Chiều 17/1, Tỉnh Đắk Lắk công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và chỉ đạo hội nghị
Tỉnh Đắk Lắk cần nỗ lực và quyết tâm cao nhất
Theo Quy hoạch, tỉnh Đắk Lắk xác định mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân trên địa bàn đạt mức trung bình khá của cả nước, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; bản sắc văn hóa các dân tộc; Đắk Lắk trở thành điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế; Buôn Ma Thuột là một cực phát triển của vùng Tây Nguyên, hội nhập và liên kết theo hướng mở với khu vực và quốc tế.
Từ đó, đưa tầm nhìn, định hướng Quy hoạch và khát vọng phát triển của tỉnh Đắk Lắk trở thành hiện thực, tỉnh xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm, 5 đột phá phát triển.
Cùng với đó là những giải pháp về huy động vốn đầu tư; phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về môi trường, khoa học, công nghệ; cơ chế, chính sách liên kết phát triển; quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, để hiện thực hóa mục tiêu lớn, tỉnh sẽ đề xuất kế hoạch triển khai Quy hoạch một cách cụ thể, toàn diện, đồng thời triển khai thực hiện với những nỗ lực và quyết tâm cao nhất của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.
Chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ chặt chẽ, nhưng phải linh hoạt, phù hợp với quy hoạch tổng thể. Chú trọng công tác quản lý quy hoạch, kịp thời rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kỹ thuật chuyên ngành.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo đột phá trong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung nguồn lực để hoàn thiện kết cấu hạ tầng trọng điểm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, bảo vệ môi trường.
Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có và những vấn đề cần giải quyết, tỉnh Đắk Lắk đã đề ra phương châm phát triển dựa trên nền tảng: Môi trường - Xã hội - Kinh tế, đảm bảo ổn định về sinh thái môi trường, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, giá trị nhân văn, định hướng lựa chọn các hoạt động kinh tế phù hợp với những yếu tố đặc trưng là sinh thái đất - nước - rừng, bản sắc văn hóa Tây Nguyên, nền kinh tế xanh tuần hoàn.
Mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân, kết hợp giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm quốc phòng an ninh.
“Để thực hiện tốt quy hoạch, bên cạnh nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, Đắk Lắk rất cần sự quan tâm hỗ trợ nhiều mặt từ Trung ương, nhất là những hỗ trợ về chính sách và nguồn lực đầu tư để làm đòn bẩy phát triển cho tỉnh phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra”. Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết.
Chính phủ sẽ đồng hành cùng tỉnh Đắk Lắk
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Ngay từ bây giờ, tỉnh cần tập trung triển khai ngay, với nỗ lực cao nhất nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ đã đề ra.
Từ đó, địa phương phải xây dựng lộ trình triển khai và xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong Quy hoạch; rà soát, lập, điều chỉnh, triển khai các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, các đề án phát triển bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh.
Cùng với đó, tỉnh phải nghiên cứu, hoàn thiện, tạo cơ chế chính sách đột phá; tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đào tạo, thu hút nhân lực, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, liên kết với các vùng động lực, các hành lang kinh tế và giữa các tiểu vùng trong tỉnh; mở rộng cơ hội thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông gắn dịch vụ logistics, hạ tầng đô thị thông minh, hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin...v..v..
Bên cạnh đó, Đắk Lắk cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; đổi mới tác phong, lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.
Về phía Chính phủ, cam kết luôn đồng hành, lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ cùng với địa phương và doanh nghiệp trong tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, nguồn lực thực hiện.
Chỉ đạo các bộ, ngành có trách nhiệm triển khai cụ thể hóa đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy hoạch cấp quốc gia trên địa bàn, hỗ trợ để địa phương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, kịp thời phát hiện, tham mưu cấp có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách cho địa phương với phương châm lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể phục vụ, kiến tạo phát triển.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà lưu ý, các doanh nghiệp cần phải kinh doanh và đầu tư đúng quy định của pháp luật. Thực hiện thật tốt văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, đảm bảo các chế độ, chính sách cho người lao động, tích cực góp phần đảm bảo an sinh xã hội; xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài và bền vững, đúng định hướng, ưu tiên của tỉnh.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải luôn đồng hành, ủng hộ, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh, bằng năng lực kinh nghiệm, tri thức, chuyển hóa lợi thế, tiềm năng của Đắk Lắk thành sản phẩm, công trình, dịch vụ cụ thể, đóng góp vào sự phát triển chung với tinh thần “lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ”, Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết.
Từ đó, Mong muốn của Đảng bộ, UBND tỉnh Đắk Lắk mong muốn tỉnh nhà bước vào hành trình mới với mục tiêu, khát vọng lớn, từng bước xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên.
Ngày 29/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban báo chí định kỳ tháng 5/2024. Ông Huỳnh Chiến Thắng - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 50/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ về việc xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhận được trình báo về 4 đối tượng mua bán gái váo quán hát, Công an TP Buôn Ma Thuột chỉ đạo Cảnh sát hình sự khẩn trương vào cuộc xác minh, điều tra.
Một đối tượng gây tai nạn giao thông ở Đắk Lắk rồi lừa đảo lấy luôn xe máy của nạn nhân. Sau khi bị bắt, đối tượng này liên tục khai man lý lịch cản trở điều tra.
Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bộ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Công an Thành phố Hà Nội về thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.