Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Cơn khát ở những hòn đảo du lịch phía Nam

Hình sự & tố tụng hình sự
29/04/2020 19:35
Lam Hạnh
aa
“Công nghiệp không khói” đã làm thay đổi diện mạo các đảo du lịch ở miền Trung và vùng biển Tây Nam Bộ, với những khoản thu ngân sách tăng đều mỗi năm. Tuy nhiên, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng đang ngày một gia tăng áp lực lên các đảo, trong đó có vấn đề nước ngọt phục vụ sinh hoạt, mùa vụ và dịch vụ du lịch.


Anh65.

Hồ nước trên huyện đảo Lý Sơn đã cạn. (Ảnh: Quốc Triều)

Đảo du lịch hút khách

Với vị trí đắc địa cùng diện tích lên tới 570km2, biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang) được xem là thiên đường của du lịch nghỉ dưỡng. Hòn đảo có tới 150km bờ biển với nhiều bãi biển cát trắng tuyệt đẹp, nước biển rất ấm, có thể tắm được vào ban đêm.

Nếu như năm 2000 trở về trước, Phú Quốc còn hoang vu ít người biết tới thì đến tháng 7/2011 đã có 74 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn lên tới 48.087 tỉ đồng.

Từ năm 2005, nhiều cánh rừng ở Phú Quốc đã bị triệt hạ, phục vụ cho kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch. Rừng, núi bị người dân và các nhà đầu tư xâm lấn để xây dựng khu nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch...

Tính đến cuối năm 2017, Phú Quốc có trên 220 dự án đầu tư, phát triển du lịch, chiếm 80% dự án đầu tư du lịch toàn tỉnh Kiên Giang, giá trị trên 220.000 tỉ đồng.

Để phát triển Phú Quốc hơn nữa, Kiên Giang đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép được sử dụng ngân sách địa phương lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng trở thành khu kinh tế Phú Quốc. Theo quy hoạch, đến năm 2020, Phú Quốc sẽ phát triển khoảng 2.400ha đất đô thị, quy mô dân số 300.000 người. Trong đó, 3 đô thị lớn gồm Dương Đông, An Thới và Cửa Cạn cùng với 5 khu nghỉ dưỡng sinh thái, định hướng phát triển thành một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp mang tầm cỡ quốc tế.

Cũng tại Kiên Giang, với những bãi biển có bãi cát mịn màng hay san hô muôn màu sắc, quần đảo Nam Du được ví là “thiên đường Malpes của Việt Nam”. Nam Du có hai xã An Sơn và Nam Du với 21 hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó có 11 hòn đảo có cư dân sinh sống. Ngoài những hòn đông dân cư như hòn Củ Tron, hòn Ngang và hòn Mấu, còn lại là những hòn đảo mang vẻ hoang sơ, có hòn chỉ vài chục hộ dân sinh sống như: hòn Nồm, hòn Dầu, hòn Đụng…

Đảo lớn nhất ở quần đảo này là hòn Lớn, thuộc xã An Sơn (còn gọi là hòn Củ Tron) diện tích 771ha, dân số gần 5.000 người. Trù phú nhất xã Nam Du là hòn Ngang với gần 1.000 hộ dân, kinh tế nơi đây chủ yếu là khai thác và nuôi trồng thủy sản. Những năm qua, phong trào nuôi cá lồng bè cũng đang được phát triển mạnh, đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch.

Ở miền Trung, Cù Lao Chàm luôn là một điểm đảo thu hút du khách du lịch. Cao điểm, hè năm 2019, có ngày hơn 5.500 lượt khách “đổ bộ” lên đảo này. Khách du lịch đến đây năm sau cao hơn năm trước, với khoảng trên dưới nửa triệu người/năm. Như vậy, với khoảng 2.400 người dân trên đảo Cù Lao Chàm thì mỗi năm một người dân đón trung bình khoảng 175 khách du lịch. Khách du lịch gia tăng đã tạo áp lực gay gắt lên tài nguyên và môi trường của Cù Lao Chàm, nhất là nguồn nước ngọt.

Nhằm hạn chế khách ra Cù Lao Chàm, từ năm 2015 TP Hội An (Quảng Nam) đã ban hành một số quy định như “Cấm quay đầu” đối với các DN vận chuyển khách tuyến Cửa Đại - Cù Lao Chàm, khống chế lượng khách ra đảo mỗi ngày 3.000 người. Đồng thời tăng phí tham quan đảo từ 30 lên 70 nghìn đồng. Tuy nhiên, áp lực từ du lịch lên đảo không vì thế mà giảm đi.

Tương tự, đảo Lý Sơn cũng là địa điểm ưa thích của du khách mỗi khi đến Quảng Ngãi. Năm 2019, Lý Sơn đã đón trên 265.000 lượt du khách, với doanh thu 317 tỷ đồng...

Mùa khô, người dân và du khách đều “khát”

Mùa khô năm nay, trong khi một số nơi trên đất liền đang khô khát nhiều tháng qua thì vấn đề thiếu nước ngọt tại các đảo du lịch càng trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của người dân trên các hòn đảo.

Anh66.

Du khách lên đảo Cù Lao Chàm

Tại Cù Lao Chàm có 40 homestay, một số cơ quan hành chính như BQL khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, UBND xã Tân Hiệp, một khu chợ tập trung. Tất cả đều sử dụng chung nguồn nước từ hồ Bãi Bìm. Vì thế, năm nào địa phương cũng đối diện với tình trạng thiếu nước, nhưng đây là lần đầu tiên căng thẳng nhất trong nhiều năm qua. Hiện bể chứa phục vụ nước sinh hoạt cho cả xã đảo ở Bãi Bìm có dung tích 80 ngàn m3 đã cạn khô và không thể cung cấp một giọt nước nào. Để có nước sinh hoạt, mỗi ngày, người dân xã đảo Tân Hiệp phải chạy xe máy lên khe suối để tìm nước.

Tại Lý Sơn, do đặc điểm không có nguồn nước tự nhiên từ sông, suối nên hầu hết hoạt động sinh hoạt, sản xuất của khoảng 22.000 người dân trên đảo phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước ngầm khai thác từ hơn 2 ngàn giếng nước nơi đây. Nóng hạn cũng đồng nghĩa các giếng nước khô cạn hoặc nhiễm mặn.

Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ năm 2012 đến nay, mực nước ngầm ở đảo này tụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, kết quả đo cuối năm 2017, mực nước tụt 5m so với năm 2012. Riêng năm 2018, mực nước tụt nhiều hơn 1m do nhu cầu dùng tăng cao mà nguồn nước mưa rất ít. Ngoài ra, việc khai thác nước ngầm quá mức cũng gây nhiễm mặn tầng chứa nước.

Tại thôn Đông, xã An Vĩnh, ranh giới xâm nhập mặn vào sâu khoảng 300 - 500m so với mép nước biển; ở thôn Tây, xã An Vĩnh vào sâu 100-200m; các thôn Đông, Tây, xã An Hải cũng bị xâm nhập mặn vào sâu 50-100m. Đảo Bé (xã An Bình) là một trong những nơi thiếu nước ngọt trầm trọng nhất của Lý Sơn. Năm năm trở lại đây, người dân phải sang đảo Lớn mua nước về dùng. Có thời điểm giá lên tới 200 nghìn đồng/m3, bà con chỉ dành nấu ăn, còn tắm giặt phải chấp nhận dùng nước nhiễm mặn.

Ngoài nỗi lo thiếu nước sinh hoạt thì mùa khô còn là thời điểm nông dân Lý Sơn xuống giống hai vụ hành. Vụ đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 6, vụ thứ hai bắt đầu từ giữa tháng 6 và kết thúc vào tháng 8. Đây cũng là khoảng thời gian cao điểm mùa nắng nóng.

Trên đảo Phú Quốc trước có 3 dòng sông (10km), 5 dòng chảy dạng suối, nhưng nay 3 dòng sông có dấu hiệu ô nhiễm, hầu hết 5 dòng suối đều không còn nước vào mùa khô. Tình trạng thiếu nước ngọt, nhất là những đợt hạn hán gay gắt kéo dài diễn ra phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện sống của hệ sinh thái ở nhiều điểm đảo như Phú Quốc, Kiên Hải, Kiên Lương… (thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang), cụm đảo hòn Khoai (thuộc quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng của quốc gia) và sinh kế của hàng chục ngàn cư dân. Mùa khô, cư dân ở nhiều điểm đảo đã phải mua nước ngọt từ đất liền chuyển ra.

Anh67.

Hết nước, bộ đội Hải quân trên đảo khiêng cả thùng đựng nước lớn xuống lấy nước do tàu Hải quân cung cấp

Tại Nam Du, hồ nước An Sơn lại là một công trình kém hiệu quả, không phát huy tác dụng dù được đầu tư tới hơn 5 tỷ đồng xây dựng. Bất cập đầu tiên là hồ chứa này xây trên lưng chừng đồi, vì vậy việc tích nước trong mùa mưa rất hạn chế, đầu mùa khô đã hết nước.Nan giải bài toán nước ngọt

Do sự phát triển quá “nóng” tại Phú Quốc, nhiều hệ lụy đã ảnh hưởng tới sự bền vững. Cụ thể, Dương Đông là con sông lớn nhất Phú Quốc đang ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác và nước thải. Hồ Dương Đông có dung tích 3 triệu m3 nước, là hồ nước ngọt duy nhất phân phối nước cho toàn huyện đảo, cung ứng nguồn nước 15.000m3/ngày đêm. Nắng nóng đã làm mực nước ở hồ chứa nước ngọt Dương Đông bị sụt giảm nghiêm trọng, chỉ đủ cung cấp cho cư dân huyện đảo đến đầu tháng 5/2020.

Nhiều nơi do nhu cầu về nước sinh hoạt, người dân tự do khoan giếng làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nhiều gia đình thuê thợ khoan giếng nhưng bất thành, thậm chí có gia đình khoan giếng sâu tới 65m nhưng vẫn không có nước ngọt.

Hiện nay, hồ nước Dương Đông được chuẩn bị nâng cấp, mở rộng, đưa công suất từ 20.000m3 lên 30.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp đáp ứng nhu cầu trước mắt. Về lâu dài, Phú Quốc đang đề xuất với các sở, ngành Kiên Giang để sớm triển khai xây dựng hồ nước xã Cửa Cạn. Riêng một số hồ nước, như hồ Suối Lớn (xã Dương Tơ), Rạch Cá (xã Hàm Ninh), Rạch Tràm (xã Bãi Thơm) cũng đã có chủ trương giao cho các nhà đầu tư xây dựng.

Tại đảo Lý Sơn, Công ty Dosnavina đã tài trợ cho người dân đảo Bé xã An Bình hệ thống lọc nước ngọt trị giá 1 triệu USD để cung cấp 200m3 nước sinh hoạt mỗi ngày cho hơn 100 hộ dân tại xã. Tuy nhiên gần đây, một trong hai tổ máy lọc bị hư hỏng, mỗi ngày chỉ lọc được 15m3 nước.

bài liên quan
Bạc Liêu: Tiếp tục đẩy mạnh ngành "công nghiệp không khói" thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch

Bạc Liêu: Tiếp tục đẩy mạnh ngành "công nghiệp không khói" thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch

Ông Lý Vỹ Triều Dương - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu thông tin, 9 tháng đầu năm 2024, ngành du lịch tỉnh tiếp tục phát triển với tổng thu ước đạt khoảng 3.420 tỷ đồng, đạt 82,9% kế hoạch, tăng 9,1% so cùng kỳ.
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Nghệ An: Dùng bệnh viện làm địa điểm giao dịch mua bán trái phép chất ma túy

Nghệ An: Dùng bệnh viện làm địa điểm giao dịch mua bán trái phép chất ma túy

Các đối tượng rất tinh vi và liều lĩnh khi chọn địa điểm giao dịch ở ngay hành lang nhà vệ sinh khoa điều trị hay trong khuôn viên bệnh viện. Ma túy và tiền mua ma túy được ngụy trang kín kẽ trong những túi hoa quả, bánh sữa mang đến thăm bệnh nhân.
Quảng Ninh: 50 doanh nghiệp chuyên dòng khách nước ngoài tới Bình Liêu khảo sát, kết nối du lịch

Quảng Ninh: 50 doanh nghiệp chuyên dòng khách nước ngoài tới Bình Liêu khảo sát, kết nối du lịch

Sau hành trình khám phá, trải nghiệm, các đoàn sẽ tham gia Hội thảo giới thiệu về những sản phẩm, tour du lịch dành cho khách inboud mà các doanh nghiệp chưa trải nghiệm; tham gia đóng góp các ý kiến và kết nối các tour du lịch sau khảo sát.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đến tháng 4/2023, nhiều người đến đòi tiền hụi nhưng Tâm mất khả năng chi trả và tuyên bố vỡ hụi. Số tiền Tâm chiếm đoạt trong vụ việc khoảng 2,2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Nhận được cuộc gọi từ số máy lạ của đối tượng tự xưng là Công an, sau đó chị T đã thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của đối tượng và bị đối tượng lừa chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng.
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về việc truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.