Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, để giải quyết vụ án này, cơ quan chức năng cần xem xét, phân tích lỗi của cả kẻ gây án và người bị hại.
Vụ giết người kinh hoàng xảy ra mới đây tại Vĩnh Phúc đang làm dư luận hoang mang. Chỉ vì mâu thuẫn trong việc vay nợ mà các đối tượng đã ra tay truy sát nạn nhân đến cùng bằng thủ đoạn vô cùng man rợ.
Đã nhiều ngày trôi qua nhưng người dân vẫn chưa hết bàng hoàng, lo sợ về hành vi dã mạn của các đối tượng.
Vụ việc này thêm một hồi chuông cảnh báo đối với tình trạng ngang nhiên tước đoạt mạng sống người khác. Đã đến lúc pháp luật cần nhiều hơn nữa những chế tài xử lý thật sự răn đe đối với các đối tượng này.
Liên quan đến vụ việc, phóng viên Pháp luật Plus vừa có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Trưởng bộ môn Luật Hình sự, trường đại học Luật Hà Nội.
|
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh trao đổi với phóng viên. |
PV: Thưa TS, Vụ án mạng kinh hoàng xảy ra tại Vĩnh Phúc đã và đang khiến dư luận bàng hoàng. Với tư cách là người nghiên cứu về hình sự, TS có bình luận gì về vụ án mạng xảy ra tại Vĩnh Phúc?
TS. Lê Đăng Doanh: Trước hết nói về hành vi phạm tội của các đối tượng Nguyễn Văn Cường và Trần Cao Thái, đây là hành vi giết người có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội.
Hành vi của các đối tượng còn thể hiện thái độ coi thường mạng sống của người khác và phần nào nó phản ánh sự xuống cấp về mặt đạo đức xã hội của một bộ phận công dân. Pháp luật hình sự xét xử tội danh này rất nặng, mức hình phạt áp dụng với tội giết người có thể đến chung thân hoặc tử hình.
Mặc dù chưa có thống kê chính thức như vụ án Lê Văn Luyện ở Bắc Giang, vụ án thảm sát tại Bình Phước nhưng những vụ án giết người có tính chất dã man như thế này chưa thuyên giảm mà có chiều hướng gia tăng.
Một vấn đề đặt ra là, vì sao tình hình các loại tội phạm bạo lực ngày càng gia tăng? Đây là câu hỏi lớn liên quan tới nhiều nguyên nhân, nhiều lĩnh vực. Do đó, tôi chỉ trả lời vắn tắt mà không phân tích sâu.
Quay trở lại vụ án mạng tại Vĩnh Phúc, về mặt khoa học, hiện tượng tội phạm là sự tác động, tương tác lẫn nhau giữa nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến hành vi phạm tội.
Theo quan điểm cá nhân tôi, vụ án mạng nêu trên có xuất phát từ chính bản thân các đối tượng, từ những mâu thuẫn nhỏ, nợ nần…không giải quyết được dẫn đến bạo lực.
Hành vi của các đối tượng thể hiện sự hung hãn, côn đồ, thiếu kiềm chế. Và đây là hậu quả của giáo dục gia đình, nhà trường.
Một nguyên nhân khác nữa là do tác động từ các yếu tố khách quan bên ngoài xã hội, như tình trạng xem phim bạo lực trên mạng internet hay phim ảnh trên truyền hình gây tác động tiêu cực tới lớp người trẻ hiện nay.
Mặt khác, vấn đề này cũng xuất phát từ khiếm khuyết trong quản lý xã hội, dẫn đến phát sinh mâu thuẫn xã hội; Việc quản lý dịch vụ cầm đồ, cho vay lãi nặngở nhiều địa phương vẫn còn buông lỏng quản lý...
PV: Thưa TS, để giải quyết vụ án nêu trên được thấu tình đạt lý, TS có ý kiến như thế nào?
TS Lê Đăng Doang: Chúng tôi cho rằng cần xử lý nghiêm khắc đối với các đối tượng gây án, cụ thể là Cường và Thái, nhưng điều quan trọng hơn cả là các biện pháp giáo dục và phòng ngừa, để không còn những vụ án tương tự như trên xảy ra.
Cụ thể, vấn đề quản lý dịch vụ cầm đồ, cho vay lãi nặng…cần được giám sát chặt chẽ. Bên cạnh đó cần nâng cao giáo dục, giáo dục từ nhỏ trong từng gia đình.
Đặc biệt, cha mẹ nên dạy cho con cái cách ứng xử, đối nhân xử thế, cách xử lý tình huống trong đời sống, cũng như đối với những người xung quanh.
Hành vi cướp đi sinh mạng của một người là hành vi dã man, cần phải lên án và phải bị pháp luật trừng trị. Nhưng điều quan trọng hơn là các gia đình, nhà trường cần phải giáo dục, quan tâm tới con em mình ngay từ khi chúng còn nhỏ.
Bên cạnh việc giáo dục con người, cần phải đi kèm với việc quản lý xã hội. Tôi lấy ví dụ, trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, trong việc quản lý dịch vụ kinh doanh cầm đồ đã làm tròn trách nhiệm chưa. Mức lãi suất có được niêm yết, kiểm tra thường xuyên hay không?
Đồng tình với quan điểm của TS. Doanh, ông Đỗ Xuân Tựu - Phó vụ Trưởng vụ Thực hành quyền công tố, Kiểm sát xét xử Hình sự VKSNDTC cho hay, vụ án mạng xảy ra ở Vĩnh Phúc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, hành vi của đối tượng là rất dã man, có tính côn đồ. Do đó, pháp luật cần phải có chế tài nghiêm minh, mang tính trừng trị.
|
Ông Đỗ Xuân Tựu - Phó vụ Trưởng vụ Thực hành quyền công tố, Kiểm sát xét xử Hình sự VKSNDTC. |
Để giải quyết thấu tình đạt lý vụ án nêu trên, ngoài việc phải xử lý nghiêm các đối tượng gây án, cơ quan chức năng cần xem xét, phân tích tới lỗi của các đối tượng (kẻ gây án và cả người bị hại). Từ đó, cơ quan điều tra đưa ra kết luận chính xác, để các đối tượng phải tâm phục khẩu phục.
"Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là phải đưa ra biện pháp phòng ngừa, phải gắn trách nhiệm tới địa phương trong việc quản lý, kinh doanh cầm đồ, trách nhiệm trong giáo dục gia đình, nhà trường về cách ứng xử. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật tới người dân về biện pháp phòng ngừa tội phạm là đặc biêt quan trọng, đây là trách nhiệm của toàn xã hội" - ông Tựu nói.
Do mâu thuẫn về tiền bạc nên tối 3/7/2017, anh T. đến hiệu cầm đồ của Trần Cao Thái tại thị trấn Hương Canh, cách nhà Toàn gần 500 m để nói chuyện. Tại đây, T. dùng dao bầu làm bị thương nam chủ tiệm. | Hai đối tượng gây án. | Ngay trong đêm, Hoàng Đinh Thu (nhân viên làm thuê) gọi điện cho người làm cùng là Nguyễn Văn Cường đến. Sau khi gặp nhau, Thái chở nhân viên mang hung khí đi tìm anh T. Khoảng 21h15 cùng ngày, thấy anh T. cầm dao đi bộ gần Trung tâm thương mại Bình Xuyên, các nghi phạm cầm hung khí đuổi chém. Trong cuộc hỗn chiến, Thu bị anh T. dùng dao chém trọng thương. Thấy anh T. tấn công người làm cùng, Cường vung dao chém khiến nạn nhân tử vong, một phần thân thể đứt lìa. |