Việc kiểm soát thuốc lá điếu 10 năm qua đã đạt được một số thành tựu kể từ khi áp dụng Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, giúp giảm tỷ lệ người hút thuốc và ngăn chặn sự gia tăng của người hút mới.
Đây cũng sẽ là kinh nghiệm cho việc kiểm soát các sản phẩm thuốc lá khác có cùng nguyên liệu thuốc lá và thuộc định nghĩa mà Luật hiện hành đang áp dụng cho thuốc lá điếu.
Giảm gánh nặng cho ngành Y tế khi kiểm soát thuốc lá mới bằng luật hiện hành
Hiện nay, việc đưa các sản phẩm thuốc lá mới có sử dụng nguyên liệu thuốc lá vào phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) hiện hành đang được xem là phù hợp, nhằm kiểm soát chặt chẽ mặt hàng này, bởi hành lang pháp lý đã có sẵn và bộ máy chức năng không phải phát sinh thêm con người, nguồn lực để nghiên cứu, quản lý. Ngoài ra, ngành Y tế cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát các sản phẩm thuốc lá hiện diện trên thị trường.
Được biết, các sản phẩm loại bỏ cơ chế đốt cháy thuốc lá như thuốc lá làm nóng (TLLN), thuốc lá điện tử (TLĐT), túi ngậm nicotine… đều được coi là thuốc lá mới, trong đó chỉ có TLLN được xác định là chứa nguyên liệu thuốc lá. Theo Quyết định số 3458/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan này cũng đã công bố 3 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho TLLN.
Lý giải quyết định trên, TS Ngô Thị Ngọc Hà, Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, sự khác biệt cơ bản giữa hai sản phẩm TLLN và TLĐT là nguyên liệu tạo ra nicotine. TLLN được coi là một dạng sản phẩm thuốc lá, trong đó điếu thuốc được chế biến từ thành phần cây thuốc lá và sử dụng kèm thiết bị làm nóng. Khi sử dụng, sẽ thải ra phần lớn hơi nước và lượng nicotine phát thải bằng hoặc thấp hơn thuốc lá điếu thông thường, đồng thời giảm hầu hết các chất phát thải nguy hại. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng không thể điều chỉnh thành phần nguyên liệu của sản phẩm này.
Tại Hội nghị lần thứ 8 (COP 8), WHO ghi nhận ý kiến các bên tham gia Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) rằng: “Hội nghị nhìn nhận TLLN là sản phẩm thuốc lá, và do đó cần phải áp dụng Công ước Khung FCTC (đối với mặt hàng này)”.
Nhằm làm rõ hơn định nghĩa thuốc lá mới, trong buổi tọa đàm “Thuốc lá thế hệ mới: Đủ điều kiện để quản lý” diễn ra tháng 4 vừa qua, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội khóa XV nhấn mạnh rằng, tên gọi “thuốc lá thế hệ mới" đã chứa từ “thuốc lá”. Theo định nghĩa về thuốc lá trong Luật PCTHTL, sản phẩm thuốc lá sử dụng nguyên liệu từ thuốc lá - một phần hoặc toàn bộ - và có thể có dạng hút, nhai, ngửi, đồng thời có thêm quy định quét “và các dạng khác”. Được biết, bà Lan là một trong những đại biểu bấm nút thông qua Luật PCTHTL năm 2012.
Theo đó, bà Lan khẳng định: “Như vậy, đã có sự tiên liệu trước khi ban hành Luật. Cho nên, nếu nói về căn cứ pháp lý thì rõ ràng đã có sẵn Luật PCTHTL hiện hành, vấn đề còn lại là chúng ta phải mạnh dạn hơn trong việc áp dụng Luật này để quản lý tất cả các loại thuốc lá”.
Chỉ quản lý khi có giải pháp ngăn ngừa giới trẻ sử dụng
Việc hợp pháp hóa thuốc lá mới, đặc biệt là TLĐT hiện nay còn vướng một số quan ngại. Theo ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện WHO tại Việt Nam chia sẻ, WHO khuyến cáo các quốc gia có thể chủ động lựa chọn cấm hoặc quản lý các sản phẩm TLĐT. Tuy nhiên, nếu chọn quản lý, các quốc gia phải có giải pháp ngăn ngừa được sự bắt đầu sử dụng ở trẻ em và những người chưa từng sử dụng thuốc lá.
Trên cơ sở đó, nhiều đề xuất từ các bộ, ngành nhằm hỗ trợ ngành Y tế đã được đưa ra. Trong số đó, việc áp dụng nghiêm minh Luật PCTHTL hiện hành được nhắc đến nhiều nhất và được coi là khả thi, có thể triển khai ngay. Gần đây, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, ngày 23/5, Đại biểu Quốc hội Thái Thị An Chung (Đoàn Nghệ An) đã đề xuất Quốc hội nghiên cứu và áp dụng Luật PCTHTL hiện hành để sớm kiểm soát và hạn chế việc sử dụng thuốc lá mới trong giới trẻ.
Nhìn chung, chính sách quản lý thuốc lá mới đang có sự khác nhau tùy theo hệ thống luật hiện hành của từng quốc gia. Theo đó, đối với TLĐT thì Campuchia, Lào, Thái Lan, Singapore là các nước đang cấm mặt hàng này; Mỹ cho phép kinh doanh TLĐT nhưng cấm các loại tinh dầu có khả năng hấp dẫn giới trẻ; còn Nhật, Úc thì xem TLĐT như một loại dược phẩm và kiểm soát chặt chẽ.
Đối với TLLN, theo khuyến nghị của WHO tại Hội nghị COP 8, cho đến nay, đã có 184/193 quốc gia thành viên của Công ước FCTC ban hành chính sách kiểm soát TLLN theo luật hiện hành.
Hiện nay, nhiều người lo ngại nếu cho phép thương mại hóa thuốc lá thế hệ mới sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Thế nhưng, thực tiễn của các nước đi trước cho thấy điều ngược lại với định kiến này.
Những con số mới công bố gần đây cho thấy cần đánh giá lại các biện pháp đã và đang làm trong nhiều thập kỷ qua, cũng như cập nhật lại các hướng tiếp cận khác trên toàn cầu nhằm giải quyết gánh nặng do hút thuốc lá điếu gây ra.
Tọa đàm về “Quản lý thuốc lá thế hệ mới - Cần góc nhìn mới” vừa được Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của đại diện từ một số bộ ngành, cơ quan quản lý nhà nước.
Hiện tượng các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới xuất hiện ở Việt Nam theo những ngả đường xách tay hay nhập lậu và được rao bán công khai trên thị trường đã được thảo luận từ trong nhiều năm nay.
Việc chưa có văn bản hướng dẫn quy định quản lý đối với các loại hình thuốc lá thế hệ mới đã gây khó khăn trong công tác kiểm soát buôn lậu, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước cũng như sức khoẻ của người dùng.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.