Sau 2 tháng dỡ bỏ tất cả các hạn chế chống dịch COVID-19 trong nước, hiện Đan Mạch là một trong những quốc gia phải cân nhắc có nên khôi phục các hạn chế này khi châu lục lại đang "chìm" trong đại dịch.
Các nhà chức trách Đức đã bắt đầu thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt hơn từ đầu tuần trong bối cảnh gia tăng đáng báo động các ca nhiễm mới. Ảnh: AA/DW
Hai tháng trước, Đan Mạch đã trở lại cuộc sống bình thường trước dịch COVID-19 khi Chính phủ Đan Mạch tuyên bố COVID-19 không còn là "một căn bệnh đe dọa nghiêm trọng đối với xã hội" với việc đã triển khai thành công chiến dịch tiêm vaccine.
Người dân đã không cần xuất trình "hộ chiếu COVID", không cần phải đeo khẩu trang và không bị hạn chế số lượng người tập trung trong một thời điểm.
Nhưng bây giờ Đan Mạch, giống như nhiều quốc gia trên khắp châu Âu, đang phải xem xét liệu có nên khôi phục các hạn chế khi lục địa này lại trở thành tâm điểm của đại dịch với sự gia tăng của các trường hợp nhiễm COVID-19.
50.000 người tham dự một buổi hòa nhạc của ban nhạc The Minds of 99 tại Sân vận động Parken của Copenhagen vào ngày 11/9/2021 sau khi Đan Mạch tuyên bố chấm dứt dịch COVID-19. Ảnh: CNN
Nhiều vùng rộng lớn ở châu Âu đang phải đối phó sự gia tăng các ca nhiễm biến thể Delta trong bối cảnh nới lỏng các hạn chế và việc triển khai vaccine chưa đồng đều. Tình hình tồi tệ đến mức WHO đã cảnh báo nửa triệu người châu Âu có thể chết vì COVID-19 trong mùa đông này.
Vừa dỡ bỏ hạn chế đã phải cân nhắc khôi phục
Cuộc chiến với COVID-19 ở châu Âu trong vòng vài tháng đã thay đổi đáng kể. Vào cuối mùa hè, nhiều quốc gia đã loại bỏ những hạn chế nghiêm ngặt sau khi các quốc gia, đặc biệt là ở phía tây của khối, hoàn thành các chương trình tiêm chủng và số ca mắc bệnh giảm mạnh.
Giờ đây, khi các khu vực khác trên thế giới mở cửa trở lại, châu Âu một lần nữa có thể phải trải qua với một mùa đông trong các lệnh hạn chế mới.
Hôm thứ Hai, Chính phủ Đan Mạch đề xuất áp dụng lại "thẻ corona" kỹ thuật số - được sử dụng làm bằng chứng tiêm chủng hoặc xét nghiệm COVID-19 âm tính - để vào các quán bar và nhà hàng, khi đất nước này đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ ba, Reuters đưa tin.
Biện pháp này sẽ phải được quốc hội thông qua để đối phó với bối cảnh mới khẩn cấp khi các ca bệnh tăng đều đặn - từ mức thấp chỉ hơn 200 ca nhiễm hàng ngày vào giữa tháng 9 lên khoảng 2.300 ca trong những ngày gần đây.
Đan Mạch không đơn độc. Áo trong tuần này đã cấm những người chưa được tiêm phòng vào các nhà hàng và khách sạn trong bối cảnh số ca mắc bệnh tăng cao. Và Iceland đã qui định việc đeo khẩu trang và các quy tắc giãn cách xã hội sau sự gia tăng.
Ở những nơi khác, tỷ lệ mắc bệnh của Đức đang phá kỷ lục hàng ngày. Hôm thứ Ba, quốc gia này đã ghi nhận tỷ lệ nhiễm cao nhất trong bảy ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu, với 213,7 trường hợp trên 100.000 người, theo Viện các bệnh truyền nhiễm Robert Koch (RKI) của Đức.
Ở một số bang miền đông nước Đức, như Sachsen và Thuringia, tỷ lệ sự cố đã cao hơn gấp đôi, ở mức hơn 400.
Các bệnh viện ở tỉnh Limburg, miền nam Hà Lan, đã cảnh báo chính phủ hôm thứ Ba rằng họ không còn có thể tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 mới do quá tải. Tuần trước, chính phủ Hà Lan đã ban hành lệnh đeo khẩu trang ở những nơi công cộng. Chính phủ Hà Lan dự kiến sẽ họp vào thứ Sau để thảo luận về các biện pháp tiếp theo có thể xảy ra nếu con số ca nhiễm vẫn tăng vọt không giảm bớt.
Và vào hôm thứ Ba, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có bài phát biểu trước toàn quốc trong bối cảnh số ca bệnh đang gia tăng - bài phát biểu trên truyền hình lớn đầu tiên của ông kể từ tháng 7 khi ông tuyên bố tiêm chủng bắt buộc cho tất cả nhân viên y tế.
Vương quốc Anh cũng đang chiến đấu với một loạt các bệnh lây nhiễm mới, vài tháng sau lễ kỷ niệm "Ngày Tự do" vào cuối tháng 7 đánh dấu việc loại bỏ hầu hết tất cả các hạn chế để phòng COVID-19. Mặc dù vậy, không giống như các nước láng giềng châu Âu, Vương quốc Anh không có kế hoạch sớm khôi phục các hạn chế, bao gồm cả việc đeo khẩu trang bắt buộc.
Tiếp tục chiến dịch vaccine
Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC), Đan Mạch gia tăng số ca mắc bệnh sau khi triển khai thành công vaccine, với 88,3% dân số trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ.
Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Y tế Magnus Heunicke vẫn muốn nhấn mạnh "vận may" của Đan Mạch vào bối cảnh rộng lớn hơn là cuộc chiến đang diễn ra của châu Âu với COVID-19.
"Một số quốc gia châu Âu hiện đang ở giữa làn sóng thứ tư", ông Heunicke cho biết trong một cuộc họp báo trên truyền hình, Reuters đưa tin. "Ở Đan Mạch, chúng tôi đang tiến vào làn sóng thứ ba".
Châu Âu đang lo đối phó với làn sóng lây nhiễm mới của COVID-19 với các ca nhiễm gia tăng đột biến. Ảnh: EuropeNow
Liên minh châu Âu nói chung dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiêm chủng, với 75% người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ, theo ECDC. Trong khi đó, Vương quốc Anh đã có hơn 10 triệu lượt tiêm vaccine như Thủ tướng Boris Johnson đã tweet trong tuần này.
Nhưng việc triển khai cực kỳ không đồng đều trong toàn khối; ở phía đông, Romania và Bulgaria chỉ tiêm chủng đầy đủ lần lượt là 40% và 27% số người trưởng thành của họ.
Hiện các quốc gia đang ngày càng chú ý đến việc tiêm phòng nhắc lại trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus trong những tháng mùa đông, và viễn cảnh về việc phải áp dụng những hạn chế trong thời gian Giáng sinh.
Đức và Áo đã triển khai các mũi tiêm bổ sung cho tất cả mọi người sáu tháng sau khi nhận được mũi tiêm thứ hai. Pháp đã bắt đầu thực hiện tiêm nhắc lại cho những người trên 65 tuổi, những người có nguy cơ về sức khỏe và người làm công việc chăm sóc.
Một số quốc gia châu Âu đã chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 gia tăng trở lại sau khi nới lỏng hơn nữa các hạn chế về đại dịch. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng nếu họ từ bỏ tất cả các hạn chế quá sớm, đặc biệt là với sự lây lan của một biến số phụ dễ lây lan hơn của Omicron.
Thay vì tận hưởng mùa Giáng sinh rộn ràng với các cuộc đoàn tụ dịp cuối năm, châu Âu một lần nữa phải áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt khi số ca mắc COVID-19 ở nhiều nước chạm mốc kỷ lục.
Việc người dân không sẵn sàng tiêm vaccine là một trong những nguyên nhân khiến Romania và Bulgaria đối mặt với làn sóng Covid-19 nghiêm trọng tại châu Âu.
Châu Âu đang phải đối mặt với một mùa đông có khả năng bị COVID-19 với nửa triệu người chết vào tháng 2/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo khi các ca bệnh COVID-19 gia tăng "trầm trọng" ở khu vực này.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ban hành Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình.
Qua điều tra, truy xét, Công an TP Hà Nội đã bắt giữ thành công đối tượng cướp tài sản tại phòng giao dịch ngân hàng VietinBank chi nhánh Phú Mỹ (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
“APEC 2027 không chỉ là sự kiện chính trị - ngoại giao trọng đại của quốc gia, mà còn là thời cơ quý giá để Phú Quốc khẳng định vị thế, phát triển đột phá và vươn tầm quốc tế”, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khẳng định khi làm việc với tỉnh Kiên Giang.
Quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước bắt đầu thực hiện từ đầu năm học 2025 - 2026, nhiều nhà quản lý, nhà giáo và các phụ huynh trên toàn quốc bày tỏ niềm vui mừng trước quyết định đầy tính nhân văn.
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.