao tặng 3 danh hiệu quốc gia là Điểm đến hàng đầu châu Á 2021, Điểm đến bền vững hàng đầu châu Á năm 2021, Tổng cục Du lịch Việt Nam là cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á năm 2021.
Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới đã vinh danh Việt Nam là “Điểm đến hàng đầu châu Á 2021” và “Điểm đến du lịch bền vững hàng đầu châu Á 2021”. Giải thưởng Golf thế giới cũng xướng tên Việt Nam là “Điểm đến du lịch Golf tốt nhất châu Á” và “Điểm đến du lịch Golf tốt nhất thế giới”. Tổ chức World MICE Awards đã công bố thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) là Điểm đến Du lịch MICE tốt nhất châu Á năm 2021.
Tại Lễ trao giải thưởng World Travel Awards dành cho khu vực châu Á và châu Đại Dương được tổ chức tại Vinpearl Convention Center Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), ẩm thực Việt Nam đã vinh dự lần đầu tiên được vinh danh tại hạng mục này. Ẩm thực là một nét tinh hoa trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên ẩm thực Việt lại được coi là tinh hoa văn hóa, được bạn bè thế giới ca ngợi và đánh giá cao. Đó là bởi ẩm thực Việt phong phú từ nguyên liệu, tinh tế ở khâu chế biến và đặc biệt mỗi một vùng miền lại có thói quen ăn uống khác nhau tạo nên những hương vị đặc trưng riêng biệt, thưởng thức một lần để rồi nhớ mãi.
Cùng với giải thưởng du lịch quốc gia, hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, điểm đến, hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành trong nước cũng được vinh danh và nhận giải thưởng quốc tế danh giá.
Những giải thưởng quốc tế góp phần giúp ngành du lịch thêm khí thế. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa phát động chương trình phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 có chủ đề “Du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn”. Chương trình hướng tới phục hồi hoạt động du lịch theo lộ trình từ thị trường nội tỉnh, nội vùng đến nội địa, góp phần từng bước phục hồi ngành du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 từ cuối năm 2021, đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng của người dân.
Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời đưa ra những quyết sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong ngành Du lịch từng bước khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như giảm thuế, giảm tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp lữ hành; giảm tiền điện, tiền thuế đất đối với doanh nghiệp lưu trú, nghỉ dưỡng; hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch; triển khai thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc (Kiên Giang), Hội An (Quảng Nam), Thừa Thiên-Huế...
Hấp dẫn những tour, tuyến
Các tỉnh tung ra các tour du lịch nhằm thu hút du khách trong nước. Cao Bằng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày phát hiện động Ngườm Ngao và khai trương tuyến du lịch mạo hiểm nhánh bản Thuôn (trong động). Động Ngườm Ngao chứa nhiều hóa thạch san hô được hình thành trên cơ sở kiến tạo địa chất cách đây khoảng trên 300 triệu năm, được người Pháp phát hiện năm 1921, cách đây đúng tròn 100 năm.
Ninh Bình - Du lịch an toàn và hấp dẫn”, mang tới cho du khách những khám phá, trải nghiệm mới về vùng đất Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình với nhiều dấu ấn. Theo hành trình, đoàn tham quan khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư - kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến Việt Nam; tham quan đền Vua Đinh Tiên Hoàng và đền Vua Lê Đại Hành để tìm hiểu về những bậc minh quân trong lịch sử của dân tộc và chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc, điêu khắc đá tại hai ngôi đền; tham quan chùa Bái Đính với 500 pho tượng La Hán và tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á.
Tiếp nối hành trình, du khách đi thuyền khám phá Tam Cốc - Bích Động - điểm đến nổi tiếng nằm trong quần thể danh thắng Tràng An. Đạp xe trải nghiệm không gian vùng đất cố đô xưa, đến tham quan, dâng hương tại chùa Bích Động, thăm đền Thái Vi, ngôi đền cổ linh thiêng thờ các Vua Nhà Trần gắn với Hành cung Vũ Lâm trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông trong lịch sử dân tộc.
Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”, Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông diễn ra tại Lai Châu có sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng đồng bào dân tộc Mông 12 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Điện Biên, Đắk Lắk, Thanh Hóa và Hòa Bình. Du khách được đắm mình trong không gian lễ hội phong phú, hấp dẫn và đa dạng với những màn tái hiện lễ hội gầu tào của người Mông tỉnh Bắc Kạn, lễ hội cúng thần nước của người Mông Hà Giang, lễ giải hạn của Mông Lạng Sơn… Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông còn giới thiệu các hoạt động thể thao truyền thống như tù lu, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy...
Lễ hội Hoa Ban năm 2022 gồm các hoạt động Diễu hành văn hoá đường phố; Cuộc thi ảnh “Check in Điện Biên”; Hoạt động thể thao (Bóng đá Futsal, Tó má lẹ; Tung Còn, Tù lu, Bắn nỏ, Giã bánh dày, Đẩy gậy, Kéo co, Đẩy xe đạp thồ, Tải đạn); Hoạt động thể thao trải nghiệm; Không gian văn hóa vùng cao; Cuộc thi Người đẹp Hoa Ban năm 2022. Trong năm 2022, trên địa bàn Điện Biên còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa: Lễ hội Thành Bản Phủ gắn với Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Điện Biên. Tết Té nước (Bun Huột Nặm) dân tộc Lào tại Bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên; Trình diễn dân ca, dân vũ dân nhạc các dân tộc tại cực Tây Tổ quốc Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.
Nhiều doanh nghiệp du lịch bắt đầu nhộn nhịp với công việc đón tiếp và phục vụ du khách. Công ty TST Tourist, từ đầu tháng 12 đến nay đã liên tục tổ chức khởi hành gần chục tour cho du khách đến khám phá du lịch Điện Biên, Long An… Ngoài ra, từ khi có đường bay thẳng giữa TP HCM – Điện Biên, TST Tourist đã phục vụ hai đoàn du khách đến khám phá du lịch Điện Biên, sắp tới dự kiến khởi hành thêm hai chuyến mới. Lữ hành Saigontourist đón 14 đoàn khách du hội thảo với hơn 1.200 lượt khách nội địa với các hành trình đa dạng, điểm đến an toàn, khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp ba miền của đất nước trong tháng 12. Có những đoàn lên tới 250 khách, riêng cuối tháng này sẽ tổ chức cho 6 đoàn với các điểm đến trên khắp cả nước.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động trong ngành Du lịch bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời đưa ra những quyết sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong ngành Du lịch từng bước khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như giảm thuế, giảm tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp lữ hành; giảm tiền điện, tiền thuế đất đối với doanh nghiệp lưu trú, nghỉ dưỡng; hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch; triển khai thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc (Kiên Giang), Hội An (Quảng Nam), Thừa Thiên - Huế...
Ngành Du lịch hy vọng, những sản phẩm mới theo cách mới, vừa đảm bảo yếu tố an toàn, vừa mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, cơ hội tận hưởng vẻ đẹp, sắc màu văn hóa đa dạng của các địa phương sẽ mang đến sự hấp dẫn đặc biệt đối với du khách.
Việt Nam đang là điểm đến được giới nhà giàu Ấn Độ ưa chuộng. Ngoài việc du lịch, nhiều người không ngại chi tiền bao trọn cả khách sạn 5 sao ở những thành phố biển của Việt Nam để tổ chức những đám cưới xa hoa, lộng lẫy.
Việt Nam là một đất nước đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc với hàng ngàn lễ hội được tổ chức mỗi năm. Bên cạnh các lễ hội truyền thống tại nhiều địa phương, những lễ hội hiện đại cũng đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, đóng góp cho việc phát triển du lịch Việt Nam.
Ngành du lịch Thủ đô đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch tạo sức lan tỏa lớn, thu hút khách đến tham quan, du lịch Hà Nội.
Việt Nam có hệ thống sông ngòi, biển đẹp phong phú ở cả vùng Bắc - Trung - Nam Bộ, tuy nhiên, có rất nhiều tỉnh, thành phố chưa được “khơi thông” phát triển du lịch, nâng cao đời sống - xã hội của người dân.
Bốn mùa tại Việt Nam đều có những đặc sản hoa quả riêng biệt tạo nên một sức hấp dẫn không thể cưỡng lại đối với khách du lịch. Đây là một thế mạnh để Việt Nam phát triển du lịch kết hợp với nông nghiệp nhằm đa dạng các sản phẩm, thu hút du khách đến trải nghiệm.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thanh Hóa vừa tạm giữ hình sự Nguyễn Thế Bắc (SN 1980) và vợ là Hoàng Thị Châu Loan (SN 1989), chủ quán karaoke 678, đường Nguyễn Huy Hiệu, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) về hành vi cướp tài sản.
Chiều 25/12, 17 bị cáo trong phiên toà xét xử vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2 được Hội đồng xét xử cho nói lời sau cùng trước khi bước vào phần nghị án.
Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với vụ bắt giữ hàng ngàn bao thuốc lá nhập lậu.
Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa có Quyết định khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (sinh năm 2003), trú tại xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu - Nghệ An) về hành vi vận chuyển trái phép 2 kg ma túy.
TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Lương Trọng Tấn nguyên là cán bộ UBND huyện Tương Dương. Ngày 14/7/2009, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương ra Quyết định truy nã số 09 đối với Tấn về tội Mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi nơi giam giữ.
VKSND huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế bất cẩn, cán tử vong một nữ công nhân đang dừng đỗ nghe điện thoại trong khu công nghiệp.
Ngày 18/01/2012, Nay Nhíp chở cháu R đi ngang qua Nghĩa trang, lúc này, Nhíp nảy sinh thú tính với cháu R nên đã dùng vũ lực khống chế rồi đưa cháu R vào khu vực nghĩa trang rồi giở trò đồi bại
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.