Thông tin về nhiều công trình siêu mỏng, siêu méo, xây dựng trên đất nông nghiệp cạnh dự án đường 2,5 tại phường Khương Đình, cơ quan chức năng vẫn "im lặng".
Kỳ 2 - Nhiều công trình sai phạm cạnh đường 2,5: Phường cưỡng chế như "muỗi đốt i-nox"
Thông tin về nhiều công trình siêu mỏng, siêu méo, xây dựng trên đất nông nghiệp cạnh dự án đường 2,5 tại phường Khương Đình, cơ quan chức năng vẫn "im lặng".
Như trước đó như Pháp Luật Plus đã phản ánh trong bài viết: "Dự án đường 2,5 chưa xong, nhiều công trình siêu mỏng đã vội vã hoàn thiện", về việc nhiều công trình siêu mỏng, siêu méo, xây dựng trên đất nông nghiệp cạnh dự án đường 2,5 tại phường Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) đang được gấp rút hoàn thiện.
Xem thêm...
Chữa “căn bệnh nhếch nhác” của đô thị
Việc Bộ Xây dựng vừa “bác” đề án xây dựng ga Hà Nội cao tới 70 tầng cũng như hàng loạt ý kiến về việc chệch hướng quy hoạch, buông lỏng quản lý đến những lãng phí trong xây dựng đô thị Việt Nam cho thấy nếu không có những chiến lược căn cơ bài bản, phá bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế xin-cho thì căn bệnh “nhếch nhác” của đô thị Việt Nam khó thay đổi.
|
Khu tập thể nằm trên đường Tôn Thất Tùng (Hà Nội) nhếch nhác bởi hàng loạt ban công cơi nới. Ảnh: A.C |
Lãng phí đất đai, biến tướng quy hoạch
Tại Hội thảo “Thực trạng quản lý đô thị và Nhu cầu nguồn nhân lực liên ngành trong quản lý phát triển đô thị Việt Nam” do Khoa Các khoa học liên ngành và Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Châu Á, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gần đây, TS Trương Văn Quảng (Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam) đã phân tích: Đô thị Việt Nam còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, số lượng đô thị tăng nhanh nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, quá trình xây dựng, phát triển đô thị còn sử dụng lãng phí tài nguyên đất đai, quy hoạch bị biến tướng.
Xem thêm...
Giữ lại thủy đài tại TP Hồ Chí Minh - Cần có hội thảo khoa học
Thời gian qua, khi tiến hành tháo dỡ thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu, lực lượng tháo dỡ phát hiện kết cấu bê tông cốt thép khá đặc biệt. Điều này được PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp - Nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho biết: Đây là kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước, còn gọi là kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước hay bê tông tiền áp hoặc bê tông dự ứng lực.
|
Một bó thép trong kết cấu thủy đài đang được thào dỡ ở TP Hồ Chí Minh |
Lý giải việc tại sao lại có kết cấu thép như vậy, theo PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp, với những bồn tròn chứa nước để chịu được áp lực nước chứa từ phía trong ra, khi thi công phải ép bê tông lại. Muốn ép bê tông lại, người ta sử dụng các sợi thép cường độ cao để căng trong những ống kim loại.
Với cách làm đó, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp cho biết: Do thủy đài là công trình chịu áp suất nước rất mạnh nên thông thường sau khi bó các sợi thép cường độ cao, người ta sẽ bơm vữa xi măng vào để thép không rỉ theo thời gian và tăng khả năng chịu lực.
Xem thêm...
Điều chỉnh một số hạng mục trong Dự án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh
Về Dự án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, tuyến số 1, Bến Thành - Suối Tiên, ngày 06/12/2017, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 2939/BXD-HĐXD gửi Văn phòng Chính phủ.
|
Ảnh minh họa. |
Theo đó, sau khi nhận được Văn bản số 11964/VPCP-QHQT ngày 09/11/2017 của Văn phòng Chính phủ đề nghị góp ý kiến về Dự án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, tuyến số 1, Bến Thành - Suối Tiên gửi kèm Văn bản số 6355/UBND-DA ngày 16/10/2017, Văn bản số 6598/UBND-DA ngày 21/10/2017 của UBND TP Hồ Chí Minh; Văn bản số 8612/BKHĐT-KTĐN ngày 23/10/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Văn bản số 12377/BGTVT-KHĐT ngày 02/11/2017 của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Xem thêm...
Bắc Giang: Xây dựng nhà máy "tiện tay" khai thác đất sét, Chủ tịch huyện nói đúng phó phòng bảo sai (!?)
Cty TNHH Lian Tech Việt Nam lợi dụng được phép xây dựng nhà máy rồi "tiện tay" khai thác luôn hàng nghìn m3 đất sét khiến huyện Yên Dũng đau đầu.
Pháp luật Plus nhận được phản ánh của người dân sống tại thôn Văn Lư, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang về việc Công ty TNHH Lian Tech Việt Nam tại địa chỉ trên lợi dụng việc xây dựng nhà máy rồi để cho máy móc ngày đêm khai thác hàng nghìn m3 đất sét để bán ra ngoài trục lợi trái phép tài nguyên khoáng sản.
Phán ánh tới Pháp luật Plus, người dân bức xúc tên H. cho biết: “Cả tháng nay, đoàn xe chở đất của doanh nghiệp Đăng Dương cứ mặc sức tung hoành. Đất sét được đào từ ruộng lúa khu vực đang xây nhà xưởng của công ty Lian Tech Việt Nam đang xây dựng rồi chở ra sông Cầu cho xuống thuyền để bán đi nơi khác. Hằng ngày, bụi mù mịt cả một tuyến đường, người dân đi làm đồng rất bức xúc. Mặc dù chúng tôi đã phản ánh nhiều lần lên thôn, xã nhưng đất sét vẫn bị xúc đi. Ô nhiễm môi trường thì bà con, nhân dân gánh chịu”.
Trước phản ánh của người dân, PV Pháp luật Plus đã có mặt tại hiện trường. Theo quan sát, cả một khu vực ruộng đồng rộng lớn bị đào bới nham nhở để lấy đất sét, có những chỗ sau khi lấy xong được lấp vội vàng để xóa dấu vết khai thác.
Xem thêm...