Dưới đây là 10 sự kiện văn hóa – giải trí nổi bật của năm 2017.
Tin nên đọc
Infographic: Những sự kiện nổi bật ngành GTVT năm 2017
10 Sự kiện tài chính nổi bật trong năm 2017
Nathan Lee gây "choáng" khi khoe nhẫn hơn 6 tỷ tại sự kiện âm nhạc
FLC phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện Năm Du lịch Quốc gia 2018 tại FLC Hạ Long
Đạo diễn nước ngoài đầu tiên được bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam
Sau bộ phim Kong Island gây sốt tại các rạp trên toàn quốc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bổ nhiệm đạo diễn Jordan Vogt-Roberts đến từ Hoa Kỳ làm Đại sứ Du lịch Việt Nam giai đoạn 2017-2020 và bổ nhiệm ông Lý Xương Căn (Lee Chang Kun) hậu duệ đời thứ 31 của Vua Lý Thái Tổ làm Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 3 năm (từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2020).
Có thể nói, đạo diễn điện ảnh Jordan Vogt-Roberts là người nước ngoài đầu tiên được bổ niệm là Đại sứ Du lịch Việt Nam. Trước đó, nữ doanh nhân Lý Nhã Kỳ được bổ nhiệm làm Đại sứ Du lịch Việt Nam từ tháng 9/2011 đến 9/2012.
Được biết, ông Lý Xương Căn sinh ra tại Hàn Quốc, gia đình ông đã nhập quốc tịch Việt Nam từ năm 2010, hiện sống và làm việc tại Việt Nam, là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN từ tháng 9/2014.
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XX có 4 phim nhận Giải “Bông Sen vàng”
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 đã diễn ra tại thành phố Đà Nẵng khép lại với việc tìm ra chủ nhân xứng đáng của những Bông sen vàng.
Ở hạng mục Phim truyện điện ảnh, Bông sen vàng đã được trao cho bộ phim Em chưa 18.
Ở hạng mục Phim tài liệu, Bông sen vàng đã được trao cho phim Sống và kể lại của Trung tâm phim Tài liệu & Phóng sự của Đài THVN.
Ở hạng mục Phim Khoa học, Bông sen vàng đã thuộc về phim Một giải pháp chống sói lở bờ biển của Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương.
Bông sen vàng cho phim Hoạt hình đã được trao cho Một lần đào ngũ (Công ty cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam).
Ra mắt Công trình Tham quan ảo Nhà hát Lớn Hà Nội
Sau 106 năm, người dân Thủ đô và du khách mới được vào tham quan trực tiếp tường tận, khám phá những giá trị kiến trúc cho tới lịch sử của địa điểm được coi là thánh đường nghệ thuật này với việc ra mắt Công trình Tham quan ảo Nhà hát Lớn Hà Nội trên nền tảng công nghệ thông tin; khai trương Tour tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội.
Lùm xùm cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam cũng là câu chuyến tốn rất nhiều giấy mực năm 2017. Nhiều vấn đề khúc mắc về cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam như: Tại sao chọn Công ty Vận tải thủy là nhà đầu tư chiến lược, chế độ đãi ngộ với nghệ sĩ sẽ được đảm bảo như thế nào?...
Và sáng 13/10, ông Đặng Công Huẩn, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, dẫn đầu đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra việc cổ phần hóa của Hãng phim truyện Việt Nam.
Được biết, trước đó ngày 16/9, các nghệ sĩ như NSND Minh Châu, NSND Thanh Vân, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, diễn viên Quốc Tuấn... có buổi gặp gỡ báo chí chia về tình hình Hãng phim truyện Việt Nam sau gần ba tháng cổ phần của các nghệ sĩ đang làm việc tại đây.
Các nghệ sĩ cho biết họ không chống chủ trương cổ phần hóa, thậm chí hết sức ủng hộ vì đó là xu thế chung. Tuy nhiên, sau khi được công ty vận tải thuỷ Vivaso mua lại, không có bất cứ sự thay đổi nào trong cách làm việc của hãng phim trước đây khu chủ đầu mơi chỉ tâp chung vào giá trị bất động sản mà hãng phim truyện Việt Nam đang sở hữu.
Ồn ào việc tạm dừng lưu hành ca khúc
Thời gian vừa qua, việc Cục Nghệ thuật biểu diễn ban hành quyết định tạm dừng lưu hành, và sau đó là cấm lưu hành vĩnh viễn 5 ca khúc trước 1975 đã cấp phép gây xôn xao dư luận.
Cụ thể, 5 ca khúc bị cấm lưu hành vĩnh viễn vì lý do vi phạm bản quyền là: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An) và Con đường xưa em đi (Châu Kỳ- Hồ Đình Phương).
Sau những ồn ào không đáng có, Bộ VHTT&DL đã có văn bản số 1575/BVHTTDL-VP ngày 14/4 về việc xử lý việc tạm dừng 5 bài hát sáng tác trước năm 1975.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ VHTT&DL, Cục NTBD đã thu thập tư liệu, đối chiếu và đánh giá chưa đủ cơ sở tạm thời dừng phổ biến 5 bài hát trên. Ngày 15/5, trong cuộc họp với báo chí, đại diện Cục NTBD đã nghiêm khắc rút kinh nghiệm, kiểm điểm đối với bộ phận tham mưu việc tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 đã được phép phổ biến nêu trên.
Cùng với việc ồn ào tạm dừng 5 ca khúc trước năm 1975, trong tháng 3/2017, việc lãnh đạo Sở VH,TT&DL tỉnh Tiền Giang có công văn yêu cầu gỡ bỏ 354 bài hát chưa được phép phê duyệt nội dung cho phép lưu hành, phổ biến, trong đó có ca khúc "Màu hoa đỏ" của nhạc sĩ Thuận Yến lời thơ nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Theo lãnh đạo của Sở này, sở dĩ có việc tạm dừng lưu hành ca khúc “Màu hoa đỏ” là bởi ca khúc này khi được sử dụng tại các điểm kinh doanh karaoke có phần hình ảnh thể hiện chưa phù hợp với nội dung. Trước phản ứng của dư luận, Sở VH, TT&DL tỉnh Tiền Giang gấp rút ra văn bản thu hồi công văn cấm ca khúc "Màu hoa đỏ".
Ồn ào “nạn” tranh giả
|
Tranh của họa sĩ Tây Ban Nha Bartolomé Esteban Murillo (trái) và bức tranh bị mạo danh là tác phẩm của Tô Ngọc Vân. |
Tháng 8 vừa qua, giới chơi tranh phát hiện hai tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Rô Hùng trong tay một nhà sưu tập bị xóa chữ ký, mạo danh là tranh Phạm An Hải. Đầu tháng 9, bộ tranh sơn mài “An lạc” của họa sĩ Nguyễn Trường An bị tố đạo 90% ý tưởng tác phẩm khắc gỗ “A di đà Phật” của họa sĩ Nguyễn Khắc Hân. Bức tranh “Phố cũ” của họa sĩ Bùi Xuân Phái khi được mang ra bán đấu giá với mức 12.500 USD cũng được gia đình họa sĩ xác nhận là tranh giả.
Theo giới mỹ thuật, vấn nạn tranh giả hiện nay dù đã được cảnh báo, lên án nhưng khi phát hiện rất khó có cơ sở để xác minh và kết luận người đúng, kẻ sai.
Sách bị thu hồi
Tháng 8/2017, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội ra quyết định số 293 về việc thu hồi và tiêu huỷ sách “Chim Việt Nam” của tác giả Võ Quý - Nguyễn Lân Hùng Sơn với lý do cuốn sách sử dụng nhiều tư liệu ảnh chưa xin phép về bản quyền.
Mới đây, Cục Xuất bản - In - Phát hành vừa ra công văn (do Cục phó Nguyễn Ngọc Bảo ký ngày 26.12.2017) thu hồi và tiêu hủy cuốn sách Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc tập 3 - nhà Minh, nhà Thanh do Cát Kiếm Hùng chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin và Công ty văn hóa Minh Trí - Nhà sách Văn Lang đồng ấn hành). Nguyên do cuốn sách có nhiều chi tiết sai lệch về chủ quyền của VN trên Biển Đông.
NXB Văn học đã yêu cầu Công ty TNHH Văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng dừng phát hành cuốn sách Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thu hồi toàn bộ số sách ra thị trường vì có sai sót.
Thu phí tác quyền qua tivi
Chiều 11/9, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), thuộc Hội nhạc sĩ Việt Nam, tổ chức buổi gặp gỡ báo chí tại Hà Nội. Nhạc sĩ Phó Đức Phương - giám đốc trung tâm - cho biết đơn vị của ông được Cục Bản quyền Tác giả cho phép tiếp tục thu phí tác quyền âm nhạc qua tivi trong khách sạn từ ngày 19/8. Mức phí áp dụng không thay đổi 25.000 đồng mỗi tivi một năm. Trung tâm sẽ không truy thu các đơn vị chưa đóng tiền bản quyền trong thời gian dừng thu phí - từ ngày 26/5 đến 18/8.
Có thể nói, mặc dù việc thu phí này hoàn toàn đúng với quy định pháp luật, phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ và xu hướng quốc tế nhưng cách làm vội vã của VCPMC khi áp mức thu 25.000đ/tivi/năm tại các khách sạn đã gây nên những phản ứng trái chiều.
Được biết, trước đó vào tháng 5, vì nhiều ý kiến phản đối đóng tác quyền âm nhạc qua tivi trong khách sạn, Cục Bản quyền từng yêu cầu VCPMC dừng thu. Cục yêu cầu trung tâm xác định các tác phẩm âm nhạc được khai thác, sử dụng của tác giả hoặc chủ sở hữu là hội viên của VCPMC. Bên cạnh đó, trung tâm cũng phải xây dựng biểu mức tiền quyền tác giả/tác phẩm được khai thác, sử dụng, sau đó tiến hành đàm phán để nhận được sự đồng thuận của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Bùng nổ các cuộc thi Hoa hậu, “lùm xùm” Hoa hậu Đại dương
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Hoa hậu Đại dương, Hoa hậu Hòa bình quốc tế, Nữ hoàng trang sức và nhiều người đẹp Việt Nam tham gia các cuộc thi Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Hoàn vũ thế giới…đã khiến cho Việt Nam “nhan nhản” các Hoa hậu với những “danh xưng” khác nhau.
Và cách đây không lâu, cuộc thi Hoa hậu Đại Dương cũng gây khá nhiều lùm xùm khi người đẹp Lê Âu Ngân Anh, khẳng định có phẫu thuật thẩm mỹ đăng quang. Điều khiến dư luận lên tiếng dữ dội hơn đó là nhan sắc của Tân Hoa hậu.
Theo tin tức, BTC cuộc thi này sau đó cũng có nhiều cuộc làm việc với thanh tra quản lý văn hóa, các cơ quan báo chí thừa nhận sai sót trong khâu tổ chức. Thanh tra Bộ Văn hóa cũng đưa ra mức phạt 4 triệu đồng.
Tranh cãi nghệ thuật bùng nổ
Tranh cãi lớn nhất trong lĩnh vực âm nhạc giải trí năm qua là những quan điểm trái chiều về dòng nhạc bolero. Người khơi mào cho những tranh cãi không hồi kết này là ca sĩ Tùng Dương.
Nguyên văn phát ngôn của anh - nhân sự kiện anh làm liveshow riêng “Trời và Đất” giữa lúc các liveshow về nhạc bolero tại Hà Nội đang chiếm số lượng áp đảo – như sau: “Bolero đang được số đông khán giả đón nhận vì du dương, dễ nghe, dễ vào tai, còn những sản phẩm âm nhạc kích thích trí tưởng tượng đúng là sẽ khó được đón nhận hơn rất nhiều. Nhưng bolero chỉ mang tính hoài niệm, không mang tính chất sáng tạo, phát triển nền âm nhạc. Già trẻ, lớn bé mà đều đắm đuối với bolero thì đúng là một sự thụt lùi”.
Ngay sau phát ngôn này của Tùng Dương, nghệ sĩ đang hát và theo dòng nhạc bolero đã đồng loạt lên tiếng phản đối. Đến nay, những tranh cãi về sự yêu – thích đối với dòng nhạc này vẫn chưa kết thúc.
Không chỉ vậy, trong năm nay làng giải trí Việt cũng ồn ào với những vụ việc nghệ sĩ thẳng thắn chê chuyên môn. Mới đây nhất, khi Chi Pu – hotgirl đi hát ra hàng loạt MV nhận được rất nhiều sự chê bai, phản đối là “thảm họ âm nhạc”. Thế nhưng mặc ồn ào dư luận, Chi Pu vẫn ra những sản phẩm âm nhạc đều đặn và nhận được lượng xem khổng lồ trên Youtube.