Hà Nội 33 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 32 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 29 °C
  • Hà Nội Hà Nội 33°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 32°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 29°C

Châu Âu “mong manh” trước nguy cơ khủng bố

Pháp luật 4 phương
20/11/2016 10:00
T.LÂM - B.HÀ (tổng hợp)
aa
Nguy cơ khủng bố vẫn luôn hiện hữu tại châu Âu khi Liên minh Châu Âu (EU) vừa cảnh báo và bày tỏ quan ngại về sự trở lại của các tay súng thánh chiến. Có thể nói, châu Âu là một mục tiêu dễ bị tổn thương trong cuộc chiến chống khủng bố.


Tổng thống Pháp Francois Hollande đề xuất tiếp tục kéo dài tình trạng khẩn cấp tại nước này đến tháng 5/2017. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Pháp Francois Hollande đề xuất tiếp tục kéo dài tình trạng khẩn cấp tại nước này đến tháng 5/2017. (Ảnh: AFP)

Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 15/11 đã đề xuất tiếp tục kéo dài tình trạng khẩn cấp tại nước này đến tháng 5 năm sau nhằm đảm bảo an toàn cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2017.

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị thứ 22 Công ước khung của Liên Hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu tại Maroc, Tổng thống Hollande nhấn mạnh mong muốn gia hạn các biện pháp khẩn cấp đã được ban bố tại nước này kể từ sau loạt vụ tấn công khủng bố ở thủ đô Paris hôm 13/11 năm ngoái cho tới tận khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào tháng 5/2017.

Kể từ khi ban bố đến nay, tình trạng khẩn cấp đã được nhà chức trách Pháp gia hạn 4 lần và có hiệu lực đến hết tháng 1 năm sau.

Tình trạng khẩn cấp cho phép chính quyền áp đặt sự hạn chế tự do đi lại cũng như thiết lập các khu vực an ninh đặc biệt; trong thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp, các cơ quan chức năng được phép giam lỏng một cá nhân tại nhà và triển khai các cuộc bố ráp mà không cần lệnh của tòa án.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders cho rằng các nước EU phải tăng cường hợp tác tình báo nhằm giải quyết tình trạng ngày càng nhiều tay súng thánh chiến từ các chiến trường ở Syria và Iraq trở về nước.

Phiến quân trở lại

Phát biểu họp báo cùng với Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault ở Brussels, Ngoại trưởng Reynders khẳng định đang xuất hiện “quan ngại” về việc ngày càng nhiều “tay súng nước ngoài” trở về châu Âu do các lực lượng liên minh được Mỹ hậu thuẫn đánh đuổi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khỏi những vùng lãnh thổ mà chúng chiếm đóng ở Syria và Iraq.

Để đối phó với tình trạng này, ông Reynders kêu gọi tăng cường “hợp tác và trao đổi thông tin” không chỉ giữa Pháp và Bỉ mà còn với nhiều đối tác châu Âu khác cũng như ngoài khu vực.

Mehdi Nemmouche - quốc tịch Pháp - bị cáo buộc bắn chết 4 người tại bảo tàng Do Thái ở Brussels hồi tháng 5/2014.
Mehdi Nemmouche - quốc tịch Pháp - bị cáo buộc bắn chết 4 người tại bảo tàng Do Thái ở Brussels hồi tháng 5/2014.

Theo Ngoại trưởng Reynders, Brussels và Paris đã đi đầu trong việc hợp tác tình báo từ sau vụ tên Mehdi Nemmouche mang quốc tịch Pháp bị cáo buộc bắn chết 4 người tại bảo tàng Do Thái ở Brussels hồi tháng 5/2014 sau khi hắn từ Syria trở về.

Tên Nemmouche có quan hệ với tên Abdelhamid Abaaoud - kẻ đã chiến đấu ở Syria, lớn lên ở Brussels và bị cảnh sát Pháp tiêu diệt vài ngày sau khi tham gia loạt vụ tấn công ở Paris.

Bỉ là quốc gia EU có số tay súng đã tham gia hoạt động thánh chiến ở Syria và Iraq cao nhất tính theo tỷ lệ đầu người, với ước tính khoảng 465 tên.

Nhiều “lỗ hổng” an ninh

Các vụ tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra liên tiếp trong một năm qua tại nhiều thành phố lớn của châu Âu như Paris và Nice (Pháp), Brussels (Bỉ), Munich, Frankfurt (Đức)…, đã phơi bày những “lỗ hổng” an ninh của châu Âu, đồng thời cho thấy lục địa già là một mục tiêu dễ bị tổn thương trong cuộc chiến chống khủng bố.

Cuộc điều tra về các vụ khủng bố ngày 13/11/2015 tại Pháp và ngày 22/3/2016 tại Bỉ càng tiến triển thì những “lỗ hổng” an ninh này càng lộ rõ.

Nguyên nhân là do EU chưa có một chính sách an ninh chung và thiếu sự hợp tác chặt chẽ nhằm phát huy hiệu quả các công cụ sẵn có.

Ngày 14/11 vừa qua, báo Le Monde đã trích đăng tài liệu của Trung tâm phân tích hoạt động khủng bố (CAT) trong đó có những thông tin do Cơ quan chống khủng bố của Hungary cung cấp.

Tờ báo cho biết các thông tin này đã giúp các cơ quan tình báo của Pháp hình dung được con đường xâm nhập vào châu Âu của các phiến quân IS để thực hiện loạt vụ tấn công liên hoàn ngày 13/11 tại Paris.

Theo tài liệu của CAT, ngày 1/8/2015, Abdelhamid Abaaoud, kẻ điều phối các vụ tấn công tại Paris là kẻ đầu tiên đã lọt được vào châu Âu thông qua con đường của những người di cư.

Với giấy tờ giả, tên này đã lợi dụng cuộc khủng hoảng di cư để xâm nhập vào châu Âu, đi theo tuyến đường Balkan đến Hungary - điểm trung chuyển, quá cảnh của người tị nạn trước khi đến được Brussels, để rồi sau đó tự do đi lại giữa các nước châu Âu.

Trong khi đó, Salah Abdeslam - kẻ được cho là đóng vai trò đầu não, giữ nhiều bí mật quan trọng về công tác tổ chức loạt vụ tấn công tại Paris, đã thực hiện ba chuyến đi về giữa Brussels và Budapest bằng ô tô để đưa 7 tên khủng bố thánh chiến từ Syria quay lại châu Âu và 3 đối tượng khác từ thành phố Ulm, nơi được coi là “cái nôi” của Hồi giáo cực đoan tại Đức đến Brussels.

Các đối tượng này sau đó đã gây dựng lực lượng và lập hang ổ khủng bố ngay giữa lòng châu Âu.

Những “kẽ hở” an ninh đến từ việc tự do đi lại, không có kiểm soát biên giới theo Hiệp ước Schengen đã được những kẻ khủng bố lợi dụng triệt để bằng cách trà trộn vào dòng người di cư chạy trốn khỏi các vùng chiến sự Trung Đông và châu Phi.

Bên cạnh đó, các vụ khủng bố đẫm máu tại châu Âu cũng cho thấy hợp tác và trao đổi thông tin về các đối tượng nghi vấn và hồ sơ tội phạm giữa các quốc gia thành viên EU là không hiệu quả.

Trong số những cấu trúc an ninh khu vực phải kể đến Hệ thống thông tin Schengen (SIS), nơi lưu trữ các dữ liệu sinh trắc học của các đối tượng đã bị kiểm tra tại biên giới EU; Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) có nhiệm vụ đối phó với tội phạm, vũ khí chính của Europol là các lệnh bắt giữ trên toàn châu Âu; Hệ thống dữ liệu hành khách hàng không (PNR) nhằm phát hiện những đối tượng khả nghi; Lực lượng biên phòng và tuần tra châu Âu (Frontex) nhằm đảm bảo an ninh biên giới; và Cơ quan Tư pháp châu Âu có nhiệm vụ điều tra các phần tử khủng bố…

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan tình báo của các nước thành viên EU. Thế nhưng, sự phối hợp và vận hành của các cơ chế này chưa thực sự hiệu quả.

Rối rắm thông tin tình báo

Theo các chuyên gia phân tích, một trong những “chìa khóa” cho cuộc chiến chống khủng bố là chia sẻ thông tin tình báo. Tuy nhiên, thông tin tình báo lại là một công cụ thuộc chủ quyền quốc gia, vì thế các nước không sẵn sàng chia sẻ.

Các cơ quan tình báo cũng không muốn chia sẻ nguồn thông tin, vì vậy, một hệ thống hạ tầng thông tin chống khủng bố ở phạm vi châu lục vẫn chưa được xây dựng. Đây chính là những rào cản hạn chế hiệu quả của việc hợp tác an ninh giữa các nước EU.

Trong một chương trình bình luận mới đây trên kênh “Public Sénat”, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách của Nghị viện Châu Âu Jean Arthuis đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thành lập một cơ quan điều phối thống nhất, tập trung về an ninh nội khối.

Ông Arthuis cũng tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của PNR được Nghị viện Châu Âu thông qua ngày 14/4 vừa qua.

Theo ông, mục tiêu của PNR là kiểm soát những công dân châu Âu tham gia thánh chiến ở Trung Đông và từ đó quay trở về.

Tuy nhiên, PNR giống như “một con dao không chuôi” và đây không phải là Hệ thống dữ liệu hành khách của EU mà là “28 Hệ thống dữ liệu quốc gia”.

Còn điều phối viên chống khủng bố của EU, ông Gilles De Kerchove cũng phải thừa nhận rằng các quốc gia cần nỗ lực hơn nữa nhằm cải thiện sự hợp tác thông qua việc tăng cường trao đổi thông tin và phân tích dữ liệu.

Đồng Chủ tịch nhóm nghị sĩ đảng Xanh tại Nghị viện Châu Âu Philippe Lamberts thì cho rằng cơ quan tình báo các nước cần phải vượt qua sự “thiếu tin tưởng lẫn nhau” để sẵn sàng chia sẻ thông tin.

Dưới góc độ an ninh, dư luận các nước EU đều cho rằng liên minh này có quá ít đòn bẩy để đảm bảo an ninh trước các mối đe dọa khủng bố bởi các lực lượng an ninh cũng như các phương tiện, thiết bị và kế hoạch giải quyết khủng hoảng, đều thuộc phạm vi năng lực và chủ quyền của các quốc gia thành viên.

Với châu Âu, chống khủng bố không phải là cuộc chiến mới, tuy nhiên có thể khẳng định, cuộc chiến chống khủng bố tại châu Âu đã bước sang giai đoạn khó khăn với các hoạt động khủng bố ngày càng nguy hiểm hơn. Châu Âu đang bị cuốn vào một cuộc chiến ngay trên lãnh thổ của mình và đây thực sự là một thử thách lớn.

Theo các nhà phân tích, việc tốt nhất là tổ chức tốt mạng lưới an ninh châu Âu trên cơ sở củng cố năng lực của các cấu trúc hiện có và tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên.

Nếu EU không hành động mang tính phối hợp thì vấn đề đảm bảo an ninh và chống khủng bố vẫn là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

bài liên quan
Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản sau phản ánh của Pháp luật Plus

Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản sau phản ánh của Pháp luật Plus

UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa có Báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của Pháp luật Plus, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng siết chặt công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Luật sư Hà Trọng Đại: Bảo vệ lẽ phải bằng trái tim và bản lĩnh

Luật sư Hà Trọng Đại: Bảo vệ lẽ phải bằng trái tim và bản lĩnh

Trong lĩnh vực pháp luật đầy thử thách, Luật sư Hà Trọng Đại đã khẳng định vị thế của mình bằng sự tận tâm, bản lĩnh và trái tim nhiệt huyết với nghề.
Việt Nam nằm trong 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Việt Nam nằm trong 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá cao nhất trên thế giới vì nhiều lý do.
Kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc dạ dày Nexium 40mg giả trên toàn quốc

Kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc dạ dày Nexium 40mg giả trên toàn quốc

Cục Quản lý Dược vừa ban hành Công văn và thông báo tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả Nexium 40mg.
Phát động chiến dịch "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan"

Phát động chiến dịch "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan"

Ngày 20/5/2025, Cục Trẻ em (Bộ Y tế) vừa phát động chiến dịch "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan", nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ trong 1.000 ngày đầu đời.
Thu giữ, tiêu huỷ 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc tại Phú Yên

Thu giữ, tiêu huỷ 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc tại Phú Yên

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kịp thời ngăn chặn 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc đang trên đường đi tiêu thụ.
Mới nhất
Đọc nhiều
Từ 1/7/2025: Tăng nặng xử phạt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Từ 1/7/2025: Tăng nặng xử phạt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2024 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2024 chính thức có hiệu lực.
Đoàn Phật giáo Nepal tham quan tổ chức Pháp hội tại Việt Nam

Đoàn Phật giáo Nepal tham quan tổ chức Pháp hội tại Việt Nam

Đoàn Giáo hội Phật giáo Nepal do ngài H.E Khentrul Kunchok Tenzin Rinpoche dẫn đầu và tăng đoàn gồm 9 vị Tăng, Ni từ Tu viện Thegchen Lekshey Ling thuộc dòng Truyền thừa Karma Kagyu đến tham quan và hoạt động tôn giáo tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Khánh Hoà.
Quyết tâm đảm bảo tiến độ các dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Quyết tâm đảm bảo tiến độ các dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 316/TB-VPCP ngày 24/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát tiến độ các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
tong bi thu to lam lam viec voi 2 tinh an giang kien giang

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang

Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
tien giang dieu tra vu chu doanh nghiep gao nghi bi lua hon 420 ty dong

Tiền Giang: Điều tra vụ chủ doanh nghiệp gạo nghi bị lừa hơn 420 tỷ đồng

Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.