Đối với một dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), Bộ GTVT chỉ đóng vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do một Ban quản lý dự án (PMU) thuộc Bộ thay mặt. Tuy nhiên, quyền hành của PMU ở những dự án dạng này không lớn như công trình dùng ngân sách nhà nước, do chính các PMU này làm đại diện chủ đầu tư.
Trên toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 có 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP, thì Dự án Diễn Châu - Bãi Vọt đang bê bết nhất.
Lý do được đưa ra là chủ đầu tư chậm huy động vốn, doanh nghiệp dự án thiếu chuyên nghiệp và các đơn vị trong liên danh nhà đầu tư ôm đồm nhiều vai, nhiều việc… nên chưa tập trung đủ nhân lực, tài chính cho dự án dù nó đã khởi công gần 12 tháng.
Theo tìm hiểu, không chỉ các nhà đầu tư một lúc phải “phân thân” nhiều nơi, nhiều việc mà ngay cả đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Dự án Diễn Châu - Bãi Vọt là PMU6 cùng một thời điểm cũng phải quản lý khá nhiều dự án trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, ngoài ra còn điều hành các công trình cầu, đường ở những địa bàn khác.
Cụ thể, PMU6 đang làm đại diện chủ đầu tư cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu; ở giai đoạn 2 (2021 - 2025), Ban này được giao quản lý thêm 2 dự án nữa là đoạn Vũng Áng - Bùng và Bùng - Vạn Ninh. Ngoài ra, PMU6 còn làm công tác chuẩn bị đầu tư cho cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột…
Tất cả những dự án nói trên đều là đầu tư công. PMU6 đã và sẽ đóng vai trò “đại diện chủ đầu tư”, với quyền lực rất thực chất khi làm việc với các nhà thầu xây lắp. Còn ở cao tốc PPP Diễn Châu - Bãi Vọt, Ban này chỉ là “đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, làm việc với nhà đầu tư và hưởng phí “cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
“Thực tế, khoản phí cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các Ban được hưởng khi tham gia các dự án PPP rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với phí quản lý dự án ở các công trình dùng vốn ngân sách mà các Ban được hưởng khi làm đại diện chủ đầu tư”, một cán bộ quản lý dự án của Bộ GTVT nói với PLVN.
Lấy ví dụ Dự án PPP cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, có tổng mức đầu tư gần 9.000 tỷ, dự kiến thời gian chuẩn bị đầu tư, thi công và quyết toán kéo dài 5 - 6 năm, nhưng chi phí mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được hưởng ở đây chỉ chừng 10 - 11 tỷ…
Ngoài thực tế “thù lao” thấp, tiếng nói của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở các dự án PPP cũng không “lớn” vì tiền vốn dự án là của doanh nghiệp.
Liệu đây có phải là lý do khiến PMU6 chuyên tâm hơn ở các dự án đầu tư công mà lơ là công việc ở Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Bọt?
Được biết, quy mô công trình trên hơn 11.000 tỷ, dài gần 50km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nhưng theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn, có thời điểm trên công trường, PMU6 chỉ bố trí 6 cán bộ quản lý - dẫn tới tình trạng thiếu kiểm tra, đôn đốc nhà đầu tư, trong khi trên đoạn tuyến này đang có một số hạng mục khó (như hầm Thần Vũ) cần hỗ trợ về thiết kế và biện pháp thi công kịp thời từ PMU6.
Thiết nghĩ, trong trường hợp này, Bộ GTVT phải công bằng trong phân tách trách nhiệm của các bên. Nếu nhà đầu tư làm ăn không như cam kết, thì Bộ cần chiểu theo Hợp đồng BOT đã ký với doanh nghiệp để rút “thẻ phạt”. Còn nếu các cơ quan thuộc Bộ làm việc chưa hết trách nhiệm thì phải “lưu sổ” để xếp hạng cuối năm. Vì dù là dự án công hay dự án PPP xã hội hóa, thì khi đã giao trách nhiệm, các PMU phải hoàn thành.
Trong hơn 1.353 tỷ đồng vốn đã được giải ngân, Ban Quản lý dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh Đồng Nai đã chi trả hơn 1.326 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân trong vùng dự án.
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, tính đến 15/6/2024, trong tổng số 712 dự án chậm triển khai đã có 705 dự án với tổng diện tích 11.345 ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý, giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa đất vào sử dụng.
Đến nay tổng nguồn vốn đầu tư công đã được Đồng Nai giải ngân là hơn 11.000 tỷ đồng. Như vậy tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đang cao hơn mức bình quân của cả nước.
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện đơn vị đang nỗ lực để thực hiện mục tiêu khởi công các dự án nâng cấp đường tỉnh 25B và xây dựng đường tỉnh 25C ngay trong tháng 12/2024.
Hoàng Văn Niệm liên hệ đặt mua vảy tê tê và các sản phẩm khác của động vật hoang dã từ nước ngoài, vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, sau đó gửi xe khách đưa về xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Cùng với công tác dân vận mang tính truyền thống, công tác dân vận trên Internet và mạng xã hội đang trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự nhạy bén và sáng tạo. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị của những chiến sĩ tác chiến không gian mạng mà còn là sứ
Đây là dịp để các cán bộ, chiến sỹ, cựu chiến binh Đại Đoàn Đồng Bằng Sư đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh cùng ôn lại chặng đường vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.