Hà Nội 12 °C
TP Hồ Chí Minh 21 °C
Hải Phòng 13 °C
Đà Nẵng 19 °C
Yên Bái 11 °C
  • Hà Nội Hà Nội 12°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 21°C
  • Hải Phòng Hà Nội 13°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 19°C
  • Yên Bái Hà Nội 11°C

Con đường đánh bại các võ lâm cao thủ, trở thành ‘đệ nhất’ của Kim Dung

Văn hóa
31/10/2018 10:25
Hiếu Trung
aa
Kim Dung không phải là người mở đầu tiểu thuyết võ hiệp tân phái Trung Hoa, nhưng xuất sắc vượt qua mọi tác giả khác, trở thành đệ nhất cao thủ không ai sánh nổi.


Kim Dung là người đi sau Lương Vũ Sinh, bậc “khai sơn trưởng lão” của tiểu thuyết võ hiệp tân phái. Nhưng từ lúc viết Xạ điêu anh hùng truyện (1958) cho đến khi qua đời ngày 30/10/2018, Kim Dung luôn được đánh giá là “võ lâm minh chủ” của văn đàn võ hiệp Trung Quốc, đứng trên Cổ Long và Lương Vũ Sinh một bậc và vượt rất xa các nhà văn khác.

Tiểu thuyết Kim Dung tạo ra cơn sốt “Kim học” thời thập niên 1980, điều mà những danh gia như Cổ Long, Lương Vũ Sinh, Ngọa Long Sinh hay Ôn Thụy An có mơ cũng không được. Thậm chí năm 1994, các giáo sư khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Bắc Kinh đưa Kim Dung vào vị trí thứ tư trong Top 10 đại sư nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc.

Kim Dung được xếp thứ tư trong Top 10 đại sư nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc. 
Kim Dung được xếp thứ tư trong Top 10 đại sư nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc.

Theo danh sách này, Kim Dung chỉ xếp sau những tên tuổi lừng lẫy như Lỗ Tấn, Thẩm Tòng Văn và Ba Kim. Điều đó có nghĩa là Kim Dung không chỉ là “võ lâm minh chủ” thế giới tiểu thuyết võ hiệp, mà còn được công nhận là một bậc đại sư nghệ thuật tiểu thuyết nói chung.

Đây là sự kiện gây chấn động văn đàn Trung Quốc khi đó, dẫn đến nhiều tranh cãi. Bởi ở Trung Quốc, tiểu thuyết võ hiệp là “tục văn học” (văn học bình dân), chỉ để giải trí, không có giá trị như “nhã văn học” (văn học bác học). Vì sao một tác gia “tục văn học” lại có thể ngồi chung mâm với các bậc trưởng thượng “nhã văn học”?

Võ đầy sáng tạo

Theo nhà nghiên cứu văn học Trần Mặc, tác giả cuốn Võ hiệp ngũ đại gia (NXB Trẻ - 2003), điểm đặc sắc nhất của tiểu thuyết Kim Dung là “nhã tục cộng hưởng” (người cao nhã và bình dân đều say mê). Chúng vượt qua ranh giới phân chia “nhã” và “tục”, vượt ra ngoài biên giới của tiểu thuyết võ hiệp.

Tác phẩm Kim Dung cũng tả võ, chuyện hành hiệp trượng nghĩa và những biến ảo ly kỳ của giới giang hồ giống như bao cuốn “truyện chưởng khác”. Nhưng võ - hiệp - kỳ của Kim Dung lại hoàn toàn khác biệt so với phần còn lại.

Trước hết là chuyện “võ”. Kim Dung có lẽ là tác gia tiểu thuyết võ hiệp duy nhất không chỉ mô tả võ như cách đánh nhau, mà ông nghệ thuật hóa, cá tính hóa, thậm chí triết lý hóa võ công. Đơn cử, cuộc đấu nội lực của Âu Dương Phong, Hoàng Dược Sư và Hồng Thất Công trên đảo Đào Hoa trong Xạ điêu anh hùng truyện chẳng khác gì một màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.

Cuộc đấu giữa Tiểu Long Nữ và Kim Luân pháp vương trong Thần điêu hiệp lữ cũng không khác gì một màn trình diễn âm nhạc. 
Cuộc đấu giữa Tiểu Long Nữ và Kim Luân pháp vương trong Thần điêu hiệp lữ cũng không khác gì một màn trình diễn âm nhạc.

Tương tự, trận chiến giữa Chu Tử Liễu và vương tử Mông Cổ Hoắc Đô (Thần điêu hiệp lữ) là cuộc biểu diễn thư pháp đầy thú vị. Ở Ỷ Thiên Đồ Long ký, Trương Tam Phong biến bộ thư pháp về đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên thành một môn võ tuyệt luân, khiến Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn cam bái hạ phong.

Hơn nữa, nhiều môn võ của Kim Dung ẩn chứa quan niệm sống sâu xa. Quách Tĩnh học võ của rất nhiều thầy để rồi trở thành đại cao thủ với hàm ý học mọi người để vượt lên họ.

Kiếm pháp của Độc Cô Cầu Bại mà Dương Quá lĩnh hội nói về những tầng bậc nhận thức của đời người, Thái Cực kiếm của Trương Tam Phong và Độc Cô cửu kiếm mà Lệnh Hồ Xung học đều chứa đựng triết lý thâm sâu. Còn võ học tối cao trong Hiệp khách hành phản ánh quan niệm “sở chi chướng” (sự giới hạn bởi nhận thức).

Sự cá tính hóa võ công trong truyện Kim Dung cũng là điều rất rõ. Quách Tĩnh tính tình thuần hậu, rất thích hợp với Hàng long thập bát chưởng, môn võ đơn giản nhưng cứng rắn. Hoàng Dung quá thông minh nên được Bắc Cái dạy Đả cẩu bổng pháp, môn võ biến hóa khôn lường. Còn Vi Tiểu Bảo là tên lưu manh nhát gan, nên chỉ biết môn khinh công lợi hại, chạy rất nhanh khi nguy hiểm ập tới.

Từ đại anh hùng tới tên lưu manh

Tiểu thuyết võ hiệp đương nhiên phải viết về hiệp khách, những người chuyên hành hiệp trượng nghĩa. Chính điểm này khiến loại hình văn học này dễ đi vào lối mòn, thiếu sự sáng tạo. Như Lương Vũ Sinh luôn bị chê là chỉ viết về “người tốt việc tốt”. Còn nhân vật của Cổ Long quanh đi quẩn lại chỉ có vài ba dạng người.

Ngược lại, các nhân vật của Kim Dung rất sinh động và đa dạng. Trần Gia Lạc của Thư kiếm ân cừu lục có vẻ là hiệp khách lý tưởng, nhưng bản chất yếu đuối tự ti, thậm chí là hèn. Quách Tĩnh có thể coi là đại hiệp 100% duy nhất trong truyện Kim Dung, tuy nhiên xuất thân thấp kém, chỉ là một cậu bé khù khờ.

Trong khi đó, Dương Quá xuất thân có vết nhơ, cha nuôi là đại ác nhân Âu Dương Phong, phản bội sư môn (Toàn Chân giáo), sau bao biến cố mới trở thành hiệp khách. Dương Quá sống đầy tình cảm, đậm chất con người, đậm chất hiện thực.

Trương Vô Kỵ xuất thân nửa chính nửa tà (cha là học trò phái Võ Đang, mẹ là đường chủ Thiên Ưng giáo). Chàng giáo chủ Minh giáo không thực sự có khí phách anh hùng, kiên cường dữ dội, ngược lại rất gần gũi, hiền lành giống như một thanh niên bình thường trong cuộc sống.

Vi Tiểu Bảo (trong ảnh do Huỳnh Hiểu Minh thể hiện trong bản phim truyền hình Lộc đỉnh ký 2008) được đánh giá là nhân vật thể hiện
Vi Tiểu Bảo (trong ảnh do Huỳnh Hiểu Minh thể hiện trong bản phim truyền hình Lộc đỉnh ký 2008) được đánh giá là nhân vật thể hiện "quốc dân tính" của người Trung Quốc.

Địch Vân của Liên thành quyết chỉ là một gã nhà quê có số phận bi thảm, là nhân vật rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Lệnh Hồ Xung là lãng tử, đấu tranh vì tự do cá nhân, có nhiều khuyết điểm nhưng thông minh dễ thương, tình sâu nghĩa nặng.

Còn Vi Tiểu Bảo là một tên lưu manh mạt hạng, sinh ra và lớn lên trong lầu xanh, mang bản năng sinh tồn cực mạnh. Đối với Vi Tiểu Bảo, hoàng cung nhà Đại Thanh cũng chẳng khác nào một kỹ viện khổng lồ. Do đó, hắn dễ dàng sống sót và vươn lên nhờ những thủ đoạn học ở lầu xanh.

Vi Tiểu Bảo tham sống sợ chết, tự tư tự lợi, mượn gió bẻ măng. Trong cuốn Võ hiệp ngũ đại gia, nhà nghiên cứu Trần Mặc đánh giá Vi Tiểu Bảo là “đệ nhất kỳ nhân” kiêm “đệ nhất chân nhân” trong tiểu thuyết Kim Dung. Ông cho rằng nhân vật này thể hiện “quốc dân tính” của người Trung Quốc, không khác gì AQ của Lỗ Tấn.

Có thể nói các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung có sự phát triển rõ ràng, chân thực và sinh động, không bị đóng vào khuôn khổ. Không chỉ nhân vật chính, các nhân vật phụ như Chu Chỉ Nhược, Quách Phù, Tạ Tốn, Nhậm Ngã Hành… đều được mô tả với những nét đặc sắc riêng, khó có thể tìm thấy trong truyện của các tác giả võ hiệp khác.

Hư hư thực thực

Nhìn chung, rất nhiều tác giả võ hiệp Trung Quốc mắc phải căn bệnh khuôn sáo, sử dụng quanh đi quẩn lại vài mô típ quen thuộc. Đó là chuyện nhà tan người mất, tìm thầy học võ để báo thù rửa hận. Hoặc may mắn có được bí kíp võ công vô địch rồi lại đi phục cừu. Hay trong võ lâm xuất hiện thế lực tà ác, hiệp khách đứng lên trừ kẻ bạo tàn…

Đọc đi đọc lại những cuốn truyện như vậy không khỏi gây ngán ngẩm. Thậm chí một danh gia như Cổ Long cũng không tránh khỏi lối mòn. Các tác phẩm của ông thường ít có không gian rộng lớn, chủ yếu là vài nhân vật tương tác qua lại, rất hấp dẫn nhưng không để lại ấn tượng mạnh. Những tác giả kém hơn thì còn tệ hơn nhiều.

Truyện Kim Dung không đi vào lối mòn đó, dù vẫn giữ nhiều yếu tố cổ điển của tiểu thuyết võ hiệp. Cái hay của ông là đúc câu chuyện truyền kỳ trong cái khung lịch sử, kết hợp khéo léo giữa hư và thực. Ví dụ như ở Thư kiếm ân cừu lục, Trần Gia Lạc và vua Càn Long là hai anh em có mối quan hệ phức tạp.

Xạ điêu anh hùng truyện (trong ảnh là bản phim truyền hình năm 2017) lấy bối cảnh nhà Tống suy vi, đế chế Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn trỗi dậy. 
Xạ điêu anh hùng truyện (trong ảnh là bản phim truyền hình năm 2017) lấy bối cảnh nhà Tống suy vi, đế chế Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn trỗi dậy.

Xạ điêu tam bộ khúc lấy bối cảnh nhà Tống suy vi, đế quốc Mông Cổ bắt đầu trỗi dậy rồi diệt Tống, thống trị Trung Quốc. Trong câu chuyện của Quách Tĩnh, Dương Quá và Trương Vô Kỵ, chúng ta bắt gặp rất nhiều nhân vật lịch sử như Thành Cát Tư Hãn, Oa Khoát Đài, Hốt Tất Liệt, vua tôi nhà Tống, Chu Nguyên Chương (người sáng lập nhà Đại Minh)… Thậm chí Trường Xuân chân nhân Khưu Xử Cơ của Toàn Chân giáo cũng là nhân vật có thật.

Trong Lộc Đỉnh ký, bộ tiểu thuyết đỉnh cao của Kim Dung, hoàng đế Khang Hy của nhà Đại Thanh là nhân vật vô cùng quan trọng, được mô tả sinh động từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành. Thi Lang cũng là bậc đại quan nổi tiếng thời Khang Hy, Ngô Tam Quế là đại Hán gian, mỹ nhân “hồng nhan họa thủy” Trần Viên Viên cũng được nhắc đến.

Sự kết hợp giữa lịch sử và truyền kỳ giúp tiểu thuyết Kim Dung có quy mô rộng lớn, sinh động và phong phú. Chúng kết hợp với câu chuyện con người trở thành thế giới ba chiều (lịch sử - truyền kỳ - nhân sinh) vừa kỳ lạ, vừa chân thực. Đây là điểm đặc biệt mà trong số hàng nghìn tác giả tiểu thuyết võ hiệp, chỉ Kim Dung có được.

Thành tựu vượt khỏi biên giới tiểu thuyết võ hiệp

Thực tế là kết hợp giữa lịch sử và truyền kỳ không phải là độc môn công phu của Kim Dung. Lương Vũ Sinh cũng làm được điều đó. Theo nhà nghiên cứu Trần Mặc, cái hay của Kim Dung là sự kết hợp khéo léo giữa lịch sử - truyền kỳ - nhân sinh. Nghĩa là chuyện giang hồ và bối cảnh lịch sử chỉ là cái nền để ông kể câu chuyện con người.

Xạ điêu anh hùng truyện, trong cuộc đối đầu Tống - Kim đầy biến loạn, Quách Tĩnh từ một đứa trẻ thật thà, ngu ngơ dần trưởng thành, trở thành bậc đại hiệp cứu quốc. Trong Thần điêu hiệp lữ, giữa lúc đế chế Mông Cổ đe dọa Trung Quốc, các môn phái lo đối đầu với đại cao thủ Mông Cổ, Dương Quá mất mẹ, tình cờ nhận Âu Dương Phong làm cha nuôi, nếm đủ mọi cay đắng của cuộc đời.

Lộc đỉnh ký là câu chuyện đồ sộ về thời vua Khang Hy của nhà Đại Thanh. Khi đó, Khang Hy còn chưa trưởng thành, ngai vàng chưa vững, bên trong Ngao Bái lộng quyền, bên ngoài Ngô Tam Quế rắp tâm làm phản. Trong giang hồ, Thiên Địa hội của tổng đà chủ Trần Cận Nam quyết “phản Thanh Phục Minh”.

Giữa mớ hỗn độn đó, gã tiểu lưu manh Vi Tiểu Bảo tình cờ rời Lệ Xuân viện ở Dương Châu, lưu lạc đến Bắc Kinh, bị đưa vào Tử Cấm Thành rồi làm quen với Khang Hy, thăng quan tiến chức, trở thành đại quan. Không chỉ vậy, hắn hai chân đung đưa trên hai con thuyền giang sơn và giang hồ, vừa là thân tín của Khang Hy, vừa là hương chủ Thiên Địa hội.

Các tác phẩm của Kim Dung đã vượt ra bên ngoài biên giới của tiểu thuyết võ hiệp. 
Các tác phẩm của Kim Dung đã vượt ra bên ngoài biên giới của tiểu thuyết võ hiệp.

Ở tiểu thuyết Kim Dung, con người là trung tâm, không hề bị công thức hóa như trong truyện của các tác giả võ hiệp khác, do đó đáp ứng đúng tiêu chuẩn “văn học là nhân học”. Nhờ đó, truyện Kim Dung thoát khỏi biên giới của tiểu thuyết võ hiệp, của "tục văn học", để trở thành văn học chân chính.

Nhưng theo nhà nghiên cứu Trần Mặc, Kim Dung còn có một kỳ chiêu khác nữa, giúp ông khẳng định vị thế tông sư nghệ thuật tiểu thuyết. Đó là chất ngụ ngôn trong mỗi tác phẩm.

Như Liên thành quyết phê phán dữ dội một xã hội nơi mà đại hiệp háo danh, tà đồ háo sắc, quan phủ và dân chúng điên cuồng vì đồng tiền, khiến những người trung hậu như Địch Vân trở nên không chốn nương thân. Tiếu ngạo giang hồ, như chính Kim Dung khẳng định, là ngụ ngôn về những cuộc tranh giành quyền lực chính trị tàn khốc trong lịch sử Trung Quốc.

Còn Lộc đỉnh ký với gã lưu manh Vi Tiểu Bảo là nhân vật chính được đánh giá là cuốn tiểu thuyết phản võ hiệp, phơi bày đặc tính của người Trung Quốc và những mặt trái của nền văn hóa nước này. Đó cũng là tác phẩm đỉnh cao của Kim Dung.

Ngoài ra, chất ngụ ngôn còn đến từ từng nhân vật, từng câu chuyện nhỏ trong tiểu thuyết Kim Dung. Đằng sau cuộc đời bi thảm của Tạ Tốn, sự tàn độc của Công Tôn Chỉ, bước ngoặt từ chính thành tà của Hoa Thiết Cán, câu chuyện áo hoa của Khang Mẫn… đều chứa đựng những quan niệm sâu sắc về con người, về cuộc sống.

Chắc chắn Kim Dung mãi mãi là đỉnh cao của tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa.

/*Tiêu đề do Phapluatplus.vn đặt lại.

bài liên quan
Quảng Ninh: Trao trả 29 công dân Trung Quốc có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Quảng Ninh: Trao trả 29 công dân Trung Quốc có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Đây là những trường hợp người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện và bắt giữ.
Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc tăng cường thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển

Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc tăng cường thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển

Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, chiều 16/12, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Công tác Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, nhằm thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển trong khu vực giữa 2 Lực lượng. Trung tướng Lê Quang Đạo - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Thiếu tướng Uất Trung - Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc đồng chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc

Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Bắt giữ và bàn giao 02 đối tượng bị truy nã quốc tế

Bắt giữ và bàn giao 02 đối tượng bị truy nã quốc tế

Công an tỉnh Bình Thuận đã tiến hành bàn giao 02 đối tượng truy nã người Trung Quốc cho Công an Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị - tỉnh Lạng Sơn.
Mãi xứng danh anh hùng

Mãi xứng danh anh hùng

Ngày 29 tháng 3, tại Nhà số 4 Lý Nam Đế, nhà văn Phùng Văn Khai - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò chuyện, phỏng vấn Thiếu tướng, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Tiến Luật về anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu. Phóng viên Bảo Thơ đã ghi lại cuộc phỏng vấn này.
Hội đàm giữa Đồn Biên phòng Hà Giang với Trạm Kiểm soát biên phòng Thiên Bảo

Hội đàm giữa Đồn Biên phòng Hà Giang với Trạm Kiểm soát biên phòng Thiên Bảo

Ngày 28/3, tại trấn Điền Bồng, huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc diễn ra Hội đàm tổng kết công tác kiểm soát cửa khẩu, lối mở năm 2023, quý I năm 2024; triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 giữa đoàn đại biểu Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, Việt Nam) với Phân trạm Hòa Bình, Phân trạm Điền Bồng (Trạm Kiểm soát Biên phòng xuất, nhập cảnh Thiên Bảo, Trung Quốc)
Mới nhất
Đọc nhiều
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP ngày 20/12/2024 quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
Chủ tịch Lê Thị Thơ chia sẻ về đêm chung kết Hoa hậu Biển Việt Nam 2024

Chủ tịch Lê Thị Thơ chia sẻ về đêm chung kết Hoa hậu Biển Việt Nam 2024

Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 một trong những cuộc thi nhan sắc diễn ra vào cuối năm nay đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng fan sắc đẹp, khi chỉ còn chưa đầy một tuần nữa cuộc thi sẽ chính thức diễn ra với chuỗi hoạt động hấp dẫn.
Triệt xóa nhóm đối tượng vận chuyển, tàng trữ, buôn bán số lượng lớn cá thể, sản phẩm động vật nguy cấp, quý, hiếm

Triệt xóa nhóm đối tượng vận chuyển, tàng trữ, buôn bán số lượng lớn cá thể, sản phẩm động vật nguy cấp, quý, hiếm

Hoàng Văn Niệm liên hệ đặt mua vảy tê tê và các sản phẩm khác của động vật hoang dã từ nước ngoài, vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, sau đó gửi xe khách đưa về xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.