“Ca khúc “Đêm đông” đến với tôi như là một định mệnh. Ca khúc đã làm thay đổi cuộc đời tôi khi đưa tôi đến đỉnh vinh quang của sự nghiệp nhưng cũng khiến tôi phải đi một quãng đường dài trong cuộc đời với những cô đơn lạnh giá, giống như hình ảnh người kỹ nữ trong ca khúc”, danh ca Bạch Yến chia sẻ.
Danh ca Bạch Yến tên thật là Quách Thị Bạch Yến, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng. Có năng khiếu ca hát nên ngay từ nhỏ cô đã được hát trong ca đoàn ở Cần Thơ. Năm 1953, sau khi lên Sài Gòn sống cùng mẹ, Bạch Yến đã gặp nhạc sĩ Lê Thương. Thấy cô bé có giọng hát tốt, nhạc sĩ đã khuyên cô tham dự cuộc thi “Tiếng hát Nhi đồng” do đài phát thanh Pháp Á tổ chức. Sau đó, Bạch Yến đã đạt giải Vàng và được mời cộng tác với đài.
Tuy nhiên, sau một thời gian, đài Pháp Á ngưng hoạt động, Bạch Yến phải xin đi hát ở phòng trà để đỡ đần cho gia đình. Ở cái tuổi “ăn chưa no lo chưa tới”, cô cố hóa trang thật già dặn để lên sân khấu, hát những ca khúc của người lớn như: “Bến cũ”, “Gái xuân”… hay những ca khúc trữ tình bằng tiếng Pháp, rồi tập nhảynhững ca khúc như:“Rock and Roll”, “Twist”… vốn đang dần ăn khách tại Sài Gòn.
Cho đến năm 1957, tên tuổi của Bạch Yến bắt đầu vụt sáng với ca khúc “Đêm đông” (ra đời năm 1939) của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương tại phòng trà Kim Sơn. Tại phòng trà này, cô được hát với ban nhạc nổi tiếng của một người Philippines tên là Ely Javier.
Trước Bạch Yến, đã có nhiều người hát ca khúc “Đêm đông” nhưng chỉ hát theo điệu tango theo đúng nguyên bản. Khi chọn ca khúc này, Bạch Yến đã nhờ Ely Javier đổi sang slow rock vì cô thấy giai điệu tango không thích hợp với một bài có nội dung buồn tha thiết đến như vậy.Điều đặc biệt, thời điểm đó, điệu slow rock chỉ vừa mới du nhập vào làng nhạc Việt không lâu và một cô gái mới 15 tuổi chấp nhận thử thách khi tự ý đổi giai điệu cho một ca khúc nổi tiếng đã được sáng tác trước đó gần 20 năm.
Danh ca Bạch Yến thời trẻ.
“Thời đó, không có đạo diễn âm thanh hay đạo diễn sân khấu, ban nhạc và người làm ánh sáng chỉ làm theo yêu cầu của ca sĩ. Tôi thấy đây là một ca khúc buồn nên hát ở điệu slow rock hợp hơn. Dù chẳng hiểu biết gì nhiều nhưng tôi vẫn mạnh dạn dàn dựng ánh sáng, từ sân khấu tối mịt ban đầu rồi ban nhạc chơi nhẹ một đoạn giai điệu buồn, ca sĩ từ từ cất tiếng tự do và ánh sáng chùm chiếu theo bóng ca sĩ… Giờ nghĩ lại thấy buồn cười vì cách suy nghĩ hơi trẻ con đó của mình. Nhưng có lẽ tôi đã nghĩ đúng”, danh ca Bạch Yến cho biết.
Phòng trà Kim Sơn vốn là một vũ trường, ca sĩ thường hát những bài hát sôi động hoặc các giai điệu phù hợp để khách đến khiêu vũ. Sau khi kết thúc một ca khúc trước đó với giai điệu rất sôi động, ồn ã thì bỗng nhiên âm thanh vũ trường rơi vào im lặng, đèn sân khấu cũng tắt.
Trong khi quan khách chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì bỗng nghe phía sân khấu, từ trong bóng tối, chậm chậm vang lên câu hát:“Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống/ Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông/ Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời/ Cùng mây xám về ngang lững trời”.
Trong không gian huyền ảo, tiếng hát của Bạch Yến như rơi vào thênh không. Một vệt sáng sân khấu từ từ rọi vào bóng dáng của người nghệ sĩ nhỏ bé, cô đơn… Tất cả khán giả có mặt đều im phăng phắc để đón nhận từng câu, từng chữ trong một trạng thái rất lạ lẫm. Lạ, đó là vì họ đang ở trong chốn vũ trường lúc nào cũng ồn ào náo nhiệt nhưng khoảnh khắc đó, tất cả đều lặng im.
Là chốn vũ trường nhưng không một ai có ý định bước ra nhảy nhót như bình thường nữa. Hình ảnh người ca nữ lặng lẽ cô đơn trong đêm đông thanh vắng, qua nhịp chậm buồn của điệu slow rock đã gây ấn tượng mạnh đối với khán giả. Và, khi giai điệu cuối cùng của bài hát chùng xuống cũng là lúc khán giả đồng loạt đứng lên vỗ tay tán thưởng.
Một ca sĩ chỉ mới 15 tuổi đã mạnh dạn thổi một phong cách mới vào ca khúc cũ, khiến ca khúc thăng hoa, làm nên một hiện tượng chưa từng có. Thời gian sau đó, “Đêm đông” là ca khúc được yêu cầu nhiều nhất trong những đêm nhạc mà Bạch Yến góp mặt. Nhiều đêm Bạch Yến hát đi hát lại ca khúc này 4 - 5 lần vì được yêu cầu quá nhiều.
Sau đó, có nhiều ca sĩ hát ca khúc “Đêm đông” theo cách này nhưng người tiên phong là Bạch Yến được nhắc đến nhiều nhất. Các phòng trà, các vũ trường liên tục mời Bạch Yến tới hát và cô trở thành ca sĩ đắt show nhất ở Sài Gòn những năm cuối thập niên 1950 đầu 1960.
Sau này, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương kể, khi gặp Bạch Yến tại Pháp năm 1982, việc đầu tiên của ông là cảm ơn cô vì đóng góp đầy ý nghĩa trong cách thể hiện tác phẩm. Sau khi nghe băng Bạch Yến hát, mỗi lần giới thiệu ca khúc, ông đã bỏ chữ tango, thay bằng slowrock.
Nghệ sĩ Việt đầu tiên chạm ngõ Hollywood
Năm 1961, biết không thể thành công nếu cứ khai thác mãi hình ảnh một ca sĩ nhí, Bạch Yến đã chọn con đường du học tại Pháp nhằm nâng cao khả năng biểu diễn. Tại Pháp, Bạch Yến được một số hãng đĩa mời hát và đi lưu diễn nhiều nơi. Tuy có thu nhập lý tưởng nhưng Bạch Yến vẫn xác định học để về nước biểu diễn. Vì thế học xong, năm 1963, Bạch Yến trở lại Sài Gòn, tiếp tục ngự trị trong top những ca sĩ hàng đầu Sài Gòn.
Nhưng dường như ca khúc “Đêm đông” vẫn gắn chặt với cuộc đời Bạch Yến khi năm 1965, cô được chương trình “Ed Sullivan Show” mời sang Mỹ trình diễn. Đây là chương trình truyền hình giải trí ăn khách nhất của Mỹ thời đó với mỗi lần truyền hình thu hút trên 40 triệu khách xem. Năm 1964, nhóm nhạc huyền thoại Beatles lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ cũng trên “Ed Sullivan Show” và đã thu hút trên 70 triệu lượt người xem, trở thành một trong những chương trình truyền hình ăn khách nhất thời đại.
Được “Ed Sullivan Show” mời là vinh dự cho bất cứ ca sĩ nào trên thế giới và Bạch Yến là người Việt Nam đầu tiên được xuất hiện trên show này. Nữ ca sĩ đã chọn 2 ca khúc cho phần trình diễn của mình là “Đêm đông” và “If I had a hammer”. Buổi diễn thành công, Bạch Yến được các nhà sản xuất mời về Hollywood hát một ca khúc trong bộ phim “The Green Berets”.
Sau đó, có nhiều nhà sản xuất khác nữa mời Bạch Yến đi show. Ban đầu, Bạch Yến dự tính chỉ sang Mỹ 2 tuần cho “Ed Sullivan Show” nhưng rồi đã ở lại đây đến mấy chục năm.
“Lúc đó, tôi mới thấy mình giống hoàn cảnh cô kỹ nữ trong ca khúc “Đêm đông”. Một mình nơi đất khách, nhất là những đêm đi diễn về, cô quạnh trong cái lạnh, trong sự vắng lặng của bóng đêm, thèm nghe một câu tiếng Việt cũng không có được”, danh ca Bạch Yến từng chia sẻ.
Năm 1978, khi đi Pháp thăm người thân, Bạch Yến đã tình cờ gặp nhạc sĩ Trần Quang Hải (con trai giáo sư Trần Văn Khê). Khi đó, Quang Hải chỉ là một giáo sư dạy nhạc dân tộc Việt Nam ít tiếng tăm, còn Bạch Yến đang là một ca sĩ đã thành danh tại Mỹ. Như duyên phận, chưa đầy 24 giờ, Quang Hải đã ngỏ lời cầu hôn Bạch Yến và “cấp tốc” gửi 400 thiệp cưới đến họ hàng, bạn bè khiến cô vừa xúc động vừa ngỡ ngàng.
Theo chồng, Bạch Yến dần đắm đuối với dân ca và đã cùng chồng đi hơn 70 quốc gia trên thế giới biểu diễn, giới thiệu dòng nhạc dân ca thuần tuý của Việt Nam. Năm 1983, vợ chồng Quang Hải - Bạch Yến đoạt giải thưởng danh giá “Grand Prix du Disque de L’cadémie Charles Cros” cho đĩa dân ca cổ.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Chuyển đổi số đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta, mang lại nhiều lợi ích ở thời đại 4.0. Khái niệm “Người thầy đứng trên bục giảng” không còn gò bó trên lớp, trong trường học nữa; nhiều giáo viên đã chọn cách giảng dạy trực tuyến
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.