Chỉ trong 3 giờ mở Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (VNACCS/VCIS) để đăng ký mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo với lượng 400.000 tấn (từ 0 giờ đến 3 giờ sáng 12/4), 399.999,73 tấn gạo đã được đăng ký. Đáng chú ý, Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex (Intimex Group) đã nhanh chân đăng ký được 96.234 tấn, chiếm gần 25% hạn ngạch xuất khẩu gạo tháng 4. Vậy Intimex Group là doanh nghiệp như thế nào?
Được biết, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định cho nối lại xuất khẩu gạo với lượng 400.000 tấn trong tháng 4, nhiều doanh nghiệp đã cử quân số "trực" trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (VNACCS/VCIS) để đăng ký. Chỉ trong 3 tiếng, từ 0 giờ đến 3 giờ sáng ngày 12/4, toàn bộ hạn ngạch xuất khẩu gạo 400.000 tấn đã đăng ký xong.
Theo đó, số doanh nghiệp đã đăng ký mở tờ khai hải quan thành công để xuất khẩu gạo trong tháng 4 có nhiều tên tuổi lớn trong giới xuất khẩu gạo. Doanh nghiệp đăng ký “trúng” số lượng lớn nhất là Công ty CP Tập đoàn Intimex với trên 96.200 tấn. Riêng số lượng tờ khai hải quan đăng ký xuất khẩu gạo mà Intimex đăng ký thành công là 102 tờ.
Trong khi đó, Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP.Cần Thơ), cũng là một doanh nghiệp lớn trong ngành xuất khẩu gạo lại không đăng ký được tờ khai hải quan nào.
Ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Công ty cho biết: “Từ khi Bộ Công Thương đã có quyết định 1106/QĐ-BCT về công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo trong tháng 4/2020, phía công ty chúng tôi cho nhân viên trực liên tục trên mạng internet để khai hải quan nhưng không thành công".
Tương tự, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV cho biết, công ty có 70 container ùn ứ ngoài cảng nhưng cố gắng lắm mới khai được 30 container, còn 40 container không khai được.
Ông Thành còn cho biết, không chỉ có doanh nghiệp ông mà có rất nhiều doanh nghiệp khác đã không làm thủ tục mở tờ khai hải quan được.
Được biết, Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex do ông Đỗ Hà Nam làm Chủ tịch HĐQT. Ông Nam hiện giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), Phó Chủ tịch Ban chấp hành Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA).
Thông tin công bố công khai trên website của Intimex Group cho thấy, Tập đoàn Intimex đã có trên 900 lao động, vốn điều lệ là 223 tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD/năm và doanh thu hàng năm đạt trên 40.000 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực chế biến, Intimex sở hữu 11 nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu chất lượng cao nằm ở các vùng trọng điểm sản xuất cà phê của Tây Nguyên, và các khu vực có vị trí thuận lợi cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam với tổng công suất đạt 570.000 tấn/năm.
Ngoài ra, tập đoàn còn có 1 nhà máy chế biến tiêu sạch xuất khẩu tại Bình Dương công suất 5.000 tấn/năm; 1 nhà máy chế biến gạo tại Đồng Tháp với công suất 150.000 tấn/năm; 3 phân xưởng chế biến điều xuất khẩu ở Tây Ninh và Bình Dương; 5 trung tâm thương mại tại Buôn Ma Thuột, Đắk Mil, Tây Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng; 1 nhà máy sản xuất bê tông công suất 1,3 triệu m3/năm và 1 mỏ khai thác đá tại Đà Nẵng công suất 180.000 m3/năm; cùng với 1 nhà máy sản xuất gạch tuynel tại Lâm Đồng công suất 30 triệu viên/năm.
Trước đó, trả lời phỏng vấn Dân Việt, ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex khẳng định, Việt Nam không nên tạm dừng xuất khẩu gạo lúc này mà nên cho xuất khẩu gạo một cách có kiểm soát.
"Bộ Công Thương hoặc Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải quản lý được hợp đồng xuất khẩu, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đăng ký trước hợp đồng trước khi làm tờ khai hải quan" - ông Nam nhấn mạnh.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do giá lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long tuần qua đi ngang, trong khi nguồn cung tăng, điều này khiến cho giá xuất khẩu giảm nhẹ.
Đây là nội dung được Bộ Công thương nêu rõ tại Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, Quý I năm 2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.