Tòa nhà chung cư và dịch vụ Star Tower còn nhiều nội dung tồn tại về PCCC, chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa dân vào ở bất chấp nguy hiểm.
Tòa nhà Star Tower - 283 Khương Trung: Lộ diện hàng loạt sai phạm PCCC
Tòa nhà chung cư và dịch vụ Star Tower còn nhiều nội dung tồn tại về PCCC, chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa dân vào ở bất chấp nguy hiểm.
Mới đây, theo thông tin từ Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cho biết, công trình “Tòa nhà chung cư và dịch vụ Star Tower” (quận Thanh Xuân) còn nhiều nội dung tồn tại về PCCC, chưa được cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC. Tuy nhiên, chủ đầu tư - Công ty CP Đầu tư thiết kế & Xây dựng Việt Nam (VIDEC) đã đưa một số tầng vào hoạt động, tiềm ẩn những nguy cơ cháy, nổ, mất an toàn cho người dân.
Thông tin được biết, tòa nhà chung cư và dịch vụ Star Tower gồm 2 tầng hầm, 25 tầng nổi và 1 tầng kỹ thuật mái; bố trí công năng các tầng: tầng hầm 2 bố trí gara ô tô, phòng kỹ thuật; tầng hầm 1 bố trí gara ô tô, xe máy, phòng máy bơm chữa cháy; tầng 1 bố trí nhà trẻ, máy biến áp khô, máy phát điện; tầng 2 bố trí bể bơi, dịch vụ; tầng 3 bố trí căn hộ, phòng sinh hoạt cộng đồng; từ tầng 4 đến tầng 25 bố trí căn hộ; tầng kỹ thuật mái bố trí tum thang, kỹ thuật. |
Theo đó, ngày 06/9/2017, Cơ quan Cảnh sát PCCC đã tổ chức kiểm tra nghiệm thu về PCCC tại công trình: Tòa nhà chung cư và dịch vụ Star Tower (tại số 283 Khương Trung, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) do Công ty cổ phần đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam làm chủ đầu tư.
Qua kiểm tra, công trình còn một số tồn tại không đảm bảo các yêu cầu về an toàn PCCC, chưa đủ điều kiện để cấp văn bản nghiệm thu theo quy định, cụ thể như: Đường giao thông nội bộ 02 mặt của công trình chưa thi công hoàn thiện; khu vực từ tầng 1 đến tầng 3 và tầng 26 chưa thi công hoàn thiện.
Xem thêm...
Kỳ 1: Công ty CP Lâm sản Nam Định "ung dung" hoạt động nhiều năm mà không có đánh giá tác động môi trường
Với công suất 9000m3 gỗ/năm, Công ty này không thực hiện lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường nên đã bị đoàn thanh tra của Bộ TN&MT phát hiện.
|
Đoàn Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hiện Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. |
Công ty Công ty CP Lâm sản Nam Định có địa chỉ tại Lô C1 đường D2 khu Công nghiệp Hòa Xá, Xã Lộc Hoà, Thành phố Nam Định, Nam Định.
Được biết, tháng 5/2017 đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra và ban hành kết luận đối với Công ty này, trong đó có nêu một số nội dung như sau:
Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Hòa Xá công suất 9.000 m3/năm thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (gọi tắt là ĐTM) nhưng Công ty không thực hiện lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan quản lý môi trường thẩm định, phê duyệt.
Không lập, phê duyệt Kế hoạch quản lý môi trường các nhà máy sản xuất, chế biến gỗ theo quy định.
Xem thêm...
Cấp phép cho liên danh chủ đầu tư, cơ quan quản lý đang nhầm lẫn?
Rất nhiều dự án bất động sản hiện nay được chính quyền địa phương chấp thuận triển khai theo hình thức liên danh chủ đầu tư. Tuy nhiên, khái niệm "liên danh" được đánh giá không đúng bản chất pháp lý, dễ gây rủi ro cho người mua nhà… một khi các chủ đầu tư không cùng chung tiếng nói.
|
Dự án Hà Nội Landmark 51 được triển khai theo hình thức liên danh chủ đầu tư giữa Vinafor và Sông Đà 1.01. Ảnh: Dũng Minh |
Nở rộ mô hình liên danh chủ đầu tư
Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng eo hẹp, việc săn mua các khu đất vàng không dễ dàng khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều doanh nghiệp đầu tư bất động sản chọn hình thức bắt tay với chủ đất để triển khai dự án bất động sản theo hình thức liên danh.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp có tiềm lực chưa đủ mạnh cũng hợp tác với nhau theo hình thức góp vốn liên doanh hoặc liên danh để triển khai dự án.
Với hình thức liên doanh, các bên sẽ góp vốn thành lập một pháp nhân mới để triển khai dự án. Theo hồ sơ pháp lý, đây chính là chủ đầu tư chính thức của dự án. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong dự án theo tỷ lệ vốn góp của mỗi trong liên doanh.
Xem thêm...
Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch chi tiết khu nhà ở xã hội hơn 12 ha tại quận Hà Đông
Khu nhà ở xã hội La Tinh - Đông La tại xã Đông La, huyện Hoài Đức và phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông dự kiến sẽ có tổng diện tích khu đất lập quy hoạch khoảng 12,1 ha với quy mô dân số dự kiến khoảng 5.434 người.
|
Ảnh minh họa. |
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6507/QĐ-UBND phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở xã hội La Tinh - Đông La, tỷ lệ 1/500 (điều chỉnh Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở xã hội Đông La, tỷ lệ 1/500), tại xã Đông La, huyện Hoài Đức và phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Được biết, tổng diện tích khu đất lập quy hoạch nêu trên khoảng 12,1 ha, có quy mô dân số dự kiến khoảng 5.434 người.
Các chức năng sử dụng đất chính của dự án gồm: Đất xây dựng nhà ở xã hội (không quy hoạch nhà ở thấp tầng), đất trường mầm non, đất trường tiểu học, THCS, đất trường THPT, đất cây xanh TDTT, TP, khu ở, đất cây xanh thể dục thể thao, đơn vị ở, nhóm nhà ở, đất công cộng đơn vị ở, nhóm nhà ở, bãi đỗ xe và đất đường giao thông.
Xem thêm...
Đề xuất xây nhà 70 tầng gần ga Hà Nội để 'có quỹ đất giao thông'
Do quy hoạch nhà cao tầng xung quanh ga Hà Nội trái với quy định hiện hành, thành phố sẽ xin ý kiến Thủ tướng về nội dung này.
Trả lời báo chí về đồ án quy hoạch ga Hà Nội và vùng phụ cận, ông Lê Vinh - Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc, cho biết theo quyết định trước đây của Thủ tướng thì khu vực ga Hà Nội sẽ được xây dựng lại, do đó, lập quy hoạch phân khu là bước cần thiết.
Trong quy hoạch, ga Hà Nội sẽ là đầu mối giao thông đường sắt quốc gia, quốc tế và đường sắt đô thị; quảng trường trước ga là bến trung chuyển xe buýt của thành phố.
"Mục tiêu của đồ án rất rõ ràng, ga Hà Nội là đầu mối giao thông và khu vực xung quanh là tổ hợp công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở; chúng ta sẽ tái định cư tại chỗ toàn bộ", ông Lê Vinh nói.
|
9 phân khutrong đồ án quy hoạch ga Hà Nội và vùng phụ cận. |
Lý giải việc Hà Nội đề xuất xây dựng nhiều tòa nhà cao 40-70 tầng xung quanh ga trung tâm, lãnh đạo Sở Quy hoạch cho biết, để đáp ứng các mục tiêu của đồ án thì phải xác định quy mô xây dựng, diện tích sàn tương ứng chiều cao công trình. Theo đó, khi chiều cao nâng lên thì mật độ xây dựng giảm và mới có quỹ đất dư ra để phát triển đường giao thông, khu vực công cộng và cây xanh.
Xem thêm...