Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

“Có hay không lợi ích nhóm, sân sau cộng sinh với các quan chức có thực quyền?”

Hình sự & tố tụng hình sự
27/05/2019 17:17
Hà Dung
aa
Việc giao đất, cho thuê lại đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát, thậm chí không tuân thủ pháp luật.


“Có hay không việc lợi dụng cơ chế pháp luật chưa đồng bộ, chỉ thích phương án chỉ định chủ đầu tư dự án có sử dụng đất thay cho đấu giá quyền sử dụng đất?”, đại biểu Quốc hội (ĐB) Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) đặt câu hỏi tại phiên thảo luận của QH sáng 27/5.

1_defk

ĐB Đinh Duy Vượt phát biểu tại phiên họp.

3.088 dự án công trình chậm triển khai thực hiện

Ngày 27/5, Quốc hội (QH) dành 1 ngày để giám sát tối cao thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Theo Báo cáo của Chính phủ, công tác quản lý đầu tư, phát triển đô thị mới, khu đô thị mới; quản lý cải tạo đô thị theo quy hoạch ngày càng được tăng cường hơn, bước đầu có sự thống nhất, đồng bộ theo quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị. Nhiều khu đô thị mới, nhiều dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, công cộng được đầu tư xây dựng đã làm thay đổi diện mạo đô thị theo hướng khang trang, hiện đại hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân và yêu cầu phát triển đô thị.

Tuy nhiên, báo cáo cũng thừa nhận công tác này còn một số hạn chế, bất cập, như quy định pháp luật chưa bao hàm hết những đặc thù của dự án phát triển đô thị, quy mô chiếm đất lớn, thời gian xây dựng dài, sử dụng đa nguồn vốn…; một số quy định về chỉnh trang, cải tạo đô thị, đô thị xanh, thông minh… còn thiếu và chưa cụ thể.

Bên cạnh đó, các địa phương còn chậm lập chương trình phát triển đô thị, khu vực phát triển đô thị; một số dự án đô thị mới chưa tuân thủ quy hoạch, điều chỉnh tùy tiện, đầu tư nhà ở thương mại không đồng bộ với đầu tư hạ tầng khu đô thị và giao thông kết nối với khu vực lân cận.

Vẫn theo báo cáo, kết quả triển khai thực hiện việc cải tạo chung cư cũ theo quy hoạch đô thị của các địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… còn rất hạn chế.

Về công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị, báo cáo cho biết, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo số liệu báo cáo của 48 tỉnh, thành phố cho thấy có 3.088 dự án công trình chậm triển khai thực hiện với tổng diện tích 80.453,2 ha; trong đó có 2.067 dự án đã có quyết định giao, cho thuê đất nhưng không sử dụng đất quá 12 tháng hoặc chậm tiến độ quá 24 tháng, với tổng diện tích là 60.332,1 ha.

Kết quả xử lý vi phạm tại 38 tỉnh trong số 48 tỉnh có báo cáo cho thấy đã thực hiện xử lý 1.336 dự án chậm triển khai với tổng diện tích 22.707,9 ha; trong đó thu hồi đất của 309 dự án với diện tích 9.033,5 ha, gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng 195 dự án với diện tích 798,5 ha; hủy bỏ quyết định hoặc thông báo thu hồi đất để giao cho chủ đầu tư tại 100 dự án với diện tích 5.387.8 ha, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư do chậm làm thủ tục giao đất 732 dự án với diện tích 7.488 ha.

Chuyển nhượng nhà, đất ở vị trí đắc địa không qua đấu giá

Cũng theo báo cáo, trong giai đoạn từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu đến hết năm 2018, ngành Thanh tra đã tiến hành 4.289 cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, qua thanh tra đã phát hiện sai phạm về đất đai hơn 1.373 tỷ đồng, 40.185 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 368 tỷ đồng, 9.022 ha đất và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý hơn 1.004 tỷ đồng, 31.163 ha đất; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm điểm, xử lý hành chính 2.931 tổ chức, 14.120 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 71 vụ, 91 đối tượng

Thanh tra Chính phủ đã tiến hành 21 cuộc thanh tra có nội dung liên quan đến việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất tại đô thị. Qua 14 kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện sai phạm với số tiền gần 3.685 tỷ đồng, 19.297 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 3.151 tỷ đồng, 13.231 ha đất, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý 534 tỷ đồng, 6.067 ha đất; kiến nghị kiểm điểm, xử lý hành chính nhiều tập thể, cá nhân có liên quan, chuyển cơ quan điều tra 1 vụ...

Qua công tác thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã xác định được một số tồn tại, hạn chế như chất lượng quy hoạch còn thấp, tính dự báo chưa cao, nhiều chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt và thực tế thực hiện có sự khác biệt lớn. Còn bị động trong việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất.

Còn tình trạng không khách quan, không chính xác trong việc xác định giá đất để thu tiền sử dụng đất của một số doanh nghiệp được giao đất ở không thông qua đấu giá đất; xác định giá thu tiền sử dụng đất khi chuyển đổi quỹ đất công, các cơ sở nhà đất sang mục đích khác chưa phù hợp thị trường.

Việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác; nhận chuyển nhượng một số cơ sở nhà, đất ở vị trí đắc địa không thông qua đấu giá. Có nơi có tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và các cơ sở nhà đất nhưng chưa phù hợp các quy định của Luật đất đai và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế đấu giá quyền sử dụng đất làm thất thu ngân sách nhà nước…

Có dấu hiệu lợi ích nhóm

Cho ý kiến tại phiên họp, ĐB Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) đánh giá chất lượng quy hoạch đô thị còn thấp, vẫn hiển hiện quy hoạch theo tư duy nhiệm kỳ, có dấu hiệu lợi ích nhóm, chạy theo, bị nhà đầu tư chi phối, dẫn dắt làm thay đổi quy hoạch, thậm chí làm nát quy hoạch ban đầu.

Điều này được minh chứng qua tỷ lệ quy hoạch chi tiết chỉ khoảng 37% diện tích đất đô thị, tuy nhiên lại tùy tiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết khá phổ biến, gây hệ lụy hiệu ứng tiêu cực, thậm chí rất tiêu cực cho các quy hoạch khác.

“Theo báo cáo chưa đầy đủ, trên cả nước có 1.390 dự án điều chỉnh quy hoạch từ 1 – 6 lần. Quy hoạch được điều chỉnh luôn có xu hướng tuân theo lợi ích của nhà đầu tư, giảm tối đa các tiện tích công cộng và lợi ích của người sử dụng như giảm diện tích đất công cộng, tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ, chia nhỏ diện tích căn hộ, tăng mật độ xây dựng, giảm diện tích cây xanh… Đồng thời, các khu tái định cư cho dân lại có chỉ tiêu hạ tầng, các tiện ích, chất lượng đô thị là thấp nhất”, ĐB nói.

Theo ĐB Vượt, đây là điều đáng suy nghĩ, đã và đang gây ra hệ lụy, tổn hại về kinh tế, gây bức xúc cho xã hội, cho mọi người dân, thậm chí không thể khắc phục được như tình trạng ngày càng kẹt xe, ô nhiễm môi trường, mưa là ngập, quá tải điện… ngày càng tăng, trước mắt là thành phố lớn và sẽ là tất cả các đô thị trong tương lai.

Với quan điểm cho rằng suy cho cùng điều chỉnh quy hoạch tùy tiện là làm nát quy hoạch, gây nát vốn, đội vốn, làm chậm tiến độ, làm lãng phí, thất thoát, giảm hiệu quả đầu tư công và gây ra nhiều hệ lụy, bức xúc khác, ĐB Vượt cho hay, cử tri mong muốn trụ sở cũ của các bộ ngành khi di dời sẽ phải thành vườn hoa, công viên, các công trình công cộng, làm tiện ích chứ không phải nhìn thấy các tòa nhà chung cư cao chọc trời của đại gia A, đại gia B trên mảnh đất đó trơ trơ như thách thức cùng dư luận.

Từ những phân tích trên, ĐB Vượt đề nghị QH và Chính phủ chỉ đạo thắt chặt quy hoạch, quản lý quy hoạch, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm trách nhiệm nhằm chặn đứng những hiện tượng nêu trên.

ĐB Vượt cũng cho rằng hiện nay có thực trạng nhiều tỷ phú từ đất, ôm nhiều quỹ đất vàng, đất kim cương tại các đô thị và các khu đất tương lai là đô thị đồng thời thâu tóm hàng nghìn ha đất màu mỡ khác chờ thời. “Chúng tôi hiểu doanh nghiệp thuê đất hàng năm không được tính vào giá trị của doanh nghiệp”, ĐB nói.

Theo ĐB, việc giao đất, cho thuê lại đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát, thậm chí không tuân thủ pháp luật.

“Nguyên nhân đã được Báo cáo kết quả giám sát đề cập dẫn tới mối hoài nghi: Có hay không lợi ích nhóm, sân sau cùng cộng sinh với các quan chức có thực quyền, theo đó lợi dụng cơ chế pháp luật chưa đồng bộ, chỉ thích phương án chỉ định chủ đầu tư dự án có sử dụng đất thay cho đấu giá quyền sử dụng đất? Đồng thời, lợi dụng cơ chế “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong định giá đất, quyết định giá đất có nơi định giá “rẻ như bèo” để cổ phần hóa doanh nghiệp, cho thuê đất, giao đất, bồi thường thiệt hại về đất, ưu đãi về đất, không chỉ riêng doanh nghiệp, mà cả đơn vị sự nghiệp như giáo dục, y tế, các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, làm thiệt hại lớn đến lợi ích của nhà nước, của nhân dân, tác động không nhỏ đến những doanh nghiệp có tâm, có tầm, có chí?”, ĐB Vượt đặt câu hỏi.

Theo vị ĐB trên chính những tồn tại trên làm phát sinh khiếu nại, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh – trật tự, được minh chứng bởi nhiều vụ án đưa ra xét xử, các kết luận xử lý của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

ĐB Vượt đề nghị QH và Chính phủ phải kịp thời bịt lỗ hổng nói trên bằng các biện pháp như thu hẹp đối tượng định giá đất, mở rộng cho thuê đất; thực hiện cho thuê đất theo đấu giá; xử lý nghiêm và dứt điểm trường hợp sử dụng đất lãng phí, không đúng mục đích, sai phạm, quan trọng là thu hồi tài sản quý giá này để chọn mặt gửi vàng, chứ không chọn "trứng gửi ác"...

bài liên quan
Quận Hoàng Mai, Hà Nội: Cần xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm đất công để hoạt động kinh doanh

Quận Hoàng Mai, Hà Nội: Cần xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm đất công để hoạt động kinh doanh

Theo đó, khu đất có diện tích rộng hơn 1000m2 tại số 34 Hoàng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội đang được xây dựng công trình hoạt động kinh doanh như: Cà phê,khu vui chơi dành cho trẻ em… Những vi phạm này liên tục được mở rộng, thế nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa xử lý dứt điểm khiến người dân bức xúc.
Phê duyệt quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023 tầm nhìn 2050

Phê duyệt quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023 tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1109/QĐ-TTg ngày 7/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nhiều bảo tàng, công trình văn hoá nghệ thuật sắp được đầu tư xây mới, nâng cấp

Nhiều bảo tàng, công trình văn hoá nghệ thuật sắp được đầu tư xây mới, nâng cấp

Những nội dung này có trong Quyết định 991/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký, phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng: "Thành công của nhà đầu tư là thành công của Bắc Ninh và của Việt Nam"

Thủ tướng: "Thành công của nhà đầu tư là thành công của Bắc Ninh và của Việt Nam"

Chiều 22/9, tại thành phố Bắc Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024.
Quy định mới về Luật Đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

Quy định mới về Luật Đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hà Giang: Xử lý nhóm thanh niên không đội mũ bảo hiểm, bốc đầu trên quốc lộ 2

Hà Giang: Xử lý nhóm thanh niên không đội mũ bảo hiểm, bốc đầu trên quốc lộ 2

Công an huyện Bắc Quang (Hà Giang) vừa triệu tập nhóm thanh niên có hành vi không đội mũ bảo hiểm, bốc đầu xe trên quốc lộ 2.
Bàng hoàng phát hiện thi thể người phụ nữ trong chung cư mini ở Hà Nội

Bàng hoàng phát hiện thi thể người phụ nữ trong chung cư mini ở Hà Nội

Người dân sinh sống trong khu chung cư bàng hoàng khi phát hiện thi thể một người phụ nữ được phát hiện bên trong căn hộ chung cư mini ngõ 39 Đình Thôn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Quy định mới về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí

Quy định mới về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP ngày 15/10/2024 quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
Tin bài khác
Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong bất thường tại một phòng tập gym

Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong bất thường tại một phòng tập gym

Lực lượng chức năng Công an quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đang vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc một người đàn ông tử vong tại phòng tập gym trên địa bàn phường Mai Động, quận Hoàng Mai.
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đến tháng 4/2023, nhiều người đến đòi tiền hụi nhưng Tâm mất khả năng chi trả và tuyên bố vỡ hụi. Số tiền Tâm chiếm đoạt trong vụ việc khoảng 2,2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Nhận được cuộc gọi từ số máy lạ của đối tượng tự xưng là Công an, sau đó chị T đã thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của đối tượng và bị đối tượng lừa chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng.
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về việc truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.