Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

'Công nghệ' hợp thức hóa tranh 'nhái' thành tranh thật

Văn hóa
13/09/2018 10:30
Đỗ Trang
aa
Mới đây, bức tranh lụa chân dung bé gái trị giá 3.000 USD tại nhà đấu giá Chọn tháng 7 bị họa sĩ Nguyễn Văn Đông tố là tranh chép lại từ tác phẩm của anh, giả mạo chữ ký cố họa sĩ tranh lụa nổi tiếng Vũ Giáng Hương. Một lần nữa, giới họa sĩ Việt tỏ ra bức xúc, cay đắng khi vấn nạn tranh giả, nhái đã diễn ra nhiều năm, nhưng chưa có đường hướng giải quyết cụ thể, sau một thời gian tranh cãi đều chìm vào im lặng.


Bức tranh lụa chân dung bé gái tại nhà đấu giá Chọn tháng 7 vừa qua bị họa sĩ Nguyễn Văn Đông tố là tranh chép lại từ tác phẩm của anh.
Bức tranh lụa chân dung bé gái tại nhà đấu giá Chọn tháng 7 vừa qua bị họa sĩ Nguyễn Văn Đông tố là tranh chép lại từ tác phẩm của anh.

“Tôi đầu tiên đưa lên Facebook chia sẻ với anh em, nhưng không ngờ nhiều anh chị em họa sĩ cũng có tranh bị chép, rồi bị đem đi bán, cũng bức xúc như thế, chỉ mong có cách giải quyết triệt để” là những trăn trở của họa sĩ Đặng Tiến. Đồng tình, họa sĩ Thu Trần cũng chia sẻ “đây là một nỗi đau của nghệ sĩ Việt, khi các họa sĩ vẫn ngồi đây mà tranh của họ bị chép ngang nhiên ở khắp nơi mà không biết làm thế nào”.

Điều khó khăn nhất với thị trường mỹ thuật Việt Nam chính là người ta không thể phân biệt thật giả. Mỗi khi có những tố giác về nạn chép tranh, giả tranh, đều là do họa sĩ hoặc người thân của họa sĩ tự lên tiếng, chủ yếu thông qua mạng xã hội như Facebook. Vậy các cơ quan chức năng, các chuyên gia thẩm định, nhà phê bình, bình luận đang ở đâu? Ai có thể bảo vệ cho các nghệ sĩ cũng như những “đứa con trí tuệ” của họ?

Bảo tàng đã không còn là “thánh đường” của mỹ thuật?

Ai cũng hiểu rằng bảo tàng mỹ thuật là “thánh đường” tối thượng để bảo chứng cho một tác phẩm nghệ thuật. Song, ở Việt Nam, đến cả những cơ sở có tiếng như Bảo tàng quốc gia cũng không thể chắc chắn tất cả những tác phẩm họ đang giữ là tranh gốc hay tranh chép.

Được biết, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, vào khoảng những năm 1960, hàng trăm bức tranh đã được đưa khỏi bảo tàng để đề phòng trường hợp Hà Nội bị ném bom, thay thế bởi những bức tranh chép. Sau đó, nhiều bức tranh thật có thể đã biến mất, tranh chép trở thành thật, không ai còn phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.

Cũng nhắc lại một câu chuyện từng gây rúng động giới mỹ thuật Việt, ngay buổi khai mạc triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM năm 2016, họa sĩ Thành Chương bất ngờ tố bức tranh được trưng bày dưới tên họa sĩ Tạ Tỵ vẽ năm 1952, giống hệt với tác phẩm “Trừu tượng” được ông vẽ vào khoảng năm 1970.

Sau khi thẩm định lại, 15 bức tranh bị cho là giả và 2 bức tranh bị cho là mạo danh trong số 17 bức tranh được trưng bày tại triển lãm. Vấn đề là, 17 bức tranh thuộc triển lãm đều do một nhà thẩm định xác nhận, tên Jean-François Hubert, được coi là “chuyên gia cao cấp về nghệ thuật Việt Nam và châu Á của nhà đấu giá danh tiếng Christie’s Hồng Kông”. Nhà thẩm định “nổi tiếng” này đồng thời cũng thẩm định, chứng thực nhiều tác phẩm nghệ thuật khác ở Việt Nam.

Sự phát giác của họa sĩ Nguyễn Thành Chương hé lộ một sự thật đáng xấu hổ rằng thị trường mỹ thuật Việt Nam, tuy ngày càng nổi danh trên thế giới, có những tác phẩm đạt mốc triệu đô, lại đang bị “xâm chiếm” bởi “bệnh dịch” tranh giả. Vấn nạn cũng được những tờ báo lớn của thế giới như New York Times quan tâm, đưa tin.

Họa sĩ Thành Chương bất ngờ tố bức tranh ghi tên của họa sĩ Tạ Tỵ là tác phẩm “Trừu tượng” của ông.
Họa sĩ Thành Chương bất ngờ tố bức tranh ghi tên của họa sĩ Tạ Tỵ là tác phẩm “Trừu tượng” của ông.

Quả thực, thị trường tranh Việt đầu thế kỷ 20 ngày càng được thế giới biết đến và sẵn sàng trả giá cao, gắn liền với các họa sĩ tên tuổi như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Văn Nhân, Trần Bình Lộc, Trần Duy… Trong hàng ngàn bức tranh của nhiều thế hệ họa sĩ Việt được bán trên thế giới, tác phẩm “Đời sống gia đình” của họa sĩ Lê Phổ đã đạt mức giá khoảng 1,17 triệu đô tại phiên đấu giá Modern and Contemporary Art của nhà Sotheby’s vào đầu tháng 4 năm 2017.

Tuy nhiên, kể cả những nhà đấu giá lớn thế giới cũng nhiều lần bị nghi ngờ bán những bức tranh Việt giả, nhái. Trong một cuộc triển lãm ở Hồng Kông năm 2016, một nhà bán đấu giá đã bán ra bức tranh “Thuyền trên sông Hương” của Tô Ngọc Vân với giá 57.000 USD và bức tranh “Lady of Hue” của Lê Văn Đệ với giá 89.000 USD.

Tác phẩm y hệt 2 bức tranh trên hiện vẫn được treo ở Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội, được cán bộ bảo tàng xác nhận có được 2 bức tranh này lần lượt vào năm 1965 và 1976. Họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái cũng từng phát hiện ra hơn 200 bức tranh giả của bố mình được bán rộng rãi ở nhiều nhà đấu giá danh tiếng trên thế giới.

Thiệt hại lớn cho nền mỹ thuật Việt Nam

Không ít người trong giới chuyên ngành, phê bình, truyền thông báo chí, đều không khỏi nghi ngờ về một đường dây “rửa tranh” tồn tại từ nhiều năm qua, do lỗ hổng về hành lang pháp lý đối với ngành mỹ thuật Việt Nam.

Theo nhiều nguồn thông tin, quy trình “rửa tranh” có thể khái quát như sau: Những người làm tranh giả muốn thông qua triển lãm ở một bảo tàng có tiếng ở Việt Nam để hợp thức hóa, biến tranh giả thành tranh thật. Dấu của Bảo tàng Mỹ thuật chứng nhận đã được triển lãm tại đó là một khẳng định bức tranh là thật. Sau đó, họ mang ra nước ngoài bán tại các nhà đấu giá danh tiếng với giá cao như tranh thật.

Theo quy định của một nhà đấu giá nổi tiếng thế giới, các thương vụ mua bán tác phẩm mỹ thuật luôn kèm theo bảo đảm: trong vòng 5 năm, nếu người mua có thể chứng minh tác phẩm là giả sẽ được hoàn trả lại tiền. Tuy nhiên, mỗi khi họa sĩ Việt lên tiếng về những bức tranh giả được mua bán ở nước ngoài, đa số đều chỉ nhận được sự im lặng.

Lý do không khó hiểu. Để xác thực một bức tranh, các chuyên gia có thể xem xét bề ngoài của nó, truy vết về lịch sử những người sở hữu hoặc sử dụng công nghệ để kiểm tra thời gian hoặc vật liệu có bức tranh có phù hợp với thời đại của người nghệ sĩ đó hay không.

Bức tranh gần triệu USD của họa sĩ Lê Phổ.
Bức tranh gần triệu USD của họa sĩ Lê Phổ.

Song, tại Việt Nam, tài liệu về tác phẩm không được lưu trữ đầy đủ, vẫn chưa có phòng thí nghiệm nào để phân tích các tác phẩm nghệ thuật. Người ta cũng không có dữ liệu lưu trữ về các vật liệu được nghệ sĩ sử dụng để vẽ tranh trong thời chiến.

Tranh cãi, chia sẻ trên mạng xã hội hoặc phát biểu của họa sĩ hay người thân của tác giả không thể là bằng chứng đầy đủ để chứng minh những bức tranh được nói đến là giả mạo, cũng như chứng minh tác phẩm của họ là nguyên gốc. Vì vậy, “gánh nặng” được “dồn” hết lên mắt nhìn của người thẩm định. Nhưng nếu người thẩm định cũng có thể “mua được” thì câu chuyện thật, giả gần như đi vào ngõ cụt.

“Các nhà sưu tầm trên thị trường bắt đầu xa rời việc sưu tập tranh Việt Nam. Vì họ sợ, không biết bỏ đồng tiền thật ra có mua được tranh thật, nên ngại không dám đầu tư nữa. Ấy là một thiệt hại lớn cho nền mỹ thuật Việt Nam”, họa sĩ Phạm An Hải chia sẻ.

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Cảnh giác thủ đoạn giả mạo Thanh tra Sở Y tế TP HCM để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác thủ đoạn giả mạo Thanh tra Sở Y tế TP HCM để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Trong 02 ngày 25/9 và 26/9/2024, Công an TP HCM ghi nhận một số vụ việc mạo danh Thanh tra Sở Y tế TP HCM lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.
Phú Thọ: Pharmacity tặng thuốc và nước lọc cho người dân xã Hiền Lương

Phú Thọ: Pharmacity tặng thuốc và nước lọc cho người dân xã Hiền Lương

Sáng 17/9, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity đã đến thăm và tặng quà cho người dân tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Đây là địa phương có nhiều hộ dân vẫn còn bị chia cắt bởi nước lũ, trong khi một số nơi khác đã bắt đầu bước vào công cuộc tái thiết cuộc sống sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đối tượng Tâm đã lập 22 dây hụi rồi rủ người dân tham gia, đóng tiền. Sau đó, người này đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.