Những nội dung chính: Môi trường kinh doanh của Việt Nam: Động lực từ chính phủ hành động; Nhìn số biên chế thấy “ớn lạnh”; TPHCM vận động cán bộ nghỉ hưu sớm; Nội bộ kinh doanh thực phẩm online: Chất lượng ai kiểm soát?; “Tín dụng đen” bóc lột nông dân nghèo.
Môi trường kinh doanh của Việt Nam: Động lực từ chính phủ hành động (Báo Diễn đàn Doanh nghiệp)
Việc cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy khởi nghiệp sẽ được chính phủ nỗ lực thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên một khâu quan trọng cũng cần được ưu tiên khắc phục đó là việc kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước, thậm chí là các doanh nghiệp trong nước với nhau hiện còn mờ nhạt. Khi hội nhập thì điều đáng lo ngại nhất không phải là thiếu sức cạnh tranh hay quy mô nhỏ mà là thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp bởi có liên kết được doanh nghiệp thì mới tạo thành sức mạnh
Nhìn số biên chế thấy “ớn lạnh” (Báo Tuổi trẻ)
Theo chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ông Huỳnh Đức Thơ thì không ai thích đổi mới theo hướng xoá xổ mình hoặc là hạ mình xuống cả. Đó là cái khó, nhưng thấy khó mà chùn bước là không được. Nếu cứ nghĩ theo kiểu: “để yên rứa mắc chi đụng vô, xới lên làm gì cho rách việc” thì sẽ không thể làm được. Theo lộ trình từ nay đến năm 2020 Đà Nẵng sẽ xát nhập cổ phần hoá 21 đơn vị sự nghiệp công để giảm 2 nghìn biên chế.
TPHCM vận động cán bộ nghỉ hưu sớm (Báo Người lao động)
Theo tính toán của UBND TP HCM thì tổng kinh phí hỗ trợ cán bộ nghỉ hưu trước tuổi ước tính gần 400 tỉ đồng từ nay đến năm 2021. Ngoài chế độ chính sách được hưởng theo nghị định 108 thì cán bộ được trợ cấp thêm 3 tháng tiền lương hiện thưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH. Từ năm thứ 21 trở đi thì cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm được trợ cấp thêm nửa tháng tiền lương hiện hưởng.
Nội bộ kinh doanh thực phẩm online: Chất lượng ai kiểm soát? (Báo Công an nhân dân)
Trong thời buổi công nghệ thì nhu cầu mua sẵm online ngày càng cao, nên các shop bán thực phẩm xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội. Rất tiện vì chỉ vài cú click chuột, hay gõ vài phím là đã có người chuyển đến tận nơi. Người tiêu dùng khá e dè với chất lượng thực phẩm ở chợ, nhưng lại dễ dãi khi lựa chọn trên mạng. Theo tờ báo thì có đến 99% người mua thực phẩm qua mạng là bằng cảm tính. Rõ ràng đây là vấn đề mà người tiêu dùng phải cân nhắc và hết sức thận trọng.
“Tín dụng đen” bóc lột nông dân nghèo (Báo Nông thôn ngày nay)
Khu vực nông thôn đang xuất hiện nhiều hình thức cho vay trá hình như mượn tiền, ứng lương thực nhưng thực tế đây là hình thức “tín dụng đen”. Ví dụ một gia đình ở Gia Lai, cách đây 5 năm đã vay 40 triệu đồng lãi suất là 30 nghìn/triệu/tháng. Cùng cực trả nợ trong suốt thời gian này nhưng tiền gốc và lãi vẫn còn hơn 43 triệu. Nông sản làm ra buộc phải bán cho chủ nợ với giá rẻ, tức là vừa phải trả lãi, vừa bị ép giá khi trả nợ bằng nông sản. Chỉ riêng xã Chư Mố có đến 300 gia đình phải trả vay lãi theo kiểu này. Nhiều gia đình phải bán trâu bò, gán đất để trả nợ.