“Phải chăng muốn là được?” chính là câu hỏi thứ 2 trong đề thi vào lớp 10 trường chuyên Văn Lam Sơn Thanh Hóa khiến không chỉ thí sinh mà cả các bậc phụ huynh cũng phải đau đầu suy nghĩ.
Tin nên đọc
Dự kỳ thi lớp 10: Những điểm đặc biệt lưu ý học sinh không được bỏ qua
Phú Thọ: Hơn 12.000 học sinh bước vào kỳ thi lớp 10
Gợi ý đáp án đề thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội
Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: 3 thí sinh bị đình chỉ thi do mang theo điện thoại
Đề thi vào lớp 10 chuyên Văn của Trường THPT Lam Sơn có 3 câu. Câu 1 trích dẫn 2 khổ thơ trong bài Mẹ của nhà thơ Viễn Phương, yêu cầu phân tích hàm ý câu thơ Hương đời mẹ ướp cho con và các biện pháp nghệ thuật của đoạn trích.
Câu 3 trong đề thuộc dạng bài nghị luận văn học với một trích dẫn về giá trị của văn học nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Đình Thi: “Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người,văn nghệ lại tạo ra được sự sống cho tâm hồn người”. Đề yêu cầu làm sáng tỏ nhận định này qua hai bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật).
Ở câu thứ 2 (3 điểm) trong bài chỉ vẻn vẹn một câu duy nhất: “Phải chăng muốn là được?”.
|
Đề thi Văn của trường chuyên Lam Sơn. |
Nhiều phụ huynh đọc đến câu 2 cũng không biết yêu cầu của đề thi là gì, mặc dù với câu dẫn ra, có thể đoán được đây là dạng bài nghị luận xã hội.
Cũng là đề thi vào lớp chuyên Văn, ban ra đề trường Phổ thông năng khiếu thuộc ĐHQG TP.HCM lại đưa ra một đoạn trích khiến người đọc khó hiểu.
Nguyên văn đoạn trích ở câu 1, chiếm 3 điểm trong đề thi:
“Patrick Hayden, Giáo sư trường ĐH Stanford, Hoa Kỳ đã nói:“Công dân môi trường toàn cầu có thể được xem như một thành tố của một quan niệm bao trùm hơn mang tinh thần thế giới về công dân toàn cầu. Công dân môi trường toàn cầu quan tâm đến những điều tốt chung cho cộng đồng nhân loại và có những sự nhấn mạnh thể vào thực tế tất cả chúng ta đều là các công dân vừa thuộc về những môi trường địa phương đồng thời vừa thuộc về môi trường toàn cầu duy nhất”. (trích trong bài Những tương lai của sinh thái và phê bình văn học, Karen Thornber, Trần Ngọc Hiếu dịch)
Đề văn yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về quan niệm trong đoạn trích này. Tuy nhiên, nội dung của trích đoạn đang nói về điều gì mới lá một thách thức đối với người đọc.
Nhận xét về hai đề thi “hại não” trên của trường THPT Chuyên Lam Sơn– Thanh Hóa và trường Phổ thông năng khiếu ĐHQG TP.HCM, thầy Đặng Ngọc Khương, giáo viên môn văn, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội) cho rằng, đề thi vào chuyên văn của Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) rất hay.
Cách ra đề này khá giống với cách đề văn ở Trung Quốc ở những năm gần đây, đặc biệt ở các kỳ thi đại học. Họ thường hay ra những đề mở ngắn gọn như “Sự công bằng kiểu Trung Quốc” hay thậm chí chỉ là hình ảnh một đôi bàn tay nắm chặt để học sinh tự khai thác theo cách riêng.
Còn với đề thi vào lớp 10 chuyên Văn của trường THPT năng khiếu – ĐH quốc gia TP.Hồ Chí Minh, thầy Khương cho rằng đây không phải là một đề thi tệ.
Tuy nhiên, thầy Khương cũng cho rằng, có một sự đáng tiếc ở đề thi văn của trường phổ thông năng khiếu, theo thầy Đặng Ngọc Khương, đó là ngữ liệu trích dẫn của câu 1 chưa thật sự hay do cách diễn đạt ở bản dịch. Hơn thế nữa, giữa phần ngữ liệu và tên của tài liệu được trích dẫn dễ khiến học sinh hiểu lầm và khó xác định đúng vấn đề cần nghị luận trong bài. Theo thầy Khương, đề sẽ hay hơn nếu sử dụng một nguồn ngữ liệu khác sáng rõ hơn.