Chùa Thành còn có tên là Diên Khánh tự - nghĩa là tích điều thiện để có phúc truyền cho đời sau.
Tương truyền, ngôi chùa cổ này được xây dựng bên trên để trấn yểm cột đồng do giặc Hán dựng đã bị nhân dân ta chôn vùi.
Lạng Sơn – mảnh đất biên cương với bề dầy lịch sử văn hiến có rất nhiều di tích chùa, đền, đình nổi tiếng và linh thiêng là điểm đến của người dân, du khách dịp đầu xuân năm mới. Trong số đó, có chùa Thành – ngôi chùa đã được xếp hạng di tích Lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993 nằm bên dòng sông Kỳ Cùng thơ mộng…
Ngôi chùa gắn với truyền thuyết về cây cột đồng của giặc bị chôn vùi
Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ thứ 1, tướng Hán là Mã Viện đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sáp nhập nước ta vào Đông Hán, đi đến đâu chúng xây thành đắp lũy đến đó. Nơi tiếp giáp giữa Giao Chỉ và Trung Quốc (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn), Mã Viện cho quân dựng một cột đồng kiên cố, khắc sáu chữ "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (nghĩa là Nếu cột đồng đổ thì người Giao Chỉ bị diệt).
Thời ấy, cái cột đồng được quân giặc dựng lên vững chãi, đứng trơ trơ nơi biên ải như giương oai sức mạnh của ách đô hộ và ngầm thách thức bất cứ ai có ý đồ chống lại. Tương truyền, để thể hiện sự căm thù giặc đô hộ, bất cứ người dân đất Việt nào đi qua nơi ấy đều ném vào chân cột đồng một hòn đá. Trải qua thời gian, đời này qua đời khác, dần dần đá trùm lên lấp kín trụ đồng.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Tân Mùi (1271), Hốt Tất Liệt đòi vua Trần Thánh Tông phải sang chầu, vua viện cớ đang ốm không đi được. Hốt Tất Liệt cho sứ sang yêu cầu vua Trần chỉ cho chúng cột đồng của Mã Viện thuở xưa, với ý đồ dùng cột đồng để hăm dọa sẽ san bằng Đại Việt. Vua không hề run sợ mà khẳng khái trả lời chúng rằng: "Cột ấy lâu ngày nên đã mất".
Đến thế kỷ 17, năm Đinh Sửu (1637), thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê cử sang yết kiến hoàng đế nhà Minh. Thấy sứ thần Việt Nam tài chí phi phàm, vua Minh ra vế đối: "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (ý nói cây cột đồng từ thời Mã Viện đến nay rêu đã phủ xanh, vua Minh huênh hoang sức mạnh của phương Bắc). Giang Văn Minh đối lại: "Đằng giang tự cổ huyết do hồng" (ý nhắc nhở về sự thất trận nhiều lần của Bắc triều, bao lần nhuộm máu trên sông Bạch Đằng khi chúng sang xâm lược nước Nam). Vua Minh tái mặt, phục tài Giang Văn Minh.
Vào thời Lý Trần, cạnh nơi có cột đồng bị đống đá đè lên, Vua Trần đã cho dựng nhà công quán làm nơi nghỉ chân của sứ thần hai nước Việt - Trung. Nhân dân xây chùa cạnh nhà công quán, nơi cột đồng xưa, đặt tên là Diên Khánh tự. Ngôi cổ tự nằm cạnh Đoàn Thành phía bắc, nên dân gian vẫn quen gọi là chùa Thành.
Ngôi chùa thiêng sở hữu nhiều kỷ lục vô giá
Chùa Thành hiện nay tọa lạc ở chân cầu Kỳ Lừa (phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn), là trụ sở Ban đại diện Phật giáo của tỉnh Lạng Sơn. Đây là ngôi chùa có số lượng tượng thờ bằng đồng nguyên khối lớn nhất Việt Nam. Chính giữa tam quan chùa là một quả chuông nặng trên 2 tấn thể hiện ý nghĩa cầu cho nước Việt Nam thịnh vượng và quốc thái dân an; mỗi sớm chiều chuông được thỉnh lên ngân vang khắp cả vùng.
Ngoài quả chuông 2 tấn treo ngoài mái tam quan, trong chùa hiện lưu giữ quả chuông cổ được đúc từ năm 1671 triều vua Lê Hiển Tông, nặng 600kg. Bên trong chùa cột gỗ lim to một người ôm cao 9m được đặt trên các chân tảng đá xanh.
Nền chùa lát gạch bát tràng, thời gian trôi qua nét cổ kính càng được tôn nên vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm. Cửa sổ ở đây cũng được thiết kế hết sức khoa học và đậm chất Á Đông khi cửa sổ ngoài tròn, trong vuông tượng trưng cho âm dương, trời đất. Cánh cửa cũng được làm như một bức tranh tứ bình, tứ quý mỗi khi đóng lại tạo cảm giác nhẹ nhàng và giữ được nét cổ kính nguyên sơ.
Toàn bộ câu đối phía ngoài bằng chữ Hán được gắn bằng sứ hết sức tỉ mỉ, công phu. Các cánh cửa chùa chạm trổ tinh xảo với những cảnh tứ linh, tứ quý, tùng hạc diên niên, tứ bình và những hoa sen, bánh xe pháp luân, bàn tay Phật...
Chùa được kiến trúc theo lối nội công ngoại quốc, gồm 38 gian lớn nhỏ, bước chân vào ta có cảm giác như đang lạc vào chốn Tây Phương cực lạc bởi hệ thống nội thất của chùa được trang trí và bố cục hết sức tinh vi, cổ kính.
Toàn bộ hệ thống tượng thờ của chùa được đúc bằng đồng vàng nguyên khối với 53 pho tượng lớn nhỏ, chùa Thành đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là "Ngôi chùa có hệ thống tượng thờ bằng đồng nguyên khối nhiều nhất Việt Nam" vào năm 2007. Năm 2008, chùa Thành cũng trở thành ngôi chùa thả hoa đăng cầu an nhiều nhất Việt Nam.
Nơi đây cũng là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có đầy đủ hệ thống tượng Phật thờ theo Phật giáo Bắc Tông. Ngôi Đại Hùng Bảo Điện uy nghiêm nhưng gần gũi, tạo cho ta cảm giác như đang được diện kiến chư phật, bồ tát, thánh tăng.
Hệ thống hoành phi, câu đối của chùa được chạm khắc tinh xảo và sơn son thếp vàng, nhiều bộ hoành phi có hàng trăm năm tuổi.
Không chỉ lễ hội chính của chùa mà ngay cả các dịp lễ hội khác ở Lạng Sơn như: Hội Bắc Lệ tháng chín, hội Đầu Pháo Tả Phủ, Kỳ Cùng... chùa Thành rất đông khách thập phương tới chùa chiêm bái, cầu phúc.
Quyết định số 1468/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Đây không chỉ là một môn học phổ thông, mà còn là công cụ để giao tiếp, kết nối. Đồng thời, tiếng Anh sẽ là công cụ giúp nâng cao trí thức Việt Nam, giúp học sinh, công dân Việt Nam hoà nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu, giúp văn hoá Việt Nam vươn ra quốc tế…
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.