Theo dự thảo Ðề án cấp quyền sử dụng biển số thông qua đấu giá, người dân có quyền lựa chọn biển số theo ý thích của mình.
Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT (đơn vị soạn thảo), Bộ Công an cho biết, mục đích của việc thực hiện đề án là phục vụ người dân có nhu cầu sở hữu những biển số mà mình thích. Đồng thời tránh việc có ý kiến cho rằng, đang có sự “đi đêm” hoặc tiêu cực từ cấp biển số xe số đẹp. Cùng với đó, khi cấp biển số xe thông qua đấu giá, sẽ thu về cho ngân sách Nhà nước một khoản thu không nhỏ.
Về vấn đề giá khởi điểm của biển số, Đại tá Đỗ Thanh Bình thông tin, khi Quốc hội cho phép thí điểm đấu giá thì biển số được xác định là tài sản công, việc định giá phải phù hợp để làm sao nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước vừa phục vụ nhân dân.
“Chúng tôi đang nghiên cứu các Luật quy định về việc đấu giá tài sản. Hiện nay, biển số phương tiện đang được bấm ngẫu nhiên nên không có quy ước số đẹp hay số xấu. Chính vì vậy, khi tổ chức bán thì sẽ tính toán bán thế nào cho hiệu quả nhất. Chúng tôi đưa ra đề xuất theo hướng khi đấu giá sẽ thông báo rộng rãi cho người dân biết. Mức giá khởi điểm sẽ được quyết định và điều chỉnh theo cơ chế thị trường, thị trường sẽ quyết định giá”, Công an nhân dân dẫn lời Đại tá Đỗ Thanh Bình.
Khi đấu giá cũng không có khái niệm biển số đẹp hay biển số xấu mà biển số theo nhu cầu của người dân. Trong kho số được đưa ra, người dân có quyền lựa chọn bất cứ số nào mình thích để tham gia đấu giá. “Việc đấu giá sẽ do một công ty đấu giá độc lập đảm nhiệm. Ví dụ, ở Hà Nội trong 1 quý dự kiến có khoảng 50 nghìn phương tiện được đăng ký thì chúng tôi sẽ đưa vào kho số đấu giá cả 50 nghìn biển số đó. Tất cả các biển số này được công khai trên mạng để người dân lựa chọn. Nếu biển số nào có nhiều người cùng thích, muốn sở hữu thì sẽ đưa ra đấu giá và ai trả giá cao nhất sẽ được sở hữu”, Đại tá Đỗ Thanh Bình nói.
Theo thông tin trên Tiền Phong, đề án đấu giá biển số Bộ Công an đang xây dựng đưa ra hai phương án chính. Một là biển số phương tiện được cấp sẽ gắn với người sử dụng trọn đời và được xem như là tài sản của người sở hữu; khi bán phương tiện, chủ sở hữu có thể giữ lại biển số, hoặc có thể mua, bán, cho, tặng, thừa kế. Hai là, cho phép đấu giá biển số, nhưng quy định sử dụng biển số giữ nguyên như lâu nay - bán xe không được giữ lại biển số.
“Tuy nhiên, phương án nào thì cũng phải đảm bảo sử dụng hiệu quả tài sản công, đảm bảo quản lý Nhà nước về TTXH; cải cách hành chính nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân”, Đại tá Đỗ Thanh Bình khẳng định.
Về lộ trình thực hiện, ông Bình cho biết, biển số xe chưa được xem là tài sản công, do vậy, sau khi dự thảo xây dựng xong và trình Chính phủ xem xét. Sau đó, Chính phủ sẽ đưa ra Quốc hội thảo luận, thông qua. Khi được Quốc hội thông qua, các bộ, ngành liên quan sẽ bổ sung, hoàn thiện các cơ sở pháp lý để việc đấu giá được thực hiện. Nếu các công việc này diễn ra theo đúng lịch trình, việc đấu giá biển số xe sẽ được thực hiện từ năm 2022.
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, đầu tiên để đấu giá được, phương tiện, vật dụng được đưa ra đấu giá phải được xem là tài sản. Biển số xe hiện nay chưa được xem là tài sản nên rất khó mang ra để đấu giá. Hơn nữa, do đấu giá để sung công quỹ Nhà nước thì biển số xe còn phải được xem là tài sản công. Trong khi đó, chưa có luật, quy định nào xem biển số xe là tài sản công.
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng, tại các thành phố phát triển, việc đấu giá biển số xe đang được xem là “giải pháp thép”, giúp quản lý giao thông và hạn chế xe cá nhân. Ông Liên cho biết, một số thành phố ở Nhật Bản và Singapore, để hạn chế xe cá nhân gia tăng, giảm ùn tắc, mỗi quý họ chỉ cấp “quota” vài chục nghìn biển số ô tô để đăng ký mới. Trong khi nhu cầu của người dân rất nhiều. Để công bằng, họ tổ chức đấu giá, ai đấu được biển số xe mới dám nghĩ đến việc mua xe. Có thể, chi phí cho biển số xe còn cao hơn cả chiếc xe mua mới. “Đây là mục tiêu mà việc đấu giá biển số xe ở Việt Nam cần hướng đến. Cần có giải pháp để ngăn chặn từng bước sự gia tăng của xe cá nhân. Đấu giá biển số xe nếu áp dụng như nước ngoài cũng là giải pháp mang lại hiệu quả cao”, ông Liên nói.
Sắp tới, TAND huyện Quốc Oai sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Hủy hoại tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Bình Minh. Do có tình tiết mới và nhiều tình tiết chưa được làm rõ, luật sư tham gia vụ án đã có kiến nghị HĐXX tạm đình chỉ vụ án.
Ngày 29/09/2024, lễ ra mắt sản phẩm và các giấy phép công bố thuộc thương hiệu HAMYY SKIN với mục tiêu xây dựng thương hiệu Việt, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp của người Việt đặt tiêu chuẩn quốc tế.
Liên quan đến sự việc cô giáo Trường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) bị phụ huynh tố kéo lê học sinh lớp 3, nhà trường vừa thông tin kết quả trích xuất camera.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 13 đối tượng cùng về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Từng là một điểm nóng về bất động sản tại Thành phố Cần Thơ, trải qua giai đoạn thị trường trầm lắng do dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế, năm 2024, dự án Khu đô thị sân bay KITA Airport City của KITA Group đã trở lại với hàng loạt động thái mới, nối lại mục tiêu đưa khu vực này trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, giải trí mới của Cần Thơ và cả miền Tây Nam Bộ.
Năm 2024 sắp khép lại, thị trường bất động sản trong năm có nhiều thay đổi, những chính sách mới có hiệu lực mang tính tích cực theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững.
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) thông qua việc sử dụng tài sản của công ty làm tài sản thế chấp đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho các khoản vay liên quan đến dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát.
Phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3 có tổng diện tích khoảng 1.424ha, được chia thành 02 khu quy hoạch. Trong đó, ô quy hoạch III.1-1 được xác định là trung tâm thể dục, thể thao vui chơi giải trí cấp vùng (trường đua ngựa).
Cù lao Phố từng là nông nại đại phố sầm uất bậc nhất phía Nam nhưng thời gian qua lại chưa phát huy hết giá trị tiềm năng. Do đó dự án khu đô thị Hiệp Hòa 72.000 tỷ được xem là biến đổi lớn, đánh thức vùng đất này.
Liên quan đến dự án các sai phạm tại dự án Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc được Thanh tra tỉnh Quảng Nam chỉ ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị kiểm điểm trách nhiệm.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, ông Đoàn Anh Dũng vừa ký ban hành theo Quyết định số 2158/QĐ-UBND chấp thuận đầu tư cho Dự án Khu đô thị thương mại, dịch vụ mới Hàm Tiến - Mũi Né (khu III), với tổng vốn đầu tư lên tới 12.000 tỷ đồng.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.